7 Kiến thức cần trang bị khi sống chung với người trầm cảm

Sống chung với người bị trầm cảm quả thực là vấn đề không hề dễ dàng. Để tránh những tình huống ngoài ý muốn, bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết.

sống chung với người trầm cảm
Cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để có thể sống chung với người bị trầm cảm

Kiến thức cần biết khi sống chung với người trầm cảm

Trầm cảm là một trong những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp bên cạnh hưng cảm, rối loạn cảm xúc theo mùa và rối loạn lưỡng cực. Bệnh lý này xảy ra khi cảm xúc giảm thấp dẫn đến tình trạng chán nản, buồn bã, đau khổ kèm theo hiện tượng giảm năng lượng và mất hoàn toàn hứng thú với những thứ xung quanh (kể cả những sở thích trước đây).

Người bị trầm cảm không chỉ phải đối mặt với sự bất thường về cảm xúc mà còn có lời nói, tư duy và hành vi khác thường. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống nói chung và học tập, nghề nghiệp nói riêng. Người mắc bệnh trầm cảm có xu hướng sống cô lập, tách biệt khỏi mọi người và lạm dụng chất. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh nhân dễ hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát và mất hoàn toàn khả năng lao động.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Người bị trầm cảm chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, bi quan và đôi khi hình thành cả những quan niệm sai lệch về bản thân. Hơn nữa, do tâm lý bất ổn nên bệnh nhân khá nhạy cảm với lời nói và cách ứng xử từ những người xung quanh. Khi sống chung với người trầm cảm, người nhà cần phải có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này để có biện pháp hỗ trợ và nâng đỡ tinh thần của người bệnh.

Dưới đây là một số kiến thức bạn cần nắm khi sống chung với người bị trầm cảm:

1. Hiểu rằng trầm cảm là bệnh lý

Nhiều người vẫn cho rằng, trầm cảm chỉ là trạng thái tâm lý tạm thời do phải đối mặt với các sự kiện có tính chất nghiêm trọng như người thân qua đời, gia đình vỡ nợ, công ty phá sản, mất con, mắc bệnh nan y,… Tuy nhiên, trầm cảm là bệnh tâm thần cần được thăm khám và điều trị. Bệnh lý này hoàn toàn không thể tự thuyên giảm nếu không được can thiệp kịp thời.

sống chung với người trầm cảm
Phải hiểu rằng trầm cảm là bệnh tâm thần, hoàn toàn không phải là trạng thái tâm lý tạm thời như buồn – vui

So với việc đối mặt với các bệnh thể chất, những bệnh lý về tâm lý – tâm thần có thể không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, những người xung quanh gần như không cảm nhận được nỗi đau của người bệnh. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ chìm đắm trong sự thất vọng, chán nản, buồn bã, bi quan và tuyệt vọng. Những cảm xúc này thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian khiến bệnh nhân trở nên u uất và cảm thấy không có động lực sống.

Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm thường có những quan niệm sai lệch hoàn toàn về bản thân như cho rằng bản thân đã phạm phải tội lỗi lớn, cần bị trừng phạt,… Thậm chí, một số bệnh nhân còn xuất hiện ảo thanh, ảo giác với nội dung là lời buộc tội bản thân, tiếng than khóc trong đám tang của chính mình. Dần dần, bệnh nhân rơi vào trạng thái u uất tột độ và tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.

Trầm cảm có mức độ đa dạng từ nhẹ đến nặng và một số bệnh nhân có thể phát triển hội chứng trầm cảm cười (bề ngoài vui vẻ, lạc quan nhưng bên trong là sự đau khổ tột cùng). Hiểu rằng trầm cảm là bệnh lý sẽ giúp bạn có sự thấu cảm và cư xử đúng mực hơn khi sống chung với người mắc bệnh lý này.

2. Động viên bệnh nhân tiếp nhận và tích cực điều trị

Như đã đề cập, trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không can thiệp, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian và hậu quả là bệnh nhân lạm dụng chất, thực hiện hành vi tự hại, tự sát và có thể phát triển thêm một số rối loạn tâm lý – tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn hoang tưởng,…

Nếu nhận thấy người thân hoặc bạn bè của mình có dấu hiệu trầm cảm, bạn nên động viên người bệnh đến khám tại Khoa Tâm lý của một số bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Tránh đề nghị bệnh nhân khám ở bệnh viện tâm thần do một số người bệnh có thể cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ vì người khác nghĩ rằng họ đang mắc bệnh tâm thần.

sống chung với người trầm cảm
Nên khuyến khích bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý

Việc thuyết phục người bệnh đến khám và điều trị có thể không dễ dàng. Thay vì nói rằng người bệnh đang có những cảm xúc và suy nghĩ bất thường, bạn nên để họ biết rằng, bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn và vướng mắc về mặt tâm lý – nhất là sau khi đối mặt với những sự kiện sang chấn. Tìm gặp bác sĩ sẽ giúp họ vượt qua nỗi đau và nhanh chóng tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Sau khi bệnh nhân đồng ý thăm khám và điều trị, bạn nên động viên người bệnh kiên trì trong việc sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý. Bởi quá trình điều trị bệnh trầm cảm có thể kéo dài trong nhiều năm và thậm chí là cả cuộc đời. Nếu không nhận được sự chia sẻ từ những người xung quanh, bệnh nhân rất dễ buông xuôi và tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.

3. Nắm rõ tác dụng phụ của thuốc điều trị

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị chính đối với bệnh trầm cảm. Tùy theo triệu chứng mỗi bệnh nhân gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần,… Trong đó, lựa chọn ưu tiên luôn là thuốc chống trầm cảm vì nhóm thuốc này mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.

Các loại thuốc điều trị trầm cảm đều tác động đến những yếu tố nội sinh bên trong não bộ. Do đó, bệnh nhân sẽ gặp không ít tác dụng phụ trong suốt thời gian sử dụng.

sống chung với người trầm cảm
Khi sống chung với người trầm cảm, cần nắm rõ tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc trầm cảm

Đặc biệt ở thời gian đầu, các loại thuốc này có thể gia tăng nguy cơ tự tử. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người dưới 25 tuổi. Chính vì vậy nếu sống chung với người trầm cảm, bạn nên tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của từng loại thuốc và kiểm soát chặt chẽ hành vi của người bệnh để kịp thời ngăn chặn những tình huống đáng tiếc.

Việc sử dụng thuốc trầm cảm cần được thực hiện nghiêm ngặt bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, người nhà cũng có thể hỗ trợ các bác sĩ bằng cách chú ý triệu chứng của bệnh nhân và đánh giá hiệu quả của thuốc. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử trí.

4. Xây dựng lối sống khoa học cho bệnh nhân

Bệnh nhân trầm cảm phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất do ảnh hưởng của cảm xúc, tư duy và hành vi bị ức chế. Trong đó thường gặp nhất là mất ngủ, toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, suy nhược, rối loạn kinh nguyệt, các vấn đề sinh lý nam, rối loạn tim mạch, đau vai gáy,…

Ngoài ra, bệnh nhân dễ tìm đến rượu bia và chất gây nghiện để quên đi nỗi buồn sâu sắc của bản thân. Tuy nhiên, các thói quen này lại tiếp tục làm gia tăng các vấn đề sức khỏe thể chất cho người bệnh như loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, suy gan và tệ hơn là phát triển thêm các rối loạn tâm lý – tâm thần khác.

Khi sống chung với người trầm cảm, bạn cần xây dựng cho bệnh nhân lối sống khoa học. Động viên người bệnh ra khỏi phòng, tiếp xúc với những người thân trong gia đình và ăn uống điều độ. Chế độ ăn hợp lý phần nào có thể giảm các triệu chứng thể chất và cải thiện đáng kể các cảm xúc tích cực. Theo các chuyên gia, bệnh nhân trầm cảm nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, vitamin C, D, B, A, sắt, kẽm và thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa.

sống chung với người trầm cảm
Giúp bệnh nhân xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh để cải thiện sức khỏe một cách toàn diện

Ngoài ra, nên khuyến khích bệnh nhân tập thể dục bằng cách đi dạo trong sân nhà, công viên, chăm sóc cây cối và dọn dẹp nhà cửa. Những hoạt động này có thể cải thiện sự dẻo dai của xương khớp và giảm đáng kể những triệu chứng thể chất do trầm cảm gây ra. Bên cạnh đó, nên động viên bệnh nhân ngủ nghỉ sớm và giảm bớt khối lượng công việc để tập trung vào quá trình điều trị.

5. Luôn lắng nghe người bệnh

Người mắc bệnh trầm cảm có thể không chủ động chia sẻ hay tâm sự với những người xung quanh. Để họ cảm thấy bản thân không hề cô đơn, bạn và người nhà nên tìm cách trò chuyện và chia sẻ. Tuy nhiên, cần chú ý lời nói của mình để tránh gây tổn thương cho người bệnh.

Khi người bệnh bày tỏ suy nghĩ, bạn nên động viên và chia sẻ bệnh nhân bằng những câu nói mang tính khích lệ. Tuyệt đối không chỉ trích hay phê phán bệnh nhân nhạy cảm quá hay cho rằng bệnh nhân đang có cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều người khác.

Ngoài việc thể hiện sự đồng cảm qua lời nói, bạn cũng có thể bày tỏ thấu cảm bằng ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt trìu mến, cái nắm tay hay là cái ôm thật chặt. Những hành động quan tâm, sẻ chia từ bạn chính là liều thuốc giúp người bệnh có động lực để vượt qua nỗi đau và những cảm xúc tiêu cực.

Người mắc bệnh trầm cảm có thể không chia sẻ cho bạn những vấn đề mà họ đang gặp phải. Bởi bệnh nhân có thể cảm thấy xấu hổ và sợ hãi vì cho rằng bản thân đã phạm phải tội lỗi nghiêm trọng. Chính vì vậy, hãy kiên nhẫn khi trò chuyện với họ. Nếu bạn bày tỏ được tình cảm chân thành, họ sẽ dần mở lòng và bắt đầu bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc thật.

6. Hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân trong cuộc sống

Bệnh nhân bị trầm cảm sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Với những trường hợp bị trầm cảm nhẹ, người bệnh vẫn có thể duy trì công việc và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên ở người bị trầm cảm trung bình và nặng, bệnh nhân thường không thể làm việc và gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Khi sống chung với người bị trầm cảm, bạn nên hỗ trợ và giúp đỡ bệnh nhân các công việc hằng ngày như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo,… Khi hỗ trợ người bệnh, hãy nói những câu trấn an tinh thần như “Trông bạn có vẻ không khỏe lắm, để đó tôi làm giúp cho” thay vì chì chiết và trách móc vì người bệnh giam mình trong phòng.

Khi tinh thần người bệnh ổn định hơn, bạn có thể nhờ người bệnh hỗ trợ một số việc như nêm nếm thức ăn, chăm sóc cây cối, thú nuôi,… Khi giúp đỡ được người khác, bản thân người bệnh sẽ cảm thấy mình có giá trị và dần nâng cao lòng tự trọng. Tránh tình trạng chăm sóc người bệnh quá mức khiến họ nghĩ rằng mình vô dụng, yếu kém và đáng chết vì trở thành gánh nặng của người khác.

7. Đừng đưa ra lời khuyên hay đánh giá người bệnh

Lời khuyên của bạn có thể khiến người bị trầm cảm cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Vì vậy, đừng đưa ra bất cứ lời khuyên hay đánh giá nào về người bệnh. Thay vào đó, hãy bày tỏ sự thấu cảm và chia sẻ để người bệnh cảm thấy không cô đơn và có thêm động lực để vượt qua nỗi đau. Nếu cần thiết, bạn và những thành viên trong gia đình nên tham gia trị liệu tâm lý cùng bệnh nhân để hiểu rõ tâm lý của người bệnh, qua đó có cách ứng xử và lời nói phù hợp hơn.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là những kiến thức cần trang bị khi sống chung với người bị trầm cảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trò chuyện thêm với những người có kinh nghiệm để hiểu hơn về cách chăm sóc và nắm bắt tâm lý của bệnh nhân.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *