Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (bản đầy đủ)

Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAM-D) ra đời vào năm 1960 và được sử dụng rất rộng rãi để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Trong đó, bao gồm 21 mục câu hỏi trắc nghiệm nhưng chỉ tính điểm 17 mục đầu tiên. Thang đánh giá HAM-D không chỉ được dùng trong chẩn đoán mà còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị.

thang đánh giá trầm cảm hamilton
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAM – D) được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng

Nguồn gốc của thang đánh giá trầm cảm Hamilton

Không thể đánh giá mức độ trầm cảm bằng các xét nghiệm cận lâm sàng giống như những bệnh lý khác. Vì thế, các thang đánh giá được nghiên cứu để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (HAM-D) là một trong những thang đánh giá ra đời đầu tiên vào năm 1960.

Hiện nay đã có nhiều thang đánh giá trầm cảm ra đời nhưng thang Hamilton vẫn được sử dụng phổ biến nhất. Bộ thang đánh giá này có tổng cộng 21 mục nhưng chỉ tính điểm 17 mục đầu tiên.

Bốn mục cuối bao gồm các triệu chứng paranoid (hoang tưởng), sự thay đổi trong ngày, giải thể nhân cách/ tri giác sai thực tại và các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế không được tính điểm. Bởi các biểu hiện này không phải là triệu chứng điển hình của trầm cảm và cũng không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ưu điểm của thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton là dễ thực hiện và không phải chuẩn bị quá nhiều. Bệnh nhân chỉ cần trả lời câu hỏi trong bộ trắc nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ và tính điểm của 17 mục đầu tiên. Sau đó, dùng điểm số để đối chiếu và xác định mức độ nặng của bệnh trầm cảm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Ngay sau khi thang đánh giá HAM – D ra đời đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Đến năm 1979, đã có hơn 70 nghiên cứu về thang đánh giá này và tất cả đều cho thấy độ tin cậy cao. Cho đến nay, thang đánh giá HAM – D vẫn được sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán bệnh trầm cảm.

Chỉ định – Chống chỉ định thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton

Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton được chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm. Chống chỉ định cho bệnh nhân loạn thần do người bệnh có thể trả lời không chính xác các câu hỏi, dẫn đến sai lệch trong việc chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bộ câu hỏi trong thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM-D)

Như đã đề cập, thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM-D) sẽ bao gồm 21 câu hỏi và chỉ tính điểm 17 câu đầu tiên. Bốn câu hỏi còn lại không tính điểm nhưng góp phần đáng kể trong việc đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị.

Dưới đây là 21 câu hỏi đầy đủ trong thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton:

Câu 1 – Khí sắc trầm (thái độ rầu rĩ, luôn có cảm giác buồn bã, hay khóc lóc và bi quan về tương lai)

  • 0 = Không có triệu chứng
  • 1 = Lo lắng nhất thời hoặc đôi khi có cảm giác buồn bã, rầu rĩ nhưng không quá rõ rệt
  • 2 = Đôi khi khóc lóc, bi quan và có cảm giác đau khổ không rõ lý do
  • 3 = Khóc lóc liên tục, tuyệt vọng
  • 4 = Xuất hiện đầy đủ các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng và rõ rệt

Câu 2 – Cảm giác tội lỗi

  • 0 = Không xuất hiện cảm giác tội lỗi
  • 1 = Hối hận về một số hành vi của bản thân (chủ yếu là chuyện lặt vặt), tự chỉ trích bản thân và cho rằng bản thân luôn làm những người xung quanh thất vọng
  • 2 = Tự buộc tội bản thân và dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm về tội lỗi của chính mình
  • 3 = Xuất hiện hoang tưởng bị buộc tội và cho rằng bản thân mắc bệnh là do bị trừng phạt về những lỗi lầm đã gây ra
  • 4 = Xuất hiện ảo giác bị buộc tội (xuất hiện ảo thị đe dọa, ảo thanh buộc tội, tố cáo và sai khiến bản thân tự trừng phạt về tội lỗi của chính mình)

Câu 3 – Ý nghĩ, hành vi tự sát

  • 0 = Không có ý nghĩ tự sát
  • 1 = Bi quan trong cuộc sống và cảm thấy cuộc sống không có bất cứ ý nghĩa gì
  • 2 = Xuất hiện ý tưởng tự sát thoáng qua và tin rằng cái chết là giải pháp tốt nhất cho bản thân
  • 3 = Ý tưởng tự sát xuất hiện một cách rõ rệt, bệnh nhân nghĩ về cái chết và đã có dự định tự sát
  • 4 = Đã chuẩn bị kế hoạch tự sát hoặc có hành vi tự sát nhưng bất thành

Câu 4 – Mất ngủ giai đoạn đầu (trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ)

  • 0 = Không gặp phải tình trạng trên
  • 1 = Đôi khi
  • 2 = Thường xuyên khó ngủ, trằn trọc và mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ

Câu 5 – Mất ngủ giai đoạn giữa (có cảm giác bồn chồn suốt đêm, hay than phiền bị quấy rầy khi ngủ, tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại)

  • 0 = Không có triệu chứng
  • 1 = Đôi khi
  • 2 = Thường xuyên bị mất ngủ ở giai đoạn giữa, chất lượng giấc ngủ kém

Câu 6 – Mất ngủ giai đoạn cuối (dậy từ rất sớm và không thể ngủ lại dù rất cố gắng)

  • 0 = Không gặp phải tình trạng mất ngủ giai đoạn cuối
  • 1 = Đôi khi, thỉnh thoảng
  • 2 = Thường xuyên

Câu 7 – Công việc và các hoạt động

  • 0 = Công việc, học tập và các hoạt động thường ngày vẫn diễn ra bình thường, không gặp bất cứ khó khăn gì
  • 1 = Chán nản, uể oải, thiếu năng nổ và thụ động trong công việc lẫn các hoạt động thường ngày
  • 2 = Mất đi sự hứng thú trong các sở thích, hoạt động từng yêu thích và giảm hoạt động xã hội
  • 3 = Hiệu suất công việc giảm rõ rệt
  • 4 = Không thể làm bất cứ việc gì, kể cả các hoạt động thường ngày cũng quá sức đối với người bệnh. Bệnh nhân thường phải từ bỏ công việc do không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Câu 8 – Chậm chạp (chậm chạp trong mọi hoạt động, lời nói, tư duy, sững sờ và lãnh đạm)

  • 0 = Không có biểu hiện chậm chạp ở bất cứ khía cạnh nào
  • 1 = Có biểu hiện chậm chạp nhẹ trong lúc thăm khám
  • 2 = Hành vi, lời nói rất chậm chạp trong quá trình thăm khám
  • 3 = Hoàn toàn sừng sỡ trong quá trình thăm khám

Câu 9 – Kích động (có cảm giác bồn chồn không yên kết hợp với lo âu)

  • 0 = Không gặp phải triệu chứng kể trên
  • 1 = Đôi khi/ thỉnh thoảng
  • 2 = Thường xuyên

Câu 10 – Tâm lý lo âu

  • 0 = Không có tâm lý lo âu
  • 1 = Có biểu hiện cáu gắt và căng thẳng
  • 2 = Lo lắng, bất an về những điều nhỏ nhặt
  • 3 = Bứt rứt, lo lắng không thôi
  • 4 = Hoảng sợ

Câu 11 – Triệu chứng cơ thể do lo âu (khó thở, đau đầu, khó tiêu, tăng nhịp tim)

  • 0 = Không có triệu chứng
  • 1 = Có triệu chứng nhưng mức độ nhẹ và không rõ rệt
  • 2 = Triệu chứng rõ rệt, dễ nhận thấy
  • 3 = Các triệu chứng cơ thể do lo lắng xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng
  • 4 = Triệu chứng nặng dẫn đến mất khả năng làm việc

Câu 12 – Các triệu chứng cơ thể liên quan đến ruột và dạ dày (táo bón, nặng bụng, khó tiêu và mất cảm giác ngon miệng)

  • 0 = Không có bất cứ triệu chứng gì
  • 1 = Triệu chứng xuất hiện với mức độ nhẹ
  • 2 = Triệu chứng rõ rệt, mức độ nghiêm trọng

Câu 13 – Các triệu chứng cơ thể chung (giảm năng lượng, mệt mỏi, nặng nề ở đầu, lưng, chân tay và đau nhức lưng lan tỏa)

  • 0 = Không có triệu chứng
  • 1 = Triệu chứng ở mức độ nhẹ
  • 2 = Triệu chứng rõ rệt với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

Câu 14 – Các triệu chứng sinh dục (rối loạn kinh nguyệt và giảm hứng thú, ham muốn)

  • 0 = Không có triệu chứng
  • 1 = Triệu chứng mức độ nhẹ
  • 2 = Triệu chứng rõ rệt, mức độ nghiêm trọng

Câu 15 – Tình trạng nghi bệnh

  • 0 = Không có biểu hiện nghi ngờ bản thân mắc bệnh
  • 1 = Quan tâm quá mức đến cơ thể
  • 2 = Quan tâm, lo lắng về sức khỏe của bản thân
  • 3 = Phàn nàn nhiều về vấn đề tình trạng sức khỏe của bản thân
  • 4 = Xuất hiện hoang tưởng nghi bệnh (tin rằng bản thân mắc bệnh gì đó rất nghiêm trọng dù thực tế không có bất cứ triệu chứng nào bất thường)

Câu 16 – Sút cân

  • 0 = Cân nặng bình thường hoặc tăng/ giảm nhẹ không đáng kể
  • 1 = Có hiện tượng sút cân nhẹ
  • 2 = Sút cân nhiều chỉ trong một thời gian ngắn, cơ thể suy nhược và xanh xao

Câu 17 – Nhận thức (được đánh giá dựa vào trình độ học vấn và nền văn hóa của từng bệnh nhân)

  • 0 = Không có biểu hiện mất nhận thức
  • 1 = Mất một phần nhận thức hoặc có hiện tượng nhận thức không rõ ràng
  • 2  = Mất nhận thức

Câu 18 (không tính điểm) – Thay đổi trong ngày và đêm (triệu chứng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng hoặc buổi tối)

  • Không có sự thay đổi triệu chứng trong ngày
  • Triệu chứng có sự thay đổi nhẹ vào sáng – tối
  • Triệu chứng thay đổi rõ rệt vào sáng – tối

Câu 19 (không tính điểm) – Giải thể nhân cách/ Tri giác sai thực tại (có ý tưởng hư vô, cảm giác không có thực, tách rời khỏi môi trường)

  • Không có triệu chứng
  • Triệu chứng mức độ nhẹ
  • Triệu chứng rõ rệt
  • Triệu chứng nghiêm trọng

Câu 20 (không tính điểm) – Các triệu chứng paranoid (ảo giác, hoang tưởng)

  • Không có triệu chứng
  • Nghi ngờ mọi người xung quanh có ý định làm hại bản thân
  • Xuất hiện ý tưởng liên hệ
  • hoang tưởng bị hại hoặc hoang tưởng liên hệ
  • Xuất hiện ảo giác bị truy hại

Câu 21 (không tính điểm) = Triệu chứng ám ảnh cưỡng chế (xuất hiện các ý nghĩ một cách cưỡng bức dù bệnh nhân đã cố gắng loại bỏ)

  • Không có triệu chứng
  • Có triệu chứng nhưng mức độ nhẹ, không rõ ràng
  • Triệu chứng rõ rệt, điển hình

Như đã đề cập, thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton chỉ tính điểm 17 câu đầu tiên. Dựa vào đáp ứng của từng câu, tính tổng số điểm và so sánh, đối chiếu với thang đánh giá.

thang đánh giá trầm cảm hamilton
Dựa vào kết quả của thang đánh giá trầm cảm Hamilton có thể xác định mức độ nặng – nhẹ của bệnh

Kết quả của thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM – D):

  • Tổng điểm 0 – 7 điểm: Không bị trầm cảm
  • Tổng điểm 8 – 13 điểm: Trầm cảm mức độ nhẹ
  • Tổng điểm 14 – 18 điểm: Trầm cảm mức độ vừa
  • Tổng điểm 19 – 22 điểm: Trầm cảm nặng
  • Tổng điểm từ 23 điểm trở lên: Trầm cảm mức độ rất nặng

Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton được sử dụng trong quá trình chẩn đoán để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng thang sau mỗi đợt điều trị ngắn hạn và dài hạn để đánh giá mức độ đáp ứng.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Ngoài thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton, một số thang đánh giá khác như thang điểm đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh, thang trầm cảm Beck,… cũng được sử dụng rất phổ biến. Các thang đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, thông qua kết quả của thang đánh giá ở từng giai đoạn, bác sĩ có thể xác định mức độ đáp ứng với điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *