Trầm cảm nặng: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Trầm cảm nặng là cấp độ nặng, các triệu chứng của bệnh xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng tăng dần. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống và có nhiều khả năng cướp đi cả tính mạng của người bệnh. 

Trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm, các triệu chứng của bệnh xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng tăng dần

Trầm cảm nặng là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý thì bệnh trầm cảm sẽ được chia thành 3 giai đoạn, đó chính là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Các triệu chứng của bệnh sẽ tăng dần theo từng giai đoạn khiến cho quá trình điều trị bệnh càng trở nên khó khăn, đặc biệt là khi bệnh đã chuyển biến sang cấp độ nặng. Lúc này nếu người bệnh không thể kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của bản thân.

Trầm cảm nặng được đánh giá dựa trên các biểu hiện cụ thể của người bệnh, lúc này những triệu chứng đặc trưng như buồn chán, tiêu cực, lo âu, mất kiểm soát, mất dần hứng thú,…sẽ trở nên rõ ràng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Theo số liệu đã thống kê được trên toàn thế giới thì hiện có khoảng gần 70% các trường hợp tự sát đều đến từ căn bệnh quái ác này. Mặc dù tỉ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm chiếm phần cao hơn nhưng qua thống kê thì số lượng nam giới tự sát về bệnh lý này lại chiếm phần đông hơn, đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh nặng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nặng

Bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, áp lực kéo dài, ảnh hưởng từ gia đình, người thân, gặp biến cố, chấn thương não bộ,… khiến cho tâm lý bị rối loạn. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ còn khá mơ hồ, tần số xuất hiện ít nên nhiều người chủ quan không tiến hành thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn, khi đến giai đoạn trầm cảm nặng người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng hơn.

Trầm cảm nặng
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nặng

Hai triệu chứng đặc trưng và cốt lõi của căn bệnh trầm cảm nặng như:

  • Tâm trạng cảm thấy chán nản, u buồn, khí sắc kém. Một số trường hợp có hoặc không có kèm triệu chứng bi quan, khóc đối với mọi sự việc xảy ra.
  • Giảm dần các hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những điều mà bản thân đã từng yêu thích và mơ ước trước đây.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện 7 triệu chứng liên quan sau:

  • Giấc ngủ bị rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng, đôi lúc rơi vào tình trạng thức trắng trong nhiều đêm liền.
  • Khẩu vị dần thay đổi, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ngược lại dung nạp đồ ăn một cách không kiểm soát.
  • Rất dễ bị kích động đối với những sự việc đang xảy ra hoặc có thể chuyển động rất chậm chạp, hầu như không muốn di chuyển.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống.
  • Luôn cảm thấy thất vọng về bản thân, nhận thấy mình có lỗi với mọi người.
  • Khó có thể tập trung hoặc đưa ra lựa chọn, quyết định dù đó là việc đơn giản được thực hiện mỗi ngày.
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, muốn nghĩ về cái chết và có ý định giải thoát bản thân, muốn tự sát.

Ngoài ra, một số trường hợp còn xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Khi bước vào giai đoạn trầm cảm nặng, có thể người bệnh không thực hiện được các hoạt động chăm sóc bản thân thường ngày.
  • Đôi lúc còn xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng.

Hướng điều trị trầm cảm nặng

Đối với các trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị để giúp cho các triệu chứng được kiểm soát và dần thuyên giảm. Sau khi tiến hành thăm khám và nắm rõ tình trạng bệnh, các chuyên gia tư vấn để lựa chọn các phương pháp thích hợp dành cho từng bệnh nhân.

1. Sử dụng thuốc Tây

Sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm, bệnh nhân nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đối với những trường hợp bệnh nặng thường sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm để giúp cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời giúp cho bệnh nhân được phục hồi tâm lý tốt hơn. Theo nghiên cứu, đối với những trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm do di truyền và người thân đã được điều trị khỏi bằng loại thuốc nào đó, thì khả năng cao người bệnh cũng sẽ được chữa lành bằng loại thuốc đó.

Trầm cảm nặng
Phương pháp sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của chuyên gia. Việc dùng thuốc để điều trị trầm cảm chỉ mang lại hiệu quả khi nhận được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng của thuốc.

Đặc biệt, các loại thuốc chống trầm cảm cần phải có thời gian để phát huy công dụng, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng trong vài tuần hoặc lâu hơn tùy vào chỉ định của chuyên gia. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm còn có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, khó ngủ, chóng mặt, mất dần ham muốn,…vì thế nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng báo ngay với chuyên gia để được ngăn chặn kịp thời.

2. Điều trị bằng liệu pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là biện pháp hữu hiệu và đang được áp dụng rất nhiều đối với những bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn lo âu,…Phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả, nó giúp người bệnh cải thiện tâm lý một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp của thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ tâm lý sẽ áp dụng phương pháp trò chuyện, trị liệu bằng âm nhạc, hình ảnh,…để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Khi áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý cho người trầm cảm, sẽ mang lại các hiệu quả như:

Trầm cảm nặng
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả cao.
  • Người bệnh sẽ nhận thấy được những biểu hiện, hành vi bất thường của bản thân, từ đó tìm ra hướng giải quyết và đối phó với nó.
  • Biết cách cải thiện các mối quan hệ.
  • Tự khắc phục và giải quyết các vấn đề khó khăn, khúc mắc đang gặp phải.
  • Học cách cân bằng được tâm trạng và công việc.
  • Biết được nguyên nhân gây ra chứng bệnh trầm cảm.
  • Lấy lại được cảm giác hạnh phúc, tích cực, hài lòng.
  • Biết cách kiềm chế cảm xúc, các cơn tức giận.

Tuy nhiên, để liệu pháp này đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải lựa chọn được đơn vị điều trị uy tín với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh nhân cũng cần kiên trì theo sát liều trình điều trị của các chuyên gia tâm lý để sức khỏe thể chất và tinh thần dần được cân bằng và ổn định hơn.

3. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngoài việc thực hiện đúng theo các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì việc hỗ trợ cải thiện tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bệnh nhân cần nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.

Trầm cảm nặng
Bệnh nhân cần nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: Việc ăn uống hàng ngày cũng giúp cho quá trình điều trị trầm cảm nặng được diễn ra tốt hơn. Người bệnh cần chú ý bổ sung nhiều thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả tươi, cá, thịt, các loại đậu, dầu thực vật,…Hạn chế dung nạp những thực phẩm béo, nhiều đường, các loại gia vị cay nồng.
  • Bệnh nhân trầm cảm nặng tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, ma túy,…
  • Dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, tập luyện những bài tập đơn giản, tránh thụ động. Điều này cũng giúp cho cơ thể được dẻo dai, tinh thần được thoải mái, bộ não được tiết ra nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và tâm lý.
  • Thiền và yoga là hai bộ môn hỗ trợ điều trị trầm cảm nặng được nhiều chuyên gia khuyến khích. Bạn có thể đăng kí học lớp cơ bản để áp dụng trong quá trình điều trị bệnh.
  • Chủ động chia sẻ và giao tiếp với mọi người xung quanh để nhận được nhiều sự đồng cảm và yêu thương, giúp tinh thần được thoải mái, các khúc mắc trong lòng dần được tháo gỡ.
  • Chú ý đến giấc ngủ, người bệnh trầm cảm nặng nên rèn luyện thói quen ngủ đủ 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Nên chọn chỗ ngủ thoáng mát, nhiều ánh sáng, hương thơm để giấc ngủ được dễ dàng và sâu giấc hơn.
  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoặc thực hiện những hoạt động mà mình cảm thấy thoải mái nhất.
  • Bên cạnh đó, những người thân trong gia đình, bạn bè cũng cần chú ý quan tâm đến người bệnh. Tốt nhất nên đồng hành cùng quá trình điều trị của họ để giúp họ có thêm động lực.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trầm cảm nặng là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng của bệnh nhân. Do đó, bạn cần nắm rõ những thông tin về bệnh lý này để có thể kịp thời nhận biết và điều trị nhanh chóng, tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh 

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *