Bài Quiz Test Kiểm Tra Trầm Cảm Online Tại Nhà Nhanh Nhất

Các bài test trầm cảm có thể thực hiện tại nhà thông qua hình thức online nhàm đánh giá sơ bộ nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Một số bài kiểm tra còn giúp xác định loại, mức độ bệnh.

Khi nào cần làm bài Quiz test kiểm tra mức độ trầm cảm?

Trầm cảm (rối loạn trầm cảm) là chứng bệnh tâm lý phổ biến nhất hiện nay. Mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe, cuộc sống của con người đứng thứ 2 chỉ sau các bệnh lý về tim mạch.

quiz test trầm cảm
Nên thực hiện bài Quiz test kiểm tra mức độ trầm cảm nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện bất thường

Mặc dù là bệnh lý rất phổ biến nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về đặc điểm bệnh, triệu chứng, tiến triển bệnh. Vì thế, nhiều người không nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường, không được chẩn đoán và điều trị.

Trầm cảm nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề cả về thể chất và tinh thần Thậm chí, một số người bị trầm cảm nặng không còn khả năng lao động, sống tách biệt với xã hội.

Đặc điểm của bệnh trầm cảm là khởi phát từ từ với những triệu chứng mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, không ít người không nhận ra những biểu hiện bất thường.

Để kịp thời thăm khám và điều trị, bạn nên thực hiện bài Quiz test kiểm tra mức độ trầm cảm nếu có những biểu hiện sau:

  • Cảm giác buồn bã, chán nản kéo dài và sâu sắc dần theo thời gian.
  • Không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực dù bản thân rất muốn.
  • Mất và giảm hứng thú với những sở thích trước đây của bản thân.
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi do giảm năng lượng.
  • Giảm khả năng tập trung, sai sót nhiều trong quá trình làm việc, học tập kém, trí nhớ suy giảm,…

Ngoài ra, nếu gia đình có tiền sử bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và bản thân vừa trải qua sang chấn tâm lý, bạn nên thực hiện bài Quiz test kiểm tra trầm cảm để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Qua đó chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

3 bài Quiz test kiểm tra mức độ trầm cảm tại nhà

Hiện nay, có khá nhiều bài test trầm cảm tại nhà. Bạn có thể dễ dàng thực hiện các bài kiểm tra online để đánh giá nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên, tất cả các bài test trầm cảm đều chỉ có giá trị tham khảo, hoàn toàn không được xem như chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu kết quả của bài kiểm tra cho thấy bạn có nguy cơ cao, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

1. Bài kiểm tra trầm cảm Burns

Bài kiểm tra trầm cảm Burns (Burns Depression Checklist) được nghiên cứu bởi Bác sĩ David D. Burns – giảng viên Khoa Tâm thần học và Khoa học hành vi tại Đại học Stanford.

Trong suốt sự nghiệp của mình, bác sĩ đã thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân trầm cảm. Vì vậy, ông đã nghiên cứu bài test Burns để người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh lý và can thiệp điều trị kịp thời.

quiz kiểm tra trầm cảm online
Quiz kiểm tra trầm cảm do Bác sĩ David D. Burns nghiên cứu và sáng chế.
Bài test trầm cảm online
Quiz kiểm tra trầm cảm do Bác sĩ David D. Burns nghiên cứu và sáng chế.
Bài test trầm cảm
Cộng tất cả điểm số và dò kết quả ở bảng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Sau khi thực hiện bài kiểm tra, bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu kết quả cho thấy bạn có khả năng cao bị trầm cảm. Kết quả của bài kiểm tra có thể không chính xác do cảm xúc của con người là yếu tố dễ bị chi phối.

Do đó, nếu thực hiện ngay sau khi bản thân bị thất vọng, buồn bã do trải qua chuyện sự việc không mong muốn, bài kiểm tra sẽ có kết quả không khách quan.

2. Bài test kiểm tra trầm cảm Beck

Ngoài bài Quiz test kiểm tra trầm cảm tại nhà của bác sĩ David D. Burns, bạn cũng có thể thực hiện thêm bài kiểm tra trầm cảm Beck để có đánh giá khách quan hơn về nguy cơ mắc bệnh lý này.

Bài kiểm tra bao gồm 21 câu hỏi và mỗi câu hỏi sẽ có mức điểm đạt từ 0 – 3 điểm. Sau khi thực hiện bài kiểm tra, bạn cần cộng số điểm của 21 câu hỏi để xem kết quả.

Bảng câu hỏi của bài test kiểm tra trầm cảm Beck:

Câu hỏi 1:

  • Mức điểm 0: Tôi không cảm thấy buồn bã
  • Mức điểm 1: Nhiều khi có cảm giác buồn bã và chán nản
  • Mức điểm 2: Cảm giác buồn bã, chán nản thường trực và không thể dứt ra được
  • Mức điểm 3: Cảm giác buồn bã sâu sắc, đau khổ, cảm thấy bản thân bất hạnh

Câu hỏi 2:

  • Mức điểm 0: Hoàn toàn không nản lòng, bi quan hay suy nghĩ tiêu cực về tương lai.
  • Mức điểm 1: Suy nghĩ nhiều về tương lai với cảm giác chán nản và bi quan.
  • Mức điểm 2: Không cảm thấy mong đợi bất cứ điều gì trong tương lai.
  • Mức điểm 3: Cảm thấy cuộc sống hiện tại đang rất tệ và sẽ tệ hơn trong tương lai.

Câu hỏi 3:

  • Mức điểm 0: Không có cảm giác thất bại
  • Mức điểm 1: Có cảm giác bản thân thất bại, yếu kém hơn những người xung quanh.
  • Mức điểm 2: Cảm giác bản thân đã có quá nhiều thất bại trong cuộc sống/ Hoặc có cảm giác bản thân rất ít khi làm được điều gì đáng giá và có ý nghĩa.
  • Mức điểm 3: Cảm thấy bản thân chính xác là một kẻ thất bại/ Cảm thấy thất bại hoàn toàn khi làm bố mẹ/ chồng/ vợ,…

Câu hỏi 4:

  • Mức điểm 0: Không bất mãn với cuộc sống/ Vẫn có hứng thú với những sở thích trước đây
  • Mức điểm 1: Luôn cảm thấy buồn và giảm hứng thú với những sở thích trước đây.
  • Mức điểm 2: Còn rất ít sự thích thú cho những điều mà bản thân yêu thích trước đây và cảm thấy không thỏa mãn về bất cứ điều gì trong cuộc sống.
  • Mức điểm 3: Không hài lòng với tất cả/ Mất hứng thú hoàn toàn với tất cả các sở thích.

Câu hỏi 5:

  • Mức điểm 0: Biết được bản thân không gây ra bất cứ tội lỗi nào nghiêm trọng cả.
  • Mức điểm 1: Cảm thấy bản thân có lỗi trong nhiều việc/ Dành nhiều thời gian suy nghĩ, dằn vặt vì nghĩ bản thân là kẻ vô dụng, tội lỗi và không xứng đáng.
  • Mức điểm 2: Cảm thấy bản thân hoàn toàn có tội/ Luôn cho rằng bản thân tồi tệ và không xứng đáng với những điều tốt đẹp.
  • Mức điểm 3: Có niềm tin mạnh mẽ về việc bản thân tồi tệ, vô dụng/ Luôn luôn cho rằng bản thân đã phạm phải tội lỗi nghiêm trọng.

Câu hỏi 6:

  • Mức điểm 0: Không có cảm giác đang bị trừng phạt.
  • Mức điểm 1: Có cảm giác bản thân sẽ bị trừng phạt vì những lỗi lầm đã gây ra/ Có cảm giác những điều xui rủi, tệ hại sẽ đến với bản thân.
  • Mức điểm 2: Cảm thấy bản thân chắc chắn sẽ bị trừng phạt.
  • Mức điểm 3: Muốn bị trừng phạt để thoát khỏi cảm giác tội lỗi, hối hận/ Có cảm giác bản thân đang bị trừng phạt cho những lỗi lầm đã gây ra.

Câu hỏi 7:

  • Mức điểm 0: Bản thân không có gì thay đổi và không cảm thấy thất vọng về bản thân.
  • Mức điểm 1: Cảm thấy thất vọng và mất lòng tin về bản thân.
  • Mức điểm 2: Cảm thấy chán ghét bản thân, thậm chí ghê tởm chính mình.
  • Mức điểm 3: Căm thù bản thân và ghét bản thân sâu sắc.

Câu hỏi 8:

  • Mức điểm 0: Không phê phán hay đổ lỗi cho bản thân.
  • Mức điểm 1: Tự cười chê sự yếu đuối và lỗi lầm của bản thân/ Phê phán chính mình nhiều hơn trước kia.
  • Mức điểm 2: Khiển trách chính mình vì những lỗi lầm đã gây ra.
  • Mức điểm 3: Chỉ trích, khiển trách bản thân về mọi điều tệ hại xảy ra trong cuộc sống/ Xu hướng đổ lỗi cho bản thân trước những điều không may xảy ra.

Câu hỏi 9:

  • Mức điểm 0: Không có ý nghĩ tự sát và không có bất cứ ý nghĩ nào về việc tự làm hại bản thân.
  • Mức điểm 1: Có ý nghĩ làm hại bản thân nhưng không thực hiện/ Có ý nghĩ tự sát nhưng không thực hiện.
  • Mức điểm 2: Có ý tưởng tự sát/ Có cảm giác gia đình sẽ tốt hơn nếu bản thân chết đi/ Có suy nghĩ chết đi cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
  • Mức điểm 3: Có suy nghĩ tự tử nếu có cơ hội.

Câu hỏi 10:

  • Mức điểm 0: Không khóc lóc nhiều hơn trước kia.
  • Mức điểm 1: Khóc nhiều hơn trước và trở nên nhạy cảm hơn.
  • Mức điểm 2: Dễ khóc và đôi khi khóc lóc vì những điều rất nhỏ nhặt/ Khóc thường xuyên và không kiểm soát được hành vi của chính mình.
  • Mức điểm 3: Muốn khóc nhưng không thể khóc được.

Câu hỏi 11:

  • Mức điểm 0: Không căng thẳng, hay bồn chồn nhiều hơn trước kia.
  • Mức điểm 1: Dễ cáu kỉnh, bực tức hơn trước kia/ Dễ bồn chồn, lo âu, căng thẳng hơn bình thường.
  • Mức điểm 2: Luôn luôn cáu kỉnh và khó kiểm soát được sự tức giận/ Căng thẳng, bồn chồn thường trực dẫn đến tình trạng khó có thể ngồi yên.
  • Mức điểm 3: Kích động, bồn chồn không thể kiểm soát và thường phải đi lại hoặc làm việc gì đó để giải tỏa.

Câu hỏi 12:

  • Mức điểm 0: Vẫn giữ được sự quan tâm đến mọi người và các hoạt động yêu thích như trước đây.
  • Mức điểm 1: Ít quan tâm đến mọi người và mọi thứ xung quanh.
  • Mức điểm 2: Mất hầu hết sự quan tâm đến mọi thứ và những người xung quanh, kể cả người thân và bạn bè thân thiết.
  • Mức điểm 3: Không quan tâm và cũng không cần đến bất cứ ai.

Câu hỏi 13:

  • Mức điểm 0: Vẫn có thể quyết định mọi thứ một cách dễ dàng và chính xác như trước đây.
  • Mức điểm 1: Khó khăn đưa ra quyết định hơn so với trước đây.
  • Mức điểm 2: Khó đưa ra quyết định ngay cả với những việc không quá quan trọng/ Thường chỉ đưa ra quyết định khi có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • Mức điểm 3: Không thể quyết định bất cứ việc gì – kể cả khi có sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

Câu hỏi 14:

  • Mức điểm 0: Không có cảm giác bản thân là người vô dụng/ Không cảm thấy bản thân xấu xí.
  • Mức điểm 1: Cảm thấy buồn bã vì bản thân già nua, thiếu hấp dẫn/ Cho rằng bản thân đánh mất đi những giá trị trước đây mình từng có.
  • Mức điểm 2: Cảm thấy bản thân vô dụng, xấu xí hơn những người xung quanh.
  • Mức điểm 3: Cho rằng bản thân xấu xí, ghê tởm và hoàn toàn vô dụng.

Câu hỏi 15:

  • Mức điểm 0: Vẫn giữ được sức khỏe và sự năng động như trước đây.
  • Mức điểm 1: Phải cố gắng để bắt đầu làm một việc gì/ Cảm thấy sức khỏe kém hơn, thường xuyên mệt mỏi và uể oải.
  • Mức điểm 2: Rất cố gắng nếu muốn bắt đầu làm một việc gì đó/ Không đủ sức lực để thực hiện nhiều việc như trước đây.
  • Mức điểm 3: Không thể hoàn thành bất cứ việc gì.

Câu hỏi 16:

  • Mức điểm 0: Giấc ngủ không thay đổi so với trước kia.
  • Mức điểm 1: Ngủ hơi ít hoặc hơi nhiều so với trước kia.
  • Mức điểm 2: Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn đáng kể so với trước kia.
  • Mức điểm 3: Ngủ liên tục nhiều giờ trong ngày hoặc ngủ rất ít, giấc ngủ chỉ kéo dài 2 – 3 giờ, ngủ chập chờn và không sâu giấc.

Câu hỏi 17:

  • Mức điểm 0: Không cảm thấy mệt mỏi hơn khi làm việc/ Không dễ cáu kỉnh, nổi nóng hơn trước.
  • Mức điểm 1: Dễ mệt khi làm việc/ Dễ nổi nóng, bực bội, cáu kỉnh hơn trước kia.
  • Mức điểm 2: Mệt mỏi khi làm tất cả mọi việc/ Cáu kỉnh, bực bội và tức giận nhiều hơn so với thời gian trước đây.
  • Mức điểm 3: Luôn mệt mỏi khi làm bất cứ mọi việc/ Luôn cảm thấy bực bội và cáu kỉnh.

Câu hỏi 18:

  • Mức điểm 0: Vị giác và thói quen ăn uống không thay đổi so với trước kia.
  • Mức điểm 1: Ăn ngon miệng hơn hoặc vị giác kém hơn so với trước đây.
  • Mức điểm 2: Ăn ngon miệng hơn nhiều hoặc chán ăn rõ rệt so với giai đoạn trước.
  • Mức điểm 3: Luôn có cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy không ngon miệng khi ăn bất cứ thứ gì.

Câu hỏi 19:

  • Mức điểm 0: Không sụt cân và vẫn giữ được khả năng chú ý như trước đây.
  • Mức điểm 1: Sụt cân trên 2 kg/ Không giữ được sự chú ý tốt như trước đây.
  • Mức điểm 2: Sụt cân trên 4kg/ Không tập trung trong quá trình học tập và làm việc.
  • Mức điểm 3: Sụt cân trên 6 kg.

Câu hỏi 20:

  • Mức điểm 0: Không lo lắng về sức khỏe nhiều hơn trước/ Không cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn trước kia.
  • Mức điểm 1: Dễ mệt mỏi/ Có cảm giác lo lắng trước các biểu hiện cơ thể như táo bón, khó chịu ở dạ dày, đau nhức vai gáy, đau đầu,…
  • Mức điểm 2: Luôn cảm thấy mệt mỏi khi làm tất cả mọi thứ/ Lo lắng quá mức về sức khỏe.
  • Mức điểm 3: Quá mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì/ Quá tập trung đến các cảm giác trên cơ thể và lo lắng thái quá về tình trạng sức khỏe.

Câu hỏi 21:

  • Mức điểm 0: Không có thay đổi về ham muốn, hứng thú tình dục so với trước đây.
  • Mức điểm 1: Ít, giảm hứng thú tình dục so với trước đây.
  • Mức điểm 2: Rất ít khi có ham muốn tình dục.
  • Mức điểm 3: Mất hoàn toàn ham muốn tình dục.

Lưu ý: Số điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 3 điểm. Trước khi lựa chọn, bạn cần suy nghĩ kỹ và khách quan trong câu trả lời để kết quả phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Đối chiếu kết quả:

  • Nếu tổng số điểm <14 điểm thì không có biểu hiện trầm cảm
  • Trường hợp điểm tổng từ 14 – 19 điểm có khả năng bị trầm cảm nhẹ
  • Nếu điểm số từ 20 – 29 điểm, bạn đang có biểu hiện của bệnh trầm cảm mức độ vừa
  • Trường hợp >30 điểm được xác định có khả năng đang bị trầm cảm nặng

Trong trường hợp dương tính khi thực hiện bài test kiểm tra trầm cảm Beck, bạn có thể xác định loại trầm cảm thông qua một số tiêu chuẩn sau:

  • Tổng số điểm >14 điểm và số điểm chiếm ưu thế từ câu số 1 – 15 thì khả năng cao mắc trầm cảm nội sinh.
  • Tổng số điểm >14 điểm và số điểm chiếm ưu thế hơn từ câu 16 – 21 thì có thể là biểu hiện của trầm cảm tâm căn (do sang chấn, tổn thương tâm lý).

Xem thêm: Thang đánh giá trầm cảm trong cộng đồng (PHQ – 9)

Cần làm gì sau khi thực hiện bài Quiz test kiểm tra mức độ trầm cảm?

Trong trường hợp các bài kiểm tra cho kết quả âm tính (không có khả năng hoặc ít có khả năng bị trầm cảm), bạn có thể yên tâm phần nào về sức khỏe tâm thần của bản thân.

Với những người nhận kết quả dương tính (khả năng cao bị trầm cảm), người bệnh nên sàng lọc qua một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: sang chấn tâm lý, sử dụng chất gây nghiện, lạm dụng rượu bia, tiền sử gia đình mắc các rối loạn cảm xúc, bản thân bị stress mãn tính,…

test mức độ trầm cảm online
Sau khi thực hiện bài test kiểm tra mức độ trầm cảm, nên tìm gặp bác sĩ nếu kết quả cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh

Nếu có các yếu tố nguy cơ này, khả năng cao là bạn đang mắc phải bệnh trầm cảm. Bạn nên tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Quá trình điều trị hiện nay về cơ bản có thể kiểm soát được triệu chứng, va giúp bệnh nhân bình thường hóa cuộc sống.

Đặc biệt, những trường hợp thăm khám sớm và tích cực điều trị sẽ có khả năng phục hồi cao, thời gian điều trị không kéo dài và nguy cơ tái phát thấp.

Tâm lý trị liệu NHC – Đơn vị số 1 về trị liệu trầm cảm tại Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong trị liệu trầm cảm Việt Nam với phương pháp điều trị an toàn, không dùng thuốc và có hiệu quả cao.

Phương pháp trị liệu trầm cảm của Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã được VTV2 giới thiệu trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”, và giúp hàng ngàn khách hàng hồi phục sức khỏe và tìm lại niềm vui sống.

Phương pháp này do chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, cùng các cộng sự nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng và phát triển trong nhiều năm với quy trình trị liệu đem đến hiệu quả cao.

Cụ thể, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại đây sẽ dùng các câu hỏi khai vấn giúp khách hàng quan sát, thấu hiểu bản thân, hiểu được nguyên nhân gốc rễ, và cần phải làm gì để tháo gỡ những vấn đề đang phải đối mặt.

kiểm tra trầm cảm
Người bệnh nên tìm đến những phòng khám, những cơ sở uy tín để được hỗ trợ tốt hơn khi nghi ngờ bản thân trầm cảm.

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gốc rễ cũng như tình trạng trầm cảm cụ thể của khách hàng, Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ xây dựng liệu trình trị liệu tâm lý.

Liệu trình này sẽ có sự khác biệt để phù hợp riêng với từng người với những vấn đề riêng nhưng cơ bản sẽ có 4 giai đoạn như dưới đây:

  • Giai đoạn 1 – Giai đoạn trị liệu: Giúp khách hàng nhận diện vấn đề mình đang gặp phải, đồng thời thấu hiểu những vấn đề, mong cầu của bản thân, biết yêu thương chính mình đúng cách.
  • Giai đoạn 2 – Giai đoạn trị liệu chuyên sâu: Giúp khách hàng tìm lại được sự bình an, biết cách cân bằng cảm xúc bên trong mình.
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn huấn luyện: Giúp khách hàng biết yêu thương những người xung quanh, cài đặt tư duy, niềm tin tích cực, đúng đắn và phù hợp.
  • Giai đoạn 4 – Giai đoạn đồng hành: Đánh thức những mục tiêu, ước mơ và khám phá khả năng tiềm ẩn bên trong mỗi người.

Đặc biệt, khi lựa chọn Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, mỗi khách hàng đều sẽ:

  • Được bảo mật thông tin cá nhân một cách tuyệt đối.
  • Cam kết hiệu quả và hoàn tiền nếu không có sự thay đổi tích cực sau khi trị liệu. 
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào và không can thiệp cơ thể, hạn chế cao nhất tình trạng tái phát.
  • Cảm thấy cơ thể có năng lượng tích cực, biết yêu thương, chăm sóc bản thân, tự tạo thói quen sống tích cực hơn sau khi kết thúc liệu trình.

Bạn có thể tham khảo và đặt lịch hẹn cùng chuyên gia tâm lý tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 096 589 8008

Bạn đọc có thể tham khảo hai bài Quiz test kiểm tra trầm cảm thực hiện ngay tại nhà. Sau khi có kết quả, các bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và cải thiện một cách hiệu quả, kịp thời.

Tham khảo thêm:

Bình luận (58)

  1. Trương Hiệu says: Trả lời

    liệu các bài test này có chính xác không nhỉ???

    1. Nguyễn Thu Huệ says: Trả lời

      cũng là chỉ phép đo tương đối thôi bạn, muốn chuẩn phải đi khám

    2. Vũ Quang Điện says: Trả lời

      nó tựa như test covid ý, test nhanh đôi khi cũng không chính xác hoàn toàn, mà phải test thêm pcr là vì thế đó bạn

      1. Trương Hiệu says: Trả lời

        thế thì test làm gì nhỉ, pcr cho nhanh

        1. Vũ Quang Điện says: Trả lời

          pcr chi phí cao bạn ạ, đâu phải ai cũng có điều kiện

    3. Xuân Hiền says: Trả lời

      không chuẩn 100% những nếu cảm thấy có dấu hiệu thì bạn nên thử xem, cũng có khi là nhận ra vấn đề của mình đấy

      1. Trương Hiệu says: Trả lời

        em thử rồi, được 15 điểm mà theo bài viết làm bị trầm cảm nhẹ, nếu thế nên làm thế nào ạ

        1. Xuân Hiền says: Trả lời

          ôi, thay đổi lối sống tích cực chứ còn gì nữa, bớt nghĩ bớt tiêu cực, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, trầm cảm nhẹ thì có thể tự chữa được đấy nếu có niềm tin

          1. Trương Hiệu says:

            vâng ạ, em cảm ơn, em dạo này hay buồn với suy nghĩ dằn vặt một chuyện nhiều quá, có lẽ vì thế nên vậy

          2. Xuân Hiền says:

            mọi chuyện qua rồi thì cứ để nó qua, còn chưa giải quyết được thì cứ tạm để đó cho thoáng cái đầu óc mình đã rồi giải quyết tiếp bạn ạ

      2. Mạnh Trầm Cảm says: Trả lời

  2. Tina Hang says: Trả lời

    xem cái chương trình trầm cảm vtv mới biết đến trung tâm này, nói hay quá, vừa test điểm xong may không bị trầm cảm ^^

    1. Cao Sỹ Thanh says: Trả lời

      mình cũng xem chương trình đấy, phải công nhận nói hay thật, bố mẹ mình đang ăn cơm mà phải dừng bữa ăn lại để nghe

      1. Tina Hang says: Trả lời

        trung tâm này thì nổi tiếng về tri các bệnh tâm lý rồi, thực ra mình biết trung tâm này và đã trị liệu ở đấy rồi, nhưng mình chữa là chữa rối loạn cảm xúc không phải trầm cảm

        1. Cao Sỹ Thanh says: Trả lời

          ơ thế á, mình thì mới biết trung tâm từ hôm xem chương trình đấy nên cũng có tìm hiểu, mấy buổi livestream trung tâm hay phết, nhiều chủ đề lạ lẫm mà mình chưa từng nghe nhưng người ta giải thích cực kỳ dễ hiểu ý

          1. Tina Hang says:

            bạn tham gia trị liệu nhóm ở đấy chưa, trị liệu nhóm ở đấy hay hơn nhiều

          2. Cao Sỹ Thanh says:

            mình chưa, có biết là có trị liệu nhóm nhưng mà chưa tham gia, cái đấy là dành cho những người chữa ở đó thôi hả

          3. Tina Hang says:

            không người không chữa cũng tham gia được mà, buổi trị liệu nhóm có nhiều cái hay lắm, nhiều hôm còn được khiai sáng tư duy ý

          4. Cao Sỹ Thanh says:

            vậy để hôm nào tham gia thử, chả hiểu sao từ hôm nghe chuyên mục trầm cảm của trung tâm xong giờ cứ bị thích tâm lý học ý

          5. Tina Hang says:

            theo ngành luôn đi có khi cũng thành nhà tâm lý học nổi tiếng thì sao

          6. Cao Sỹ Thanh says:

            bạn cứ đùa mình, mình biết khả năng mình đến đâu mà

          7. Tina Hang says:

            đôi khi đùa lại thành thật đấy ^^

    2. Lưu Văn Hóa says: Trả lời

      chương trình tên là gì đấy bạn

      1. Tina Hang says: Trả lời

        tên chương trình là trầm cảm, nguy cơ và giải pháp trị liệu trên kênh vtv ấy

        1. Lưu Văn Hóa says: Trả lời

          sao mình tìm không thấy nhỉ

          1. Tina Hang says:

            đây bạn, trên mạng có mà bạn https://youtu.be/DnlZqnNFSC8

          2. Lưu Văn Hóa says:

            ok cảm ơn bạn, kênh này nhiều video hay thế

  3. Trần Văn Huy says: Trả lời

    tâm lý những người trầm cảm thường ngại giao tiếp và tiếp xúc, nên có những bài viết như này cũng là thước đo để họ tự kiểm tra, một like cho bài viết quá hay!!

    1. Nguyễn Nhã Quyên says: Trả lời

      mình thì đọc được bài viết này lâu rồi, cũng do đứa em có dấu hiệu trầm cảm nên tìm hiểu, gửi bài này cho em mình test thì nó bảo được 28 điểm, thế là mình cho đi khám ngay thì đúng là trầm cảm thật, đang trong giai đoạn phức tạp chứ

      1. Trần Văn Huy says: Trả lời

        em bạn giờ thể nào rồi, ổn chưa?

        1. Nguyễn Nhã Quyên says: Trả lời

          ổn rồi bạn, còn mấy buổi cuối ở trung tâm, giờ thấy cải thiện khác xa so với lúc trước, rất biết ơn nơi đây

  4. T says: Trả lời

    Vừa test xong 2 bài thì đều cho ra kết quả là trầm cảm nặng. Có cách nào cải thiện không ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn vui lòng check mail để Trung tâm hỗ trợ cho bạn nhé. Để thuận tiện và nhanh chóng hơn, bạn có thể gọi đến hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  5. Lê Quỳnh says: Trả lời

    Nếu em test 2 bài đều ra trầm cảm ở mức trung bình thì sao ạ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn những chia sẻ của bạn. Bạn nên đến bệnh viên để khám hoặc các trung tâm về Tâm lý trị liệu để tham vấn. Nếu bạn cần Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn. Bạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Chúc bạn cuối tuần tốt lành!

  6. Minh Hằng says: Trả lời

    Mình test 1 bài trầm cảm vừa, 1 bài nặng. Mình nên làm gì ạ ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn những chia sẻ của bạn. Bạn nên đến bệnh viên để khám hoặc các trung tâm về Tâm lý trị liệu để tham vấn. Nếu bạn cần Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Chúc bạn cuối tuần tốt lành!

  7. Từng trải quả TC says: Trả lời

    cái bài test này cũng đc nhưng mà để tôi nói thì, những người bị trầm cảm thật ế thì có một số ng nhận biết đc tình cảnh của mình những có những người ko, hay nghĩ quá, họ sẽ khó mà nhận biết đc chính xác qua bài test này nên tôi chỉ muốn nói là hãy cẩn trọng nhé

  8. thahnhien says: Trả lời

    e đã test thử 2 bài và cả hai đều bị nặng.Bayh e nên làm cách nào để phục hồi đây ạ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc ghé qua Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để được tham vấn, đánh giá tình trạng và chia sẻ cách khắc phục nhé. Nếu bạn cần Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn, ạn có thể gọi cho chúng tôi theo hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Chúc bạn cuối tuần tốt lành!

  9. why so srs ? says: Trả lời

    liệu có đúng không ạ , em mới lớp 9 mà điểm đã hơn 40 rồi

  10. Trần Nguyễn Minh Sơn says: Trả lời

    Cảm ơn ah , nó rất hợp với người như em ! Từ khi cả 2 ông mất em lo lắng cho tất cả lắm , nhất là em ( em đcc 76 điểm) ! Em cảm thấy mình như ko đcc tồn tại trong mắt phần lớn người thân trong nhà !

    1. Vô danh says: Trả lời

      Chắc câu đã phải trải qua nhiều điều kinh khủng lắm? Nhưng con đường phía trước của cậu còn rất nhiều thứ mà cậu mong chờ, nên hãy gắng lên cậu nhé💓✨ Cậu thấy không? Ngay cả một người xa lạ như tôi còn muốn níu kéo cuộc đời của cậu thì tại sao cậu lại có thể là người tồi tệ được đúng không:3? CỐ GẮNG LÊN CẬU NHÉ❤️💓✨

  11. ntt says: Trả lời

    e test web nào cũng trầm cảm nghiêm trọng, bài test burns và beck đều là trầm cảm nặng.. e nên làm sao ạ?

    1. Vô danh says: Trả lời

      Cậu nên nói với gia đình đi khám tâm lý đi nhé! Trường hợp gia đình có chút “ khác biệt” hoặc không muốn bố mẹ phiền lòng như tôi thì cậu có thể thử sống khép kín trong 1-2 tuần xem? Nếu thấy nó thoải mái thì cứ cố duy trì tiếp kết hợp thêm việc tìm thú vui của cậu nữa, cố gắng suy nghĩ tích cực lên chút xíu thôi, cứ từ từ tăng dần sự tích cực lên dù tôi biết điều đó rất khó? Vì tôi cũng bị như cậu mà^_^ Nhưng hãy cố lên nhé! Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua thôi:3💕✨ À mà có thể cho tôi hỏi cậu sống ở chỗ nào không? Giá như cậu ở gần tôi một chút thì tốt ha 😊✨

  12. abcxyz says: Trả lời

    Em đang ở độ tuổi của cấp 2 và sau khi làm em thấy mình bị 37. Con người em là một người tích cực và hướng ngoại nhưng do áp lực về bạn bè, gia đình nên là tâm trạng có bị xuống dốc nhưng mà theo tình hình thường ngày em vẫn cười nói vui vẻ và tích cực ( gần như không có sự thay đổi bên ngoài rõ rệt) nhưng bên trong em có thay đổi – cảm thấy buồn hơn trước. Vậy cho em hỏi vậy có phải là có dấu hiệu của trầm cảm không ạ?

  13. Huyền Đặng says: Trả lời

    Uây mình ko ngờ là có cả bài test đánh giá được cái này luôn đó

  14. Trí Minh says: Trả lời

    Thông tin vô cùng bổ ích

  15. Hải Đăng says: Trả lời

    Mình đọc ở đâu thấy bảo trầm cảm là kiểurối loạn cảm xúc, chuyển biến nghiêm trọng nên nếu được thì các bạn nên đến những đơn vị có chuyên gia tâm lý để được tham vấn và đánh giá chính xác nhất nhé!

    1. Dũng Nguyễn says: Trả lời

      Bạn ơi bạn có biết trung tâm nào uy tín ko ạ?

      1. Vy Vy says: Trả lời

        Có NHC nhé! Mình đọc thấy nhiều khách hàng đã đến đây và cho kết quả khả quan, bạn đọc thử xem https://tamlytrilieunhc.com/hanh-trinh-vuot-qua-tram-cam-tuoi-vi-thanh-nien-cua-nu-sinh-19-tuoi-18620.html

  16. Hải Triều says: Trả lời

    Mấy bài test này thú vị phết, cũng là cách hay để mn hiểu rõ về bản thân mình hơn

  17. Adam Vũ says: Trả lời

    À mình biết trung tâm này, NHC Việt Nam lên truyền hình mấy lần luôn

    1. Kiều Trinh says: Trả lời

      Bạn thấy oke ko ạ?

      1. Adam Vũ says: Trả lời

        Mình đọc qua mấy bài và xem video thấy mn nói thấy bảo tốt ấy ạ, bạn cứ đến thử xem sao

  18. ars says: Trả lời

    còn bài văn bản ở dưới thì tận 38

  19. hina ngọc says: Trả lời

    kết quả của e cái trên 80 dưới 40 ko biết có đúng không nữa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *