Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai đang ngày càng tăng với rất nhiều hệ lụy không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt việc điều trị cho đối tượng này lại rất khó khăn, thậm chí nếu không cẩn thận lại có thể gây hại ngược lại cho bé. Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không, nên dùng những loại thuốc nào an toàn, tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Mẹ uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ hiện nay như áp lực gia đình, công việc; cơ thể mệt mỏi không được nghỉ ngơi, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể hoặc cũng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà truyền thông báo đài đã ảnh báo rất nhiều. Mắc bệnh này khiến cơ thể mẹ bầu dần trở nên buồn bã, trầm lặng và có những suy nghĩ tự tử, làm hại bản thân do không còn chịu được những áp lực mệt mỏi quá lớn.

Uống thuốc trầm cảm khi mang thai
Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Đặc biệt mức độ nguy hiểm của bệnh còn nằm trong giai đoạn điều trị. Phụ nữ có thai là một đối tượng rất đặc biệt, nếu không được chăm sóc kỹ, không được dùng thuốc đúng cách thì không chỉ làm hại bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thai nhi. Vì vậy kể cả với những người phụ nữ bị trầm cảm trước đó bác sĩ cũng thường khuyến khích bệnh nhân cần phải dừng thuốc một thời gian dài trước khi có ý định mang thai.

Mục đích của việc dùng thuốc chống trầm cảm cho bà bầu là ổn định tâm trạng, kiểm soát tạm thời các suy nghĩ, hành vi để bệnh nhân không có các hành vi tự tử hay làm hại bản thân. Mặt khác dùng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý cũng nhằm loại bỏ trầm cảm sớm hơn, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh với mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tuy nhiên việc dùng thuốc trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể mẹ như buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi vào ban ngày. Nguy hiểm hơn là những tác động nghiêm trọng đến thai nhi như

  • Hội chứng cai ở trẻ sơ sinh: Các nghiên cứu cho thấy việc mẹ dùng các nhóm thuốc chống trầm cảm Amitriptyline, Sertraline có thể gây ra hội chứng cai ở trẻ sơ sinh ngay sau khi được sinh ra. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm run rẩy, rối loạn giấc ngủ, gặp vấn đề về tiêu hóa, tăng trương lực cơ, trẻ sinh ra khóc the thé không dứt.
  • Gặp những biến chứng cuối thai kỳ: mẹ dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài đến cả những tháng cuối thai kỳ có thể gây ra những biến chứng như trẻ bị ngạt thở, thiếu oxy, mẹ cần phải đẻ mổ và nuôi con qua ống trong thời gian đầu
  • Tăng nguy cơ gây quái thai và dị tật: Một số kết quả nghiên cứu trên gần 400 thai phụ đã sử dụng thuốc trầm cảm cho thấy citalopram có thể làm tăng nguy cơ liên kết với các yếu tố khác và khiến thai nhi gặp bị dị tật, quái thai
  • Trẻ gặp các vấn đề phát triển về trí não: Các thống kê trên thực tế cũng cho thấy trẻ được tiếp xúc với các nhóm thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ thường gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí não khi lớn lên. Việc nói chuyện, học tập, viết lách hay làm toán của con thường có xu hướng chậm chạp hơn các bạn cùng trang lứa
  • Hội chứng serotonin: Kết quả một số thử nghiệm cho thấy bà bầu dùng paroxetine có thể gặp hội chứng serotonin và có thể xuất hiện ở cả con sau khi sinh ra
  • Trẻ bị vàng da hay tổn thương não: thuốc an thần cũng được rất nhiều bà bầu bị trầm cảm dùng vô tội vạ để dễ ngủ hơn, tuy nhiên việc lạm dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa bilirubin, kết quả là trẻ sinh ra bị vàng da, nặng hơn thì tổn thương não
  • Một số tác động khác: trẻ sinh ra bị  nhẹ cân, chậm lớn, trở nên thờ ơ, hay khóc lóc nhiều.. đồng thời các vấn đề tâm thần ở trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng xấu khiến trẻ có xu hướng nhìn nhận sai lệch về mọi thứ

Việc uống thuốc trầm cảm khi mang thai có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả sức khỏe mẹ và thai nhi. Mặt khác nếu mẹ đang dùng thuốc mà dùng thuốc lại để mang thai an toàn hơn thì cũng gây ra các trạng thái buồn bã, lo âu, kích động và gây ra nhiều ảnh hưởng trầm trọng không kém việc tiếp tục dùng thuốc.

Do đó với băn khoăn uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không thì câu trả lời là có, thậm chí là ảnh hưởng rất nhiều. Mặc dù vậy nhưng với các trường hợp nặng việc dùng thuốc vẫn không thể nào tránh khỏi.

Làm sao để hạn chế các ảnh hưởng do uống thuốc trầm cảm khi mang thai?

Hầu hết bất cứ các loại thuốc tây nào cũng đều gây ra các tác dụng phụ không tốt cho thai nhi nên bác sĩ cần cân nhắc rất kỹ nếu muốn sử dụng. Tuy nhiên trong các giai đoạn trầm cảm nặng, việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi. Vì vậy bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích đem lại cao hơn các nguy cơ có thể xuất hiện. Việc dùng thuốc cần đảm bảo tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có sự theo dõi chặt chẽ về trạng thái, tình trạng thai nhi để sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.

Uống thuốc trầm cảm khi mang thai
Bà bầu cần đi thăm khám sớm và tuyệt đối thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ để giảm các ảnh hưởng khi uống thuốc

Một số loại thuốc tạm thời được đánh giá an toàn trong thời điểm thai kỳ như fluoxetine (prozac, oxeflu, oxedep) hay paroxetin (pharmapar, wicky), tuy nhiên hầu hết chỉ được khuyến khích dùng cho các trường hợp nặng để kiểm soát các triệu chứng hành vi bất thường. Dù vậy vẫn không thể khẳng định là các nhóm thuốc này sẽ an toàn tuyệt đối.

Tốt nhất để giảm một số nguy cơ và các ảnh hưởng khi uống thuốc trầm cảm khi mang thai có thể xảy ra, bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau đây

  • Tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị trầm cảm không nên mang thai hoặc nếu mang thai cần thông báo ngay cho bác sĩ
  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời điểm dùng. Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc không tăng/ giảm liều lượng. Nếu có nhu cầu dùng thêm bất cứ loại thuốc nào cũng nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ, không nên tự ý dùng
  • Chấp nhận trị liệu tâm lý nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng. Đây cũng là các phương pháp chính được bác sĩ hướng tới. Trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân hiểu được tình trạng bệnh, tầm quan trọng của sức khỏe, biết cách kiểm soát căng thẳng và có những suy nghĩ, hành vi đúng đắn hơn. thông qua đó bệnh nhân có thể dần ổn định cảm xúc và quy trở lại với cuộc sống bình thường mà không quá phụ thuộc vào các loại thuốc. Dù vậy việc điều trị tâm lý cũng cần có thời gian dài mới thực sự có kết quả, nhất là trong trường hợp bệnh nhân khép mình không muốn điều trị.
  • Ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ nếu thấy các bất cứ các triệu chứng bất thường nào khi đang sử dụng thuốc
  • Điều chỉnh chế độ sống lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh để đầu óc căng thẳng quá mức
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cả mẹ và con cùng khỏe mạnh nhất
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường thể lực, tuy nhiên chú ý lựa chọn những bài tập phù hợp
  • Thực hành thiền, luyện tập yoga để kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn
  • Tham gia các lớp học tiền sản để hiểu thêm về cách chăm sóc bản thân và thai nhi, tránh những căng thẳng lo lắng quá mức
  • Nói chuyện nhiều hơn, tâm sự với chồng, bạn bè hay cha mẹ để giải tỏa những căng thẳng lo lắng quá mức
  • Nghe nhạc, nấu ăn hay thực hiện các sở thích để giải tỏa căng thẳng
  • Tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và thai nhi, qua đó phát hiện sớm các bất thường nếu có

Quan trọng nhất là mẹ bầu phải thực sự quyết tâm muốn điều trị bệnh. Gia đình cần luôn đồng hành ở bên để khuyên nhủ, an ủi, khuyến khích để thai phụ có những suy nghĩ tích cực hơn, chấp nhận điều trị mà không cần dùng đến thuốc. Ngoài ra mẹ cũng cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm khi mang thai ngay từ sớm qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh hơn mỗi ngày.

Xử lý vấn đề phát sinh khi uống thuốc trầm cảm trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với nhiều vấn đề khi uống thuốc trầm cảm trong thai kỳ. Bên cạnh những tác dụng không mong muốn, mẹ bầu cũng gặp phải không ít vấn đề phát sinh. Dưới đây là cách xử lý các vấn đề có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc:

1. Đang uống thuốc trầm cảm thì mang thai

Không ít người gặp phải tình trạng đang uống thuốc trầm cảm thì mang thai. Trên thực tế, trầm cảm là một dạng rối loạn khí sắc tiến triển mãn tính, yêu cầu phải sử dụng thuốc dài hạn để ngăn ngừa tái phát và ổn định tâm trạng. Do đó, không ít người phát hiện mang thai khi đang sử dụng thuốc.

Nếu gặp phải tình trạng này, vấn đề đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh và đến gặp bác sĩ ngay trong thời gian sớm nhất. Tuyệt đối không ngưng thuốc để bảo đảm an toàn cho thai nhi, bởi một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng cai nghiện khi ngưng đột ngột.

đang uống thuốc trầm cảm thì mang thai
Đang uống thuốc trầm cảm thì mang thai phải làm sao?

Cách hiệu quả nhất trong trường hợp này là tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý. Khi đến bệnh viện, nên đem theo toa thuốc và loại thuốc đã sử dụng. Tất cả các loại thuốc điều trị trầm cảm đều tiềm ẩn rủi ro đối với thai nhi và phụ nữ mang thai.

Trong đó, thuốc an thần benzodiazepine có thể tăng nguy cơ sảy thai lên 2 lần và dễ gặp phải tình trạng thai ngoài tử cung. Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOIs) có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và các loại thuốc khác cũng gia tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân,… Nếu có thể, nên ngưng thuốc trước 1 – 2 tháng trước khi quyết định mang thai để đảm bảo an toàn.

Đối với những trường hợp đang uống thuốc trầm cảm thì mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi chặt chẽ trong vài tuần đầu. Phần lớn những trường hợp này sẽ bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Việc thăm khám chặt chẽ sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý sớm khi có vấn đề bất thường.

Trong trường hợp có thể giữ thai qua tháng thứ 3, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sàng lọc để đánh giá nguy cơ mắc phải các dị tật thai nhi. Nếu nhận thấy thai nhi có nguy cơ dị tật cao, mức độ dị tật nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ để đảm bảo tính mạng cho người mẹ.

2. Lỡ uống thuốc trầm cảm khi mang thai

Trong thời gian mang thai, một số mẹ bầu gặp phải biểu hiện trầm cảm do tác động của nội tiết tố. Để kiểm soát các triệu chứng này, không ít mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc. Trong trường hợp lỡ uống thuốc trầm cảm khi mang thai, cần thông báo ngay với bác sĩ về loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.

Ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu ở lại bệnh viện để được theo dõi và xử lý nếu có vấn đề bất thường. Trong trường hợp không có vấn đề phát sinh, mẹ bầu có thể trở về nhà nhưng cần chú ý đến những biểu hiện bất thường và đến ngay bệnh viện khi cần thiết. Với những người lỡ uống thuốc trầm cảm khi mang thai, bác sĩ sẽ yêu cầu khám thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề ở bài thai. Qua đó có các biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Nếu nhận thấy có các biểu hiện trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc dẫn đến nhiều rủi ro và tình huống ngoài ý muốn.

3. Khi phát hiện tác dụng phụ

Tất cả các loại thuốc đều tiềm ẩn tác dụng ngoại ý bên cạnh những lợi ích mang lại. Ở phụ nữ mang thai, nguy cơ khi dùng thuốc sẽ cao hơn các đối tượng khác do thuốc có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, thể chất của thai nhi. Nếu nhận thấy tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc, mẹ bầu nên báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.

Sai lầm thường gặp nhất ở mẹ bầu là tự ý ngưng thuốc khi phát hiện các tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, việc ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra nhiều rủi ro, thậm chí đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, cách an toàn và hiệu quả nhất là thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tác dụng phụ gặp phải, tình trạng sức khỏe, tuổi thai và loại thuốc đã sử dụng để đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Việc uống thuốc trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và thai nhi nên cần cố gắng hạn chế việc sử dụng. Nếu có các dấu hiệu bệnh trầm cảm, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra hướng giải quyết kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm trầm trọng khác có thể xuất hiện.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *