Thuốc trầm cảm có gây nghiện không? Uống lâu ngày có sao không?

Thuốc trầm cảm có gây nghiện không, nếu uống lâu ngày có sao không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân.

Thuốc trầm cảm có gây nghiện không?

Mục đích chính của việc dùng thuốc trầm cảm là nhanh chóng ổn định cảm xúc cho người bệnh, giảm các triệu chứng bệnh, và ngăn chặn những hành vi, suy nghĩ tiêu cực.

Thuốc trầm cảm có gây nghiện không
Thuốc trầm cảm có gây nghiện không là vấn đề khiến nhiều người lo lắng

Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là điều người bệnh phải đối mặt. Chính vì thế không ít người băn khoăn rằng, dùng thuốc trầm cảm có gây nghiện không.

Để giải đáp điều này, chúng ta cần biết được những nhóm thuốc chính được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Nhóm SSRI: Sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram,…
  • Nhóm SNRI: Venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine,…
  • Nhóm TCA (thuốc chống trầm cảm ba vòng): Imipramine, doxepin, desipramine, amitriptyline,…
  • Nhóm IMAO: Tanakan, Ginko, Nootropyl, Seduxen, Cinnarizine, Cavinton forte,…
  • Nhóm MAOI: Isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine,…
  • Nhóm Atypical antidepressants:  Trazodone, mirtazapin, bupropion,…

Hiện nay bác sĩ chủ yếu dùng 3 nhóm chính là: thuốc nhóm IMAO, thuốc chống trầm cảm ba vòng, và nhóm SSRI. Những nhóm thuốc này hoàn toàn không gây nghiện.

Người bệnh chỉ cần đảm bảo dùng đúng liều lượng, đúng chỉ định sẽ không gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Không được tự ý đổi thuốc, hoặc tăng giảm liều lượng theo ý muốn.

Một số bệnh nhân ngưng thuốc chống trầm cảm đột ngột có thể mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu. Các triệu chứng này khiến nhiều người nhầm lẫn với việc nghiện thuốc

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về phác đồ điều trị để có hiệu quả tốt nhất. Không được tự ý dùng các loại thuốc khác để tránh tương tác có hại.

Phối hợp và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị. Bệnh nhân có thể tránh được tác dụng phụ, và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài có sao không?

Dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài có sao không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, và khả năng tiếp thu của bệnh nhân.

Điều trị trầm cảm yêu cầu một quãng thời gian rất dài tùy theo mức độ bệnh. Thông thường, người bệnh cần phải dùng thuốc ít nhất trong vòng 6 tháng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng.

dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài
Dùng thuốc chống trầm cảm kéo dài khiến họ cảm giác như không còn là chính mình

Có những bệnh nhân trầm cảm nặng vẫn phải tiếp tục dùng liều duy trì trong 2- 3 năm. Thậm chí có những người phải liên tục dùng trong 15 năm để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.

Dùng thuốc trầm cảm kéo dài có thể khiến bệnh nhân không điều khiển được cảm xúc, suy nghĩ. Nhiều trường hợp bị giảm khả năng đáp ứng thuốc, nhờn thuốc.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, thống kê thực tế cho thấy tỷ lệ số bệnh nhân giảm tiếp nhận thuốc dao động từ 9% đến 57%.

Đặc biệt, các nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình có thể khiến bệnh nhân trầm cảm chuyển sang giai đoạn hưng cảm nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Do đó, nhóm thuốc này thường được cân nhắc trước khi chỉ định cho bệnh nhân. Ngoài ra, dùng thuốc kéo dài cũng có thể gây trầm trọng thêm những tác dụng phụ.

Xem thêm: Thuốc ngủ liều mạnh: Những hậu quả rất khó lường khi lạm dụng

Làm thế nào để rút ngắn thời gian dùng thuốc?

Nói chung, không chỉ riêng thuốc chống trầm cảm mà, mà bất cứ loại thuốc nào cũng gây tác động xấu cho sức khỏe nếu dùng kéo dài.

Tuy nhiên, nếu người bệnh có phương pháp điều trị bệnh tốt và có lối sống khoa học, thời gian dùng thuốc có thể rút ngắn khiến tác dụng phụ giảm đáng kể.

Bệnh nhân trầm cảm thường sẽ tái khám theo định kỳ với bác sĩ. Qua kiểm tra nếu thấy các triệu chứng đã cải thiện, bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh dần liều lượng thuốc.

Thuốc trầm cảm có gây nghiện không
Người bệnh nên gặp bác sĩ để trao đổi thường xuyên về tình hình tiến triển bệnh

Để hỗ trợ cho quá trình rút ngắn thời gian dùng thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Nếu cảm thấy bất thường, trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc
  • Kết hợp với trị liệu tâm lý để dần quay trở về với trạng thái bình thường
  • Học cách kiểm soát căng thẳng
  • Có lối sống khoa học lành mạnh, vui vẻ mỗi ngày
  • Tăng cường bổ sung rau củ, chất xơ và các vitamin cần thiết
  • Tham khảo thêm với bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích
  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực, giải phóng năng lượng tiêu cực
  • Nghe nhạc, tập yoga, thiền chánh niệm, tập hít thở
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc
  • Tránh để đầu óc bị căng thẳng mệt mỏi quá sức
  • Tận hưởng nguồn năng lượng tích cực từ thiên nhiên tươi đẹp
  • Làm bạn với những người luôn vui vẻ
  • Sống cùng gia đình để không có cảm giác cô đơn
  • Yêu thương bản thân hơn
  • Giữ liên lạc và trao đổi với bác sĩ khi cần thiết.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là một số chia sẻ về thắc mắc thuốc trầm cảm có gây nghiện không, và uống thuốc lâu dài sẽ thế nào. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn các thông tin hữu ích.

Các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay hầu như không gây nghiện. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chủ quan, chúng ta vẫn cần tuântheo các chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *