Trầm cảm ở giới trẻ hiện nay: Nguyên nhân và hướng giải quyết

Dựa vào số liệu đã ước tính từ WHO thì trầm cảm chính là căn bệnh phổ biến thứ 2 gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người. Trong đó, tỷ lệ trầm cảm xuất hiện phổ biến ở giới trẻ và đã có không ít các trường hợp tự sát có liên quan đến chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm này. 

Thực trạng trầm cảm ở giới trẻ hiện nay

Trầm cảm chắc hẳn không còn là vấn đề sức khỏe tâm lý quá xa lạ đối với xã hội hiện nay. Đây là một chứng rối loạn tâm thần với sự đặc trưng là tình trạng suy giảm khí sắc, u buồn, chán nản, mệt mỏi và mất dần hứng thú đối với cuộc sống, tương lai.

Những người mắc phải chứng bệnh này thường liên tục cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng, suy sụp về cuộc sống. Kèm theo đó là những biến đổi nhanh chóng về mặt thể chất như mất ngủ, chán ăn, đau nhức cơ thể, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tim mạch,…

Trầm cảm ở giới trẻ
Trầm cảm là căn bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ ai, đặc biệt là giới trẻ.

Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì đến năm 2020, trầm cảm chính là căn bệnh phổ biến thứ 2 (chỉ sau tim mạch) gây ra các hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng đáng kể, đặc biệt là giới trẻ.

Dựa vào nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc thì tại Việt Nam, có đến gần 29% các trường hợp trẻ vị thành niên mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất là tình trạng stress, trầm cảm. Mặt khác, tỷ lệ người bệnh được hỗ trợ can thiệp và điều trị lại chiếm số lượng rất nhỏ, thậm chí có nhiều trường hợp không được phát hiện khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ, gây nguy hiểm đến xã hội và bản thân người bệnh.

Các chuyên gia cho biết rằng, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, giới trẻ mặc dù nhận được nhiều cơ hội để khẳng định bản thân nhưng cũng khó có thể tránh khỏi những áp lực, thách thức từ học tập, tài chính, gia đình, xã hội. Nhìn vào thực tế những năm gần đây có thể thấy rằng, có không ít các trường hợp tự sát liên quan đến trầm cảm đều là đối tượng trẻ, nhất là các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Một thực trạng đáng buồn hơn đó chính là sự thờ ơ và không có hiểu biết rõ về trầm cảm khiến cho nhiều bậc phụ huynh khó có thể nhận biết, can thiệp kịp thời trước những sự biến đổi bất ổn về tâm lý của trẻ. Nếu trầm cảm ở giới trẻ được phát hiện trong giai đoạn sớm và áp dụng hiệu quả các phương pháp điều trị thích hợp thì trẻ hoàn toàn có thể phục hồi được tình trạng sức khỏe, cân bằng lại trạng thái tâm lý để phát triển toàn diện hơn.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở giới trẻ

Trầm cảm không loại trừ bất kỳ ai và ai trong chúng ta cũng có khả năng rơi vào trạng thái trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, giới trẻ hiện nay đang là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cùng các vấn đề sức khỏe tâm lý nhất bởi hàng loạt các yếu tố tác động khác nhau.

Giới trẻ luôn được xem là mầm non tương lai của đất nước và phần lớn chúng ta đều có sự kỳ vọng nhất định đối với thế hệ mới. Điều này mang đến những áp lực vô cùng nặng nề và to lớn đối với các bạn trẻ và cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều thanh thiếu niên, trẻ vị thành niên rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài.

Để có thể hỗ trợ tốt cho quá trình can thiệp trầm cảm ở giới trẻ, đầu tiên chúng ta cũng cần biết rõ về nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cụ thể về lý do khởi phát trầm cảm nhưng đối với tình trạng trầm cảm ở giới trẻ sẽ có một số yếu tố liên quan như:

1. Yếu tố di truyền

Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có hơn 40% các trường hợp trẻ mắc bệnh trầm cảm đều được tìm thấy yếu tố liên quan đến ADN. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, những trẻ có ba mẹ, ông bà, anh chị hoặc những người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần liên quan thì tỷ lệ khởi phát bệnh của trẻ sẽ cao gấp 3 lần so với mức bình thường.

Bên cạnh đó, trầm cảm cũng có nguy cơ “lây nhiễm” từ người này sang người khác nếu họ thường xuyên sinh hoạt, chia sẻ cùng nhau. Hiểu theo cách rõ ràng hơn thì những người sống cùng với người bệnh trầm cảm có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, lối sinh hoạt hàng ngày của họ và dần hình thành nên các triệu chứng của trầm cảm.

2. Do áp lực học tập

Với giới trẻ, để có thể thành công và phát triển vững vàng trong cuộc sống thì việc học tập là điều vô cùng cần thiết luôn được đặt nặng ngay từ nhỏ. Nhiều em học sinh hiện nay phải liên tục đối diện với lịch trình học tập dày đặc, không chỉ cần phải hoàn thành việc học tại trường lớp mà trẻ còn phải tiếp tục tham gia nhiều lớp học kỹ năng bên ngoài để có thể hoàn thiện bản thân.

Trầm cảm ở giới trẻ
Áp lực học tập là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều giới trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Nhiều em học sinh chia sẻ về việc không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi đúng với lứa tuổi. Phần lớn thời gian của trẻ đều dành cho việc học tập, thậm chí thời khóa biểu cho cuối tuần còn nặng nề hơn gấp nhiều lần so với ngày thường.

Việc học tập đối với giới trẻ hiện nay được xem như một “gánh nặng” bởi sức ép của bài vở, áp lực từ thi cử, điểm số, thành tích khiến cho các em cảm thấy vô cùng mệt mỏi và căng thẳng. Không những thế, những sự kỳ vọng quá lớn từ ba mẹ, thầy cô và nhà trường cũng chính là yếu tố làm gia tăng áp lực cho trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tiêu cực và ám ảnh tâm lý to lớn về chuyện học tập, từ đó dễ hình thành nên các biểu hiện tiềm ẩn của trầm cảm.

3. Áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure là cụm từ liên tục được nhắc đến đối với giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là khi công nghệ càng phát triển, những áp lực đến từ bạn bè ngày gia tăng một cách đáng kể. Chỉ cần 5 phút ngồi lướt facebook, instagram, zalo, tiktok cũng đủ khiến bạn cảm thấy đau đầu vì những thành công của những người bằng tuổi.

Cùng xuất phát ở một thời điểm nhưng đứa thì giành được học bổng du học, đứa tậu được xe hơi, nhà lầu, đứa thì khởi nghiệp với số tiền ít ỏi hoặc đi du lịch khắp cả thế giới. Bước vào thế giới đầy rẫy những ánh hào quang khiến cho nhiều bạn trẻ cảm thấy vô cùng ngộp thở và luôn dằn vặt bản thân bởi sự kém cỏi, bất tài của chính mình.

Trầm cảm ở giới trẻ cũng xuất phát từ tâm lý tiêu cực này và nó khiến cho nhiều người dần rơi vào bế tắc. Họ có thể liên tục trách móc bản thân, cảm thấy tự ti với bạn bè và cả những người xung quanh, dần trở nên thu mình, sống khép kín hơn. Thậm chí còn có không ít các trường hợp buông xuôi tất cả, tự hủy hoại chính cuộc đời của mình vì áp lực đồng trang lứa quá lớn.

4. Tác động từ gia đình

Bất kỳ bậc làm ba mẹ nào cũng mong muốn con cái có thể thành công trong cuộc sống. Họ luôn hy vọng con đạt được những thành tích tốt trong học tập, có được công việc ổn định với mức lương đáng mơ ước hoặc trở thành ông này bà nọ để xứng đáng với sự mong mỏi, hy sinh của gia đình.

Trầm cảm ở giới trẻ
Gia đình, môi trường sống có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh còn liên tục chen vào đời sống cá nhân của con cái với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Họ dường như không tôn trọng đến suy nghĩ, cảm xúc và những ước mơ của con cái. Điều này gây nên những áp lực và tổn thương tâm lý vô cùng to lớn khiến cho nhiều giới trẻ rơi vào trạng thái bất ổn về tinh thần.

Mặc dù hiểu rõ những sự nghiêm khắc của ba mẹ đều xuất phát từ tình yêu thương vô bờ đối với đứa con “mang nặng đẻ đau”. Tuy nhiên, những kỳ vọng quá lớn, những sự quản lý, ràng buộc mất kiểm soát có thể đẩy con cái vào hố sâu của những cảm xúc tồi tệ và nó chính là nguyên do gây ra tình trạng trầm cảm ở nhiều giới trẻ hiện nay.

5. Áp lực từ thời đại

Ai cũng cho rằng giới trẻ ngày nay thực sự rất sung sướng khi được tận hưởng đầy đủ các sự tiện lợi từ những thiết bị máy móc hiện đại cho đến môi trường sống hạnh phúc, lành mạnh. Tuy nhiên, song song với những sự phát triển tiên tiến đó thì giới trẻ cũng phải đối diện với vô vàn những áp lực to lớn từ thời đại.

Hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, giới trẻ đã có thể dễ dàng cập nhật tất cả các thông tin trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bể thông tin đó lại vô tình gây nên áp lực lớn đối với các bạn trẻ hiện nay, khiến họ phải luôn cố gắng và nỗ lực để trở thành một điều gì đó thực phi thường và nổi trội.

Với những chuẩn bị gắt gao từ xã hội hiện đại, giới trẻ không chỉ cần tập trung vào kiến thức mà còn phải hoàn thiện về cả ngoại hình, cách cư xử và nhiều khía cạnh khác. Nếu không thể đạt được những chuẩn mực ấy sẽ khiến họ trở thành tâm điểm của sự chỉ trích và khó có thể hòa nhập với cộng đồng. Điều này tạo nên sự lạc lõng, đơn độc và thất vọng về bản thân, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

6. Áp lực từ công việc

Đối với những người trẻ đã rời khỏi ghế nhà trường và bắt đầu hành trình tìm kiếm, chinh phục nghề nghiệp mơ ước thì áp lực to lớn nhất chính là việc làm. Trong những năm trở lại đây bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thông tin người trẻ thất nghiệp, che giấu bằng cấp để làm công nhân.

Trầm cảm ở giới trẻ
Thất nghiệp, dư luận xã hội chính là yếu tố giết chết tinh thần của nhiều giới trẻ.

Công việc không được đảm bảo kéo theo áp lực từ tài chính, tình cảm và các mối quan hệ cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Điều này khiến cho tâm lý của nhiều bạn trẻ trở nên suy sụp, họ hoài nghi về năng lực của bản thân và khó có thể trụ vững trong xã hội gấp gáp, vội vã hiện nay.

Thậm chí, nhiều người dù có công việc nhưng lại cũng khó tránh khỏi được nguy cơ trầm cảm bởi nơi công sở lại đầy rẫy những cạm bẫy và khó khăn. Sự cạnh tranh về các vị trí quan trọng, đấu đá nơi công sở, bất mãn về đồng nghiệp, ghen ăn tức ở lẫn nhau,…cũng vô tình tạo nên các áp lực to lớn đối với giới trẻ hiện nay.

Trầm cảm ở giới trẻ và những hệ lụy khó lường

Trầm cảm luôn được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm với vô vàn những hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra. Đặc biệt hơn, khi trầm cảm xuất hiện ở giới trẻ – thế hệ tương lai của đất nước thì sự ảnh hưởng đó lại càng gia tăng gấp nhiều lần.

Tác hại rõ nét nhất có thể thấy ở những người bệnh trầm cảm đó chính là suy giảm nặng nề về mặt sức khỏe tinh thần. Dù trầm cảm xuất hiện ở mức độ nhẹ hay nặng thì người bệnh cũng sẽ phải đối diện với những sự biến đổi nhanh chóng, bất thường về cảm xúc. Họ khó có thể kiểm soát tốt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và đôi khi cảm thấy bất lực về điều nó.

Song song với đó, thì trầm cảm còn gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe thể chất của nhiều người bệnh. Trầm cảm không chỉ tạo nên cảm giác buồn chán, ủ rũ về tinh thần mà còn làm xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu,…khiến cơ thể người bệnh dần bị suy giảm, sức đề kháng kém và gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường, hô hấp,…

Trầm cảm ở giới trẻ
Trầm cảm là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây nên những vụ tự sát ở giới trẻ.

Ngoài ra, cảm xúc và hành vi là 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cảm xúc có thể chi phối và quyết định đến lựa chọn, hành động của mỗi con người. Vì thế, những người bị trầm cảm thường khó có thể quản lý tốt về hành vi của chính mình, có không ít trường hợp tự làm tổn thương bản thân hoặc gây ra những phản ứng tiêu cực đối với gia đình, xã hội.

Trong thực tế, trầm cảm ở giới trẻ chính là nguyên nhân phổ biến làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Giới trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ có xu hướng tìm đến rượu bia, các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc của bản thân. Thậm chí do sự dồn nén về mặt cảm xúc lâu này có thể khiến họ thực hiện các hành vi chống đối, gây rối, làm mất trật tự xã hội.

Thế hệ trẻ – những người định hình tương lai của đất nước nếu không được chăm sóc tốt và loại bỏ những ảnh hưởng từ trầm cảm thì có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát ở người bệnh. Số liệu thống kê khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng bởi cứ mỗi 100 phút lại có một người trẻ tự tay chấm dứt cuộc đời của mình.

Các nhà khoa học cho biết rằng, tự sát là nguyên nhân đứng thứ 3 khiến cho những người trẻ trong độ tuổi 15 -26 tử vong. Trong đó có hơn 20% các trường hợp tự sát ở giới trẻ do ảnh hưởng từ căn bệnh trầm cảm, 15% trường hợp trầm cảm nặng không được kịp thời cứu chữa và can thiệp hiệu quả.

Đây thực sự là một con số đáng báo động và cần nhận được sự quan tâm cấp thiết của toàn xã hội. Trầm cảm hiện đang gia tăng một cách mất kiểm soát và nếu giới trẻ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn thì sự phát triển của xã hội sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn.

Hướng giải quyết và điều trị trầm cảm ở giới trẻ

Trầm cảm ở giới trẻ chính là vấn đề nan giải của toàn xã hội hiện nay. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức trong việc phòng ngừa, ngăn chặn sự ảnh hưởng của căn bệnh nguy hiểm này để duy trì một đời sống lành mạnh, tốt đẹp.

Với sự phát triển vượt bậc của y học tiên tiến, trầm cảm đã có thể được khắc phục tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và sự đáp ứng của từng người bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng cân bằng lại trạng thái cảm xúc, đẩy lùi những tổn thương tâm lý.

Nếu có thể kịp thời phát hiện trầm cảm trong giai đoạn sớm thì giới trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội để vượt qua giai đoạn khủng hoảng về tâm lý. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể chấp nhận được căn bệnh của chính mình hoặc thậm chí nhiều bạn trẻ vẫn chưa thể tự nhận thức được sự bất ổn của bản thân.

Do đó, gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần có sự quan tâm đúng mực để có thể hỗ trợ tốt trong công tác can thiệp, ngăn chặn trầm cảm ở giới trẻ hiện nay. Đối với các tình trạng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thì người bệnh sẽ được cân nhắc để áp dụng tốt các phương pháp can thiệp như sau:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý hiện đang được đánh giá là một trong các biện pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tâm thần hiệu quả và an toàn nhất được các chuyên gia khuyến khích áp dụng, nhất là tình trạng trầm cảm ở giới trẻ. Ưu điểm vượt trội của cách can thiệp này đó chính là không sử dụng đến thuốc điều trị, không can thiệp cơ thể nên hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ hay biến chứng về sau, có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các trường hợp trầm cảm ở giới trẻ khi được hỗ trợ trị liệu tâm lý sẽ dần hiểu rõ hơn về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và từng bước tìm cách khắc phục, giải quyết triệt để những nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Sau các buổi trị liệu, trẻ sẽ dần được hồi phục về tinh thần, biết cách điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực và lành mạnh hơn.

Trầm cảm ở giới trẻ
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và khắc phục tốt cho trẻ bị trầm cảm.

Đồng thời, nhà trị liệu còn trang bị cho thế hệ tương lai về những kỹ năng cần thiết để đối phó tốt với căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống. Điều này không chỉ giúp cho trẻ xây dựng tốt về chất lượng đời sống cá nhân mà còn biết cách hòa nhập, hỗ trợ cộng đồng hiệu quả.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị số 1 có thể đồng hành và giúp đỡ hiệu quả cho các trường hợp trầm cảm ở giới trẻ. Đây là cơ sở tiên phong trong việc ứng dụng thành công trị liệu tâm lý để chữa lành những vết thương tâm hồn cho cộng đồng.

Đội ngũ chuyên gia, các master coach của NHC luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với những sự tổn thương về tinh thần. Họ luôn mong muốn mang đến những liệu pháp hữu hiệu và an toàn nhất để giúp từng thân chủ thoát khỏi sự ám ảnh to lớn về tâm lý, xây dựng được đời sống hạnh phúc, vui vẻ lâu dài.

2. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, điều chỉnh cảm xúc có thể được cân nhắc sử dụng cho những trường hợp trầm cảm nặng ở giới trẻ. Nếu các biểu hiện trầm cảm của trẻ thể hiện một cách quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hoặc trẻ có ý định muốn tự sát thì việc dùng thuốc sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát, thuyên giảm triệu chứng nguy hiểm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào được công nhận về tác dụng điều trị tận gốc trầm cảm nhưng việc uống thuốc sẽ mang đến tác dụng tốt cho quá trình can thiệp, đặc biệt là khi được kết hợp cùng với trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc hỗ trợ điều trị tâm thần đều có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Đối với các tình trạng trầm cảm ở giới trẻ nếu được phát hiện sớm thì các chuyên gia cũng sẽ khuyến khích áp dụng tốt các biện pháp cải thiện ngay tại nhà để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tự nhiên. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ song song giữa các phương pháp chuyên khoa cùng với sự hỗ trợ tại nhà cũng góp phần làm gia tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

Trầm cảm ở giới trẻ
Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách hiệu quả, an toàn để giới trẻ đẩy lùi trầm cảm.

Vì thế, trong quá trình can thiệp trầm cảm, người bệnh đừng nên bỏ qua những nguyên tắc hỗ trợ sau đây:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, protein, omega-3 có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, cần duy trì chế độ ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, tránh lạm dụng các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hay các thực phẩm béo, quá ngọt.
  • Đảm bảo tốt về chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và duy trì giấc ngủ ngon, sâu giấc.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu khoa học cho biết rằng, khi tập thể dục, cơ thể sẽ được vận động lành mạnh và sản sinh ra hàm lượng hormone hạnh phúc, đẩy lùi căng thẳng, trầm cảm.
  • Loại bỏ những thói quen tiêu cực hàng ngày, chẳng hạn như thức khuya, thường xuyên sử dụng mạng xã hội, uống rượu bia, thuốc lá, tiếp cận với các thông tin tiêu cực, duy trì các mối quan hệ độc hại,….
  • Chủ động hơn trong việc chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với những người xung quanh để có thể giải tỏa tâm trạng hiệu quả và nhanh chóng.
  • Viết nhật ký cũng là một trong các gợi ý tuyệt vời được chuyên gia tâm lý khuyến khích áp dụng cho người bệnh trầm cảm.
  • Trang bị cho bản thân những mẹo thư giãn để đẩy lùi stress, lo lắng, buồn bã nhanh chóng. Ví dụ như nghe nhạc, đọc sách, uống trà thảo mộc, yoga, thiền định, chơi với thú cưng, hít thở sâu,….

Trầm cảm ở giới trẻ hiện nay là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Hy vọng qua thông tin chia sẻ của bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thực trạng trầm cảm hiện nay và có biện pháp can thiệp, điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *