Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến những cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là bộ não. Vậy trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Các chuyên gia cho biết rằng, trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, khoảng 16 triệu người trưởng thành sinh sống tại Hoa Kỳ đã phải trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm lớn trong cuộc đời.

Trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hay thể chất mà nó còn tác động đến các cơ quan khác trên cơ thể người bệnh, đặc biệt là não bộ. Vậy trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

1. Kích thích não

Trong một số cuộc tranh luận chuyên khoa đã nhắc đến việc xác định khu vực não bộ có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng khi mắc phải căn bệnh trầm cảm. Hiện nay, đã có khá nhiều bằng chứng cho thấy một số phần của não bộ có biểu hiện co lại khi gặp phải căn bệnh trầm cảm. Cụ thể đó chính là khối lượng chất xám ở những khu vực này dần bị mất đi.

Tình trạng mất đi khối lượng chất xám sẽ phổ biến hơn đối với những người bị trầm cảm kéo dài hoặc các triệu chứng nặng. Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng, bệnh trầm cảm có thể gây nên tình trạng giảm khối lượng chất xám ở một số vùng như sau:

  • Vỏ não trước trán: Đây là khu vực nắm giữ vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và suy nghĩ của con người. Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng nhận thấy các phần như nhân đuôi, đồi thị, thùy đảo cũng sẽ bị thu nhỏ lại nếu người bệnh mắc chứng trầm cảm.
  • Vùng dưới đồi (Hippocampus): Đây là vùng não đóng vai trò chủ chốt trong việc ghi nhớ và học tập. Vùng dưới đồi sẽ có kết nối với những phần khác của não bộ, đây cũng là nơi kiểm soát phản ứng và cảm xúc của những hormone căng thẳng.

Tình trạng trầm cảm càng nặng thì khối lượng chất xám cũng sẽ bị giảm đi càng nhiều. Khi các khu vực hoạt động không đúng cách, người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó suy nghĩ, mất động lực, cảm thấy tội lỗi, lo âu, vấn đề về bộ nhớ,….

2. Viêm não

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Trầm cảm có thể làm thay đổi kích thích não hoặc gây nên tình trạng viêm não

Để xác định được viêm não xuất hiện trước hay trầm cảm có trước là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy những người từng trải qua các giai đoạn của bệnh trầm cảm điều có lượng protein chuyển vị cao hơn so với mức bình thường. Đây cũng là những chất hóa học có mối liên quan đến tình trạng viêm não.

Trong một số nghiên cứu nhận thấy, những protein này sẽ tăng cao đối với những trường hợp bị trầm cảm nhưng không được điều trị và kéo dài trong khoảng 10 năm hoặc lâu hơn. Chứng viêm não nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra một số hậu quả như:

  • Ảnh hưởng đến tư duy
  • Giết chết hoặc làm tổn hại đến những tế bào não
  • Gia tăng tốc độ lão hóa của não
  • Cản trở sự phát triển của các tế bào não mới

3. Một số thay đổi khác của não bộ

Các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu và cố gắng giải đáp về thắc mắc trầm cảm kéo dài có thể gây ra các thay đổi vĩnh viễn của não bộ không, đặc biệt là đối với vùng hải mã. Tạp chí Psychological Medicine  đã từng công bố một nghiên cứu dựa trên 71.000 người tham gia. Trong đó, số lượng người mắc phải các triệu chứng của trầm cảm đã được xem xét và đánh giá về sự thay đổi của não bộ trong việc ra quyết định và xử lý thông tin, cũng như trí nhớ của họ.

Sau khi nghiên cứu, kết quả nhận thấy rằng, đối với những người mắc bệnh trầm cảm đã dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ, khả năng nhận thức cũng bị suy giảm khi bước vào tuổi trưởng thành. Các chuyên gia còn cho biết thêm, khi gặp phải căng thẳng, áp lực hoặc luôn suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan sẽ khiến cho một phần não bộ bị lạm dụng. Từ đó sẽ làm cho quá trình lưu thống máu đến não bị suy giảm, gây nên cảm giác mệt mỏi, dễ nổi nóng, cáu giận.

Ngoài ra, những loại hormone mà não bộ sản xuất với mục đích chống lại các căng thẳng, lo âu cũng sẽ bị ảnh hưởng về chức năng, nghiêm trọng hơn là bị thay đổi cấu trúc vật lý của não bộ. Cortisol là một loại hormone có thể làm não teo lại và khiến cho bộ não không thể tiếp tục sản sinh ra những nơron thần kinh mới. Hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và tiếp nhận thông tin của con người.

Cách đối phó với trầm cảm và phòng tránh tổn thương đến não bộ

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh nan y nên vẫn có những phương pháp hỗ trợ cải thiện và khắc phục được. Tùy vào từng đối tượng bệnh và nhiều yếu tố khác nhau mà các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt.

Thông thường đối với những tình trạng bệnh nhẹ chỉ cần nhanh chóng thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày đã giúp các triệu chứng dần cải thiện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp trầm cảm nặng hoặc các biểu hiện của bệnh xuất hiện liên tục thì cần kết hợp với nhiều biện pháp hơn, điển hình là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu.

Để đối phó với căn bệnh trầm cảm và phòng tránh những tổn thương đến não bộ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được xem là phương pháp tối ưu được sử dụng rộng rãi trong các phác đồ điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là chứng trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, từ đó sẽ khai thác được nhiều thông tin từ người bệnh, biết được nguyên nhân, các khúc mắc, khó khăn mà đối tượng đang gặp phải.

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Trị liệu tâm lý được xem là phương pháp tối ưu được sử dụng rộng rãi trong các phác đồ điều trị trầm cảm

Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý còn giúp cho bệnh nhân nhìn thấy được những bất thường của bản thân, đồng thời giúp người bệnh tìm ra phương pháp khắc phục và khống chế chúng. Thông thường, đối với trầm cảm, chuyên gia sẽ sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi để thúc đẩy sự dẻo dai của thần kinh, não bộ sẽ dần được thay đổi theo cách cải thiện được chứng trầm cảm.

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là sự an toàn, lành tính, không cần đến sự can thiệp của những loại thuốc điều trị. Tâm lý trị liệu có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh, từ trẻ em cho đến những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Sau quá trình điều trị, người bệnh sẽ được phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần một cách tự nhiên nhất. Hơn thế, bệnh nhân còn được học cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng cuộc sống để hạn chế tình trạng tái phát.

2. Sử dụng thuốc Tây

Trong một số trường hợp cần thiết thì việc dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh, hạn chế các hành vi, suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc chống trầm cảm ba vòng, Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI), các loại thuốc SSRIs,….

Tuy nhiên việc dùng thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng bởi những loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, giảm ham muốn tình dục,…

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Các loại thuốc chống trầm cảm có công dụng kiểm soát tốt các triệu chứng mệt mỏi, buồn bã, tuyệt vọng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia
  • Thông thường các loại thuốc chống trầm cảm sẽ có hiệu quả sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ của bác sĩ.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà công dụng của thuốc sẽ khác nhau. Một số trường hợp người bệnh cần phải thay đổi thuốc vài lần mới có thể tìm được loại thuốc phù hợp. Vì thế, nếu đã dùng thuốc khá lâu nhưng các triệu chứng trầm cảm không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc đổi loại thuốc khác.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ vừa phải, tránh để thuốc gần tầm tay của trẻ nhỏ hoặc thú cưng.
  • Xem kỹ tên thuốc, hạn sử dụng trước khi uống để đảm bảo an toàn.
  • Nếu trong quá trình dùng thuốc có xuất hiện các triệu chứng khác lạ, người bệnh cũng cần thông báo với chuyên gia để có biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn

Song song với những phương pháp điều trị chuyên khoa thì người bệnh trầm cảm cũng cần thay đổi lối sống hàng ngày của mình. Việc có được một thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh và gia tăng sức khỏe của não bộ. Một số phương pháp dành cho bệnh nhân trầm cảm như:

Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần phòng tránh và điều trị trầm cảm hiệu quả
  • Ăn uống đầy đủ: Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Có được một thực đơn ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp gia tăng các chức năng của cơ thể, đồng thời giúp tinh thần được ổn định và cân bằng tốt hơn. Vì thế, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả tươi, thịt, các, các loại đậu,…Đồng thời hạn chế những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Ngủ đủ giấc: Các chuyên gia cho biết rằng, người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Sau một ngày làm việc vất vả, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giúp cho não bộ và các cơ quan khác được thư giãn, lấy lại năng lượng. Đối với những người trầm cảm bị mất ngủ nên chú ý nhiều hơn về không gian phòng ngủ, lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, có thể sử dụng thêm tinh dầu để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
  • Thường xuyên vận động: Tập luyện thể dục thể theo mỗi ngày là một thói quen rất tốt vừa giúp nâng cao sức đề kháng và cân bằng được tâm trạng. Các nhà khoa học cho biết, chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động, tập luyện các bài tập thể thao đơn giản cũng giúp cho con người cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn. Một số môn thể thao mà người bệnh trầm cảm có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền, thái cực quyền,…Tùy vào thời gian rảnh, độ tuổi, sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn môn thể thao phù hợp. Đặc biệt, tuyệt đối không được tập quá sức sẽ làm cho cơ thể càng trở nên mệt mỏi.
  • Tham gia vào các hoạt động yêu thích: Sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc những lúc rảnh rỗi bạn nên tìm cho mình một hoạt động thú vị, mới lạ. Bạn cũng có thể đăng kí tham gia những câu lạc bộ theo sở thích hoặc đơn giản là tìm niềm vui trong việc nghe nhạc, xem phim, ca hát, hội họa, trò chuyện với bạn bè, người thân,…
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan: Hãy luôn cố gắng nhìn nhận và suy nghĩ mọi vấn đề xảy ra xung quanh theo chiều hướng tích cực nhất. Bạn có thể tìm đến những người có tính cách lạc quan, vui vẻ để nhận được nguồn năng lượng từ họ. Hoặc hãy cố gắng chia sẻ, tâm sự với những người thân thiết để giải tỏa các căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống, đồng thời bạn cũng có thể nhận được những lời khuyên hữu ích.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc trả lời được câu hỏi ” Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?”. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, nó có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng trầm cảm, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để cải thiện bệnh tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *