Test Thang Đánh Giá Lo Âu – Trầm Cảm – Stress (DASS)

Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS) là một trong các phương pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý, bạn có thể nhanh chóng thực hiện bài test này để đánh giá chính xác về mức độ mắc bệnh của bản thân hoặc những người thân trong gia đình. 

Thế nào là lo âu, trầm cảm, stress?

Lo âu, trầm cảm, stress là các vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm thần này ở nhiều mức độ khác nhau trong cuộc sống.

Đối với những tình trạng nhẹ có thể dễ dàng khắc phục tốt bằng cách thay đổi và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng đời sống. Tuy nhiên, khi tình trạng lo âu, trầm cảm, căng thẳng kéo dài và gia tăng thì cần đến sự kết hợp của nhiều phương pháp cải thiện khác nhau để giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe tâm thần.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, thì 3 vấn đề sức khỏe tâm lý này có sự liên kết khá chặt chẽ với nhau. Đồng thời nó cũng là cả một quá trình phát triển theo từng cấp độ từ nhẹ đến nặng (lo âu – stress – trầm cảm).

Thang Đánh Giá Lo Âu - Trầm Cảm - Stres
Lo âu, trầm cảm, stress là những vấn đề sức khỏe tâm lý thường gặp.

Tuy nhiên, mỗi vấn đề sẽ có những biểu hiện và đặc trưng khác nhau cần được phân biệt rõ ràng để có được hướng điều trị phù hợp nhất. Cụ thể về mỗi tình trạng bệnh lý như sau:

  • Rối loạn lo âu

Được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức và phi lý về hầu hết các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống. Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ liên tục cảm thấy lo sợ, hoang mang và phiền muộn về những vấn đề nhỏ nhặt hoặc thậm chí là căng thẳng không rõ nguyên nhân.

Họ luôn lo sợ về những thứ đã, đang và sẽ xảy ra. Nỗi lo lắng này gây cản trở nhiều đến sức khỏe, các sinh hoạt đời sống hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, lo âu kéo dài dai dẳng cũng chính là một trong các tác nhân làm khởi phát tình trạng stress.

  • Stress

Stress là một trong các trạng thái tâm lý thường gặp ở con người, đặc biệt là những người thường xuyên phải đối diện với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống. Hiểu theo một cách đơn giản thì đây chính là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những áp lực, đe dọa đến tinh thần.

Về cơ bản, stress không phải là một tình trạng tiêu cực. Nếu chúng ta có thể kiểm soát stress ở mức độ vừa phải thì nó cũng được xem là động lực để giúp con người phát triển một cách toàn diện hơn.

Trong thực tế, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua ít nhất một giai đoạn stress trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu stress liên tục kéo dài và không được khắc phục tốt sẽ gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống và gia tăng nguy cơ trầm cảm ở nhiều người.

  • Trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc thường gặp và có khả năng khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Người mắc phải chứng bệnh này sẽ cảm thấy buồn chán, ủ rũ, tiêu cực, không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động xảy ra xung quanh, kể cả những điều đã từng rất yêu thích trước đây.

Đồng thời, họ còn cảm thấy bản thân trở nên vô dụng, tội lỗi và có xu hướng tự oán trách chính mình. Do đó, người bệnh sẽ dần thu mình, sống tách biệt so với mọi người xung quanh, từ chối giao tiếp và tương tác với tất cả mọi người.

Đối với các tình trạng trầm cảm nặng, bệnh nhân còn có xu hướng tự làm tổn thương chính mình, thậm chí là suy nghĩ và thực hiện hành vi tự sát. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ khiến cho người bệnh chịu nhiều tác động về mặt tinh thần, thể chất hoặc đe dọa đến tính mạng.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)

Thông thường, để có thể chẩn đoán chính xác về mức độ lo âu, trầm cảm, stress thì các chuyên gia sẽ khuyến khích người bệnh đến trực tiếp thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đánh giá nguy cơ ngay tại nhà bằng việc thực hiện thang đánh giá DASS.

Tuy chỉ là biện pháp đánh giá đơn giản nhưng mức độ chính xác của thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress cũng rất cao. Hiện nay, thang đánh giá DASS sẽ có 2 loại, là DASS 21 và DASS 42 tương ứng với số câu hỏi của mỗi thang. Tuy nhiên, bộ 21 câu hỏi vẫn là thang đánh giá được sử dụng phổ biến với độ chính xác cao.

Thang Đánh Giá Lo Âu - Trầm Cảm - Stres
DASS là thang đánh giá lo âu – trầm cảm -stress được đánh giá cao về độ chính xác.

Thang đánh giá DASS – 21

1. Tôi dường như không có suy nghĩ và cảm giác tích cực nào.

2. Tôi thường xuyên bị khô miệng.

3. Tôi thường có phản ứng quá mức với hầu hết các tình huống.

4. Dù không làm gì quá sức nhưng tôi vẫn cảm thấy khó thở, hơi thở gấp.

5. Tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cảm giác thoải mái, thư giãn.

6. Chân và tay tôi luôn trong trạng thái run rẩy.

7. Tôi thường xuyên suy nghĩ.

8. Tôi không có bất kỳ mong đợi nào ở bản thân.

9. Tôi thường lo sợ không rõ nguyên nhân.

10. Tôi dễ tự ái, hay phật ý mọi người.

11. Dù không hoạt động nặng nhọc hay quá sức nhưng tôi vẫn cảm thấy rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, đập loạn nhịp.

12. Tôi khó có thể thư giãn.

13. Tôi thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất kiểm soát.

14. Tôi dễ cảm thấy thất vọng, chán nản về mọi thứ xung quanh.

15. Tôi khó có thể chấp nhận và hài lòng về việc bản thân đang làm gián đoạn.

16. Tôi không có hứng thú hay bị hấp dẫn bởi mọi thứ.

17. Tôi dễ kích động, cáu gắt.

18. Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa.

19. Tôi khó có thể bắt đầu công việc.

20. Tôi luôn có cảm giác lo lắng, bất an về những tình huống làm tôi sợ hãi.

21. Tôi dễ kích động.

Đối với mỗi câu hỏi, bạn sẽ cần trả lời và tính điểm theo các đáp án tương ứng sau:

  • 0 điểm – Hoàn toàn không đúng với tôi
  • 1 điểm – Thỉnh thoảng đúng với tôi
  • 2 điểm – Phần nhiều thời gian đúng với tôi
  • 3 điểm – Hoàn toàn đúng với tôi

Sau khi hoàn thành tất cả 21 câu hỏi, bạn cần tính tổng điểm và nhân với hệ số 2 để ra kết quả cuối cùng và so sánh với các mức độ sau đây:

+ Mức độ lo âu:

  • Từ 0 điểm đến 7 điểm: Bình thường
  • Từ 8 điểm đến 9 điểm: Nhẹ
  • Từ 10 điểm đến 14 điểm: Vừa
  • Từ 15 điểm đến 19 điểm: Nặng
  • Từ 20 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

+ Mức độ stress:

  • Từ 0 điểm đến 14 điểm: Bình thường
  • Từ 15 điểm đến 18 điểm: Nhẹ
  • Từ 19 điểm đến 25 điểm: Vừa
  • Từ 26 điểm đến 33 điểm: Nặng
  • Từ 34 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

+ Mức độ trầm cảm:

  • Từ 0 điểm đến 9 điểm: Bình thường
  • Từ 10 điểm đến 13 điểm: Nhẹ
  • Từ 14 điểm đến 20 điểm: Vừa
  • Từ 21 điểm đến 27 điểm: Nặng
  • Từ 28 điểm đến 42 điểm: Rất nặng
Thang Đánh Giá Lo Âu - Trầm Cảm - Stres
Bạn có thể tự đánh giá về mức độ trầm cảm, lo âu, stress ngay tại nhà thông qua DASS.

Thang đánh giá DASS -42

1. Tôi hay bị khô miệng.

2. Tôi thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, khó thở hoặc thở gấp.

3. Tôi hay có xu hướng phản ứng quá mức với mọi việc.

4. Tôi khó khăn để thư giãn.

5. Tôi thấy bản thân không có gì để kỳ vọng.

6. Tôi cho rằng bản thân đang suy nghĩ quá nhiều.

7. Tôi không thể kiên nhẫn để chờ đợi mọi thứ.

8. Tôi dần mất hứng thú với mọi thứ diễn ra xung quanh.

9. Tôi dễ tự ái, phật ý.

10. Tôi hay có cảm giác lo sợ vô cớ.

11. Tôi khó có thể cảm thấy thoải mái.

12. Có lẽ tôi không cảm thấy hứng thú và kích thích bởi bất kỳ điều gì.

13. Tôi luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thất vọng.

14. Tôi thấy bản thân dường như trở nên hoảng loạn.

15. Tôi không dám và lo sợ phải thực hiện những việc mà người khác cho là bình thường, mặc dù tôi chưa từng trải nghiệm nó.

16. Tôi khó có thể chấp nhận được những việc đang dang dở.

17. Tôi nghĩ rằng mình là kẻ vô dụng.

18. Tôi cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng.

19. Tôi cho rằng cuộc sống thật vô nghĩa.

20. Tôi lo lắng thái quá về những tình huống đe dọa hoặc có khả năng biến tôi thành tâm điểm cười nhạo của người khác.

21. Tôi gặp khó khăn khi phải bắt đầu công việc.

22. Tôi hay bị run.

23. Tôi rất dễ bị kích động.

24. Tôi thấy tương lai của mình không có gì để hy vọng.

25. Tôi cảm thấy khó chịu và không chấp nhận khi có điều gì đó cản trở hay xen vào công việc tôi đang làm.

26. Tôi luôn sống trong trạng thái căng thẳng.

27. Tôi không còn hào hứng với bất kỳ điều gì.

28. Tôi khó có thể bình tĩnh lại sau khi bị bối rối, hoảng sợ.

29. Tôi dễ cảm thấy bực tức, khó chịu, cáu gắt.

30. Dù không hoạt động nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy khó thở, tim đập nhanh.

31. Tôi thấy khó nuốt.

32. Tôi cho rằng cuộc sống không có giá trị.

33. Dù không làm việc gì nặng nhọc hay hoạt động ngoài trời nắng nóng nhưng tôi vẫn hay bị đổ mồ hôi.

34. Tôi nghĩ rằng mình không đáng để làm người.

35. Tôi cảm thấy bản thân gần như bị ngất đi.

36. Tôi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, mọi thứ luôn bị trì trệ.

37. Tôi dễ trở nên bối rối.

38. Tôi dễ cảm thấy lo lắng về một sự việc nào đó và trạng thái này chỉ dịu lại khi tình huống đó kết thúc.

39. Tay chân tôi thường xuyên có cảm giác run.

40. Tôi dường như không đạt được hiệu suất như trước.

41. Tôi không có cảm giác tích cực.

42. Tôi cảm thấy bản thân hay bối rối, không biết xử lý khi đối diện với những việc chẳng đâu vào đâu.

Đối với bộ câu hỏi này, bạn cũng sẽ cần trả lời các câu theo mức độ đánh giá sau:

  • 0 điểm – Không đúng với tôi chút nào cả
  • 1 điểm – Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
  • 2 điểm – Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
  • 3 điểm – Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Sau tổng hợp điểm số, bạn so sánh kết quả theo các mức độ sau:

+ Mức độ lo âu:

  • Từ 0 điểm đến 7 điểm: Bình thường
  • Từ 8 điểm đến 9 điểm: Nhẹ
  • Từ 10 điểm đến 14 điểm: Vừa
  • Từ 15 điểm đến 19 điểm: Nặng
  • Từ 20 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

+ Mức độ stress:

  • Từ 0 điểm đến 14 điểm: Bình thường
  • Từ 15 điểm đến 18 điểm: Nhẹ
  • Từ 19 điểm đến 25 điểm: Vừa
  • Từ 26 điểm đến 33 điểm: Nặng
  • Từ 34 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

+ Mức độ trầm cảm:

  • Từ 0 điểm đến 9 điểm: Bình thường
  • Từ 10 điểm đến 13 điểm: Nhẹ
  • Từ 14 điểm đến 20 điểm: Vừa
  • Từ 21 điểm đến 27 điểm: Nặng
  • Từ 28 điểm đến 42 điểm: Rất nặng

Tùy vào mỗi mức độ khác nhau mà chúng ta cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Mức độ bình thường: Sức khỏe tinh thần của bạn vẫn còn trong mức bình thường và không cần đến sự hỗ trợ.
  • Mức độ nhẹ: Bạn đang có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress nhẹ và cần điều chỉnh lại lối sinh hoạt. Nếu cần thiết bạn cũng nên tìm đến các dịch vụ, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ tâm lý để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Mức độ vừa, nặng và rất nặng: Nếu kết quả đánh giá của bạn rơi vào các mức độ này thì bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS) có thể giúp bạn biết được nguy cơ mắc bệnh và xác định chính xác về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải các chứng rối loạn tâm thần thì bạn cũng nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *