Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm và cách khắc phục

Trong thực tế, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với đàn ông. Vậy nguyên nhân nào khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm? Cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm
Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sẽ cao gấp 2 lần so với nam giới

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần rất phổ biến, nó có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ lại cao hơn so với đàn ông. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể giải thích chính xác về nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm. Tuy nhiên, một số yếu tố kết hợp có liên quan đến hormone, sinh hóa, tâm lý, gen và môi trường có thể đóng vai trò nhất định.

1. Di truyền

Các chuyên gia cho biết rằng, bệnh trầm cảm có tính chất di truyền. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, một số gen di truyền có thể làm bạn dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này hơn, tuy nhiên cũng có một số khác có khả năng chịu đựng và chống chọi lại tốt hơn.

Mặt khác, đối với những người được sinh ra trong gia đình có người thân như cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột từng mắc chứng bệnh trầm cảm nặng thì khả năng cao bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng  này, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn 1,5 đến 3% so với những trường hợp bình thường.

2. Hormone

Bên cạnh đó, hormone cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Đây cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn so với nam giới. Một số giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau khi sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh có thể khiến cho hàm lượng hormone bên trong cơ thể bị thay đổi đột ngột, dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố khiến cho tâm trạng phụ nữ bị thay đổi liên tục, nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, sự biến đổi nội tiết tố không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm ở tất cả phụ nữ khi học bước vào những thời điểm thay đổi nội tiết tố.

3. Yếu tố tâm lý

Trong thực tế, nữ giới sẽ dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý hơn so với nam giới. Họ sẽ thường nhạy cảm hơn đối với những vấn đề, sự kiện xảy ra xung quanh. Ngoài ra, phụ nữ còn thường xuyên có xu hướng suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực, dễ xúc động và dễ khóc trong các tình huống. Phụ nữ sẽ dễ bị căng thẳng, lo lắng, hoang mang hơn so với phái mạnh. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ gia tăng progesterone trong cơ thể của nữ giới sẽ làm cản trở sự sinh sản những hormone chống căng thẳng, lo lắng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

4. Nguyên nhân xã hội

Kỹ năng lựa chọn mối quan hệ, đối phó với những tình huống hoặc lựa chọn lối sống có sự tác động khác giữa nữ giới và nam giới. Phụ nữ sẽ có nhiều khả năng phát triển nguy cơ trầm cảm trong hôn nhân hoặc những mối quan hệ bên ngoài. Thông thường phụ nữ sẽ rất khó cân bằng giữa cuộc sống, công việc, bạn bè, chi tiêu tài chính hay gặp phải các tình huống căng thẳng, áp lực, chấn thương trong cuộc sống. Hơn thế, đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ phải đối mặt với nhiều áp lực, trách nhiệm hơn nên nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm cũng dần tăng cao.

Bên cạnh những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm nêu trên thì Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng đã đưa ra một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ như:

  • Từng bị lạm dụng trong quá khứ, đặc biệt là thời thơ ấu.
  • Chứng kiến sự ra đi của người thân trước lúc 10 tuổi.
  • Có tiền sử mắc phải chứng rối loạn tâm trạng.
  • Gặp phải những biến cố như ly dị, mất việc, mất tài sản, khó khăn trong các mối quan hệ.
  • Lạm dụng một số loại thuốc hoặc các chất gây nghiện, chất kích thích.
  • Gặp phải một số vấn đề về y tế như suy giáp, cường giáp, lupus, bệnh tim,…

Biểu hiện của phụ nữ khi bị trầm cảm

Tùy vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh của mỗi người mà các biểu hiện bệnh cũng sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ bị trầm cảm đều có xuất hiện các triệu chứng như sau:

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm
Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ cũng tương tự như những trường hợp trầm cảm thông thường
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì.
  • Cảm thấy tuyệt vọng, đầu óc trống rỗng.
  • Luôn trong trạng thái buồn bã, ủ rũ, chán nản.
  • Mất dần các hứng thú đối với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh, kể cả những điều mà mình đã từng yêu thích trước đây.
  • Thường xuyên lo lắng, hoang mang, sợ hãi không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác tội lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng.
  • Tập trung kém, suy giảm trí nhớ.
  • Cảm xúc thay đổi bất chợt, dễ cáu gắt, nổi giận, dễ khóc mà không có lý do.
  • Giấc ngủ bị rối loạn, mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ quá nhiều
  • Ăn uống không điều độ, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn không kiểm soát.
  • Thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp, đau đầu, co thắt, đau ngực, đầy hơi, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
  • Rối loạn vận mạch, ra nhiều mồ hôi, bốc hỏa.
  • Có ý nghĩ tiêu cực, suy nghĩ về cái chết và xuất hiện những hành vi tự sát.

Hầu hết các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ đều giống với những trường hợp thông thường khác. Tuy nhiên, không phải tất cả những đối tượng bệnh đều có triệu chứng giống nhau, tùy vào mức độ bệnh và các yếu tố khác mà người bệnh có thể có ít hoặc nhiều hơn các triệu chứng kể trên. Nếu bạn có những biểu hiện nêu trên kéo dài liên tục trên 2 tuần thì bạn nên tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được thăm khám và hỗ trợ tốt hơn.

Một số loại trầm cảm chỉ xuất hiện ở phụ nữ

Phụ nữ không chỉ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn so với đàn ông mà còn có một số loại trầm cảm chỉ xuất hiện ở phụ nữ như:

1. Trầm cảm chu sinh

Hầu hết những phụ nữ đều sẽ trải qua giai đoạn mang thai và đối mặt với tình trạng tăng cân, ốm nghén, thay đổi tâm trạng, cảm xúc. Ngoài ra, sau khi sinh con, quá trình hồi phục sức khỏe và chăm sóc con cái cũng là một thử thách lớn đối với các mẹ bỉm sữa. Đặc biệt là những bà mẹ lần đầu sinh con sẽ cảm thấy lo lắng, hoang mang, dễ tổn thương trong thời kì sinh con nếu không được chăm sóc và quan tâm đúng cách.

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm
Phụ nữ sau sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với bình thường

Trầm cảm chu sinh là thuật ngữ để chỉ đến tình trạng trầm cảm trong lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Trầm cảm chu sinh mang tính chất nghiêm trọng, nó khiến cho phụ nữ phải rơi vào trạng thái buồn bã, lo lắng kéo dài suốt quá trình mang thai và chăm con. Nếu các triệu chứng bệnh không được sớm phát hiện và can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí có thể cướp đi cả tính mạng của họ.

2. Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt (PMDĐ)

Các rối loạn trước ngày kinh nguyệt như tâm trạng cảm thấy buồn bực, khó chịu, dễ nổi nóng là tình trạng khá phổ biến và các triệu chứng cũng duy trì ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt lại là một dạng rối loạn hiếm gặp nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Khi mắc phải chứng rối loạn này, phụ nữ sẽ không thể kiểm soát được những cơn tức giận, cáu kỉnh, buồn bã, chán nản, khẩu vị thay đổi, đau nhức xương khớp, đầy hơi, tức ngực, đau vú hoặc thậm chí là ý định tự tử.

3. Trầm cảm thời kì tiền mãn kinh

Thời kì tiền mãn kinh là giai đoạn mà bất cứ phụ nữ nào cũng phải trải qua, đây là giai đoạn có thể khiến cho phụ nữ thay đổi về tính cách, cảm xúc, hành vi. Ngoài ra, những chị em đang trong giai đoạn này còn có thể gặp phải các triệu chứng như khó ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường, bốc hỏa. Tuy nhiên, đây là những biểu hiện bình thường, không mang tính chất nguy hiểm đối với phụ nữ. Ngược lại, nếu bạn phải vật lộn với sự lo lắng, buồn bã, xuất hiện các triệu chứng trầm cảm như dễ nóng giận, mất dần các hứng thú tại thời điểm chuyển tiếp mãn kinh thì nhiều nguy cơ bạn đang mắc phải chứng trầm cảm thời kì tiền mãn kinh.

Cách khắc phục chứng trầm cảm ở phụ nữ

Theo thống kê thì có khoảng hơn 50% trường hợp chẩn đoán sai về tình trạng trầm cảm ở phụ nữ và có hơn một nửa số người bệnh không tiến hành điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trầm cảm ở phụ nữ có thể điều trị được nếu sớm phát hiện và áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh. Hiện nay có hơn 80% các trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi nhờ vào sự kết hợp của nhiều biện pháp điều trị như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý hoặc thay đổi lối sống tích cực.

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị với những phương pháp sau đây:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Các loại thuốc được áp dụng trong quá trình điều trị trầm cảm tuy không có tác dụng chữa khỏi bệnh nhưng chúng sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng bệnh phát triển. Thông thường, đối với những trường hợp nghiệm trọng, các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn những loại thuốc phù hợp.

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ giúp kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh

Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây để chữa trầm cảm cần được sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Cũng bởi những loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, dễ kích động, suy giảm ham muốn,…Vì thế, trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần tuy thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu được xem là phương pháp hỗ trợ tốt nhất đối với những bệnh nhân trầm cảm. Bằng liệu pháp này, người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với chuyên gia tâm lý, từ đó họ sẽ thoải mái chia sẻ và tâm sự những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Thông qua cuộc trò chuyện, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh nhận thấy được những biểu hiện bất thường của bản thân và giúp họ đưa ra được những giải pháp khắc phục với những triệu chứng đó.

Thông thường, liệu pháp nhận thức sẽ được sử dụng nhiều trong các trường hợp bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân dần thay đổi những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của mình và học được cách đối phó với cơ thể của căn bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho phụ nữ hiểu hơn về sự khó khăn trong các mối quan hệ và biết cách cải thiện chúng tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp trị liệu cá nhân hoặc nhóm, gia đình cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với người bệnh.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

3. Thay đổi lối sống

Bên cạnh những phương pháp điều trị chuyên khoa trên thì người bệnh cũng cần nhanh chóng thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mình. Việc có được một lối sống tích cực và lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm tốt hơn, ngăn chặn tình trạng tái phát của bệnh. Một số thói quen mà bệnh nhân cần thực hiện như:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Người bệnh cần có chế độ vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, thói quen tập thể dục còn giúp giải tỏa áp lực, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 20 đến 30 phút để tập các bài tập thể thao đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,…cũng giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất được cải thiện đáng kể.
  • Ngủ đủ giấc: Việc có được một giấc ngủ trọn vẹn và chất lượng cũng góp phần nâng cao sức khỏe của con người, đặc biệt là những phụ nữ đang bị trầm cảm. Đối với người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23 giờ. Khi giấc ngủ được cân bằng sẽ giúp bạn có được một nguồn năng lượng sảng khoái, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực.
  • Ăn uống đủ chất: Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng làm yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe của người bị trầm cảm. Vì thế, bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống với nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
  • Hạn chế bia rượu, chất kích thích: Đây cũng được xem là một trong các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bệnh trầm cảm. Vì thế, phụ nữ đang mắc bệnh cần tránh xa bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện để không làm cho những triệu chứng bệnh gia tăng.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân: Phụ nữ thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn trong cuộc đời, đặc biệt là thời kì mang thai, sau khi sinh. Để hạn chế và cải thiện được các triệu chứng trầm cảm, người bệnh cần tìm đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, san sẻ công việc và chia sẻ khó khăn với họ. Đồng thời, các thành viên trong gia đình, bạn bè thân thiết cũng cần quan tâm, chăm sóc và lắng nghe người bệnh nhiều hơn.
  • Tìm đến những hoạt động thú vị:Người bệnh nên tìm đến những hoạt động thư giãn hoặc những câu lạc bộ mà mình yêu thích để giúp giải tỏa các áp lực. Một số gợi ý dành cho bạn như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, nghe nhạc, đọc sách, xem phim,….

Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm hiện nay vẫn chưa được xác minh rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trầm cảm ở phụ nữ có thể gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vì thế ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *