Trầm cảm cấp độ 2: Nhận biết và cách xử lý

Với tần suất tăng lên đáng kể, những dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm cấp độ 2 trở nên rõ ràng và đáng chú ý hơn hẳn so với bệnh trầm cảm cấp độ 1.

Bệnh trầm cảm cấp độ 2 là gì?

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, tinh thần xuống dốc. Những suy nghĩ tiêu cực, bi quan cũng dẫn đến suy nhược cơ thể mạn tính.

trầm cảm cấp độ 2 là gì
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm cấp độ 2 trở nên dễ nhận biết hơn.

Bệnh trầm cảm có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng. Bệnh được phân chia thành 3 cấp độ khác nhau là cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.

Với trầm cảm cấp độ 1, các dấu hiệu nhận biết vẫn còn khá mơ hồ nên khó phát hiện. Khi chuyển sang cấp độ 2, các triệu chứng trở nên rõ ràng, cụ thể với tần suất và mức độ tăng lên rõ rệt.

Để xác định chính xác mức độ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ tâm thần, hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý để được chẩn đoán chính xác dựa trên biểu hiện.

Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nhờ đó ngươi bệnh có thể kiểm soát, cũng như đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Xem thêm: Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (bản đầy đủ)

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

6 triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm cấp độ 2

Khi bước vào giai đoạn thứ hai, bệnh trầm cảm đã có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Người bệnh có thể phát hiện dễ dàng thông qua thái độ, hành vi, lời nói và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

6 dấu hiệu nhận biết tiêu biểu và quan trọng nhất của bệnh trầm cảm cấp độ 2 bao gồm:

1. Khí sắc trầm buồn

Thay đổi về trạng thái cảm xúc là biểu hiện nổi bật nhất của căn bệnh trầm cảm. Bệnh nhân thường xuyên sống trong tâm trạng u uất, lo âu, chán nản, buồn bã…

Họ cũng hay suy nghĩ, cảm nhận tiêu cực về con người và cuộc sống. Người bệnh đồng thời trở nên dễ dàng cáu giận, nổi nóng, thậm chí khóc lóc không rõ nguyên nhân.

Bên cạnh khí sắc trầm buồn, bệnh trầm cảm cấp độ 2 còn khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống trong nhiều ngày, tối thiểu 2 tuần liên tục.

2. Khó ngủ, mất ngủ

Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc là những dấu hiệu nhận biết hàng đầu của bệnh trầm cảm ở giai đoạn này.

Căng thẳng, áp lực cùng nhiều suy nghĩ bi quan, tiêu cực khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt tinh thần. Họ rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí thức trắng đêm.

Ngoài ra, một số ít bệnh nhân còn bị nhức đầu do tình trạng ức chế của các hormon bên trong cơ thể gây ra.

3. Mất hứng thú trong cuộc sống

Những người đang bị trầm cảm cấp độ 2 không thể tìm lại hứng thú đối với những hoạt động mà bản thân đã từng đam mê/yêu thích trước đây.

Nhiều người cố tình che giấu sự đau khổ bằng cách hạn chế tiếp xúc tối đa với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên bỏ bữa, chán ăn hoặc thèm ăn vô độ, ăn uống không thể kiểm soát.

Kết quả là những trường hợp bỏ bê bản thân thái quá sẽ bị sụt cân nghiêm trọng hay tăng cân quá mức. Thay đổi cân nạng độg ngột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng mất đi ham muốn tình dục (phái mạnh dễ mắc chứng liệt dương). Họ luôn khao khát được ở một mình, mong muốn tự cô lập bản thân, và không tha thiết tiếp xúc với bất kỳ ai.

4. Mất niềm tin vào tương lai

Bệnh nhân dường như đã mất đi toàn bộ niềm tin vào cuộc sống và tương lai. Điều này đặc biệt đúng với người bệnh trải qua nhiều mất mát trong cuộc đời, hoặc chịu cú sốc tinh thần to lớn.

trầm cảm cấp độ 2
Đa số bệnh nhân mất niềm tin vào mọi thứ, cảm thấy tự ti và chán nản.

Họ có xu hướng suy nghĩ bi quan, tiêu cực về mọi sự kiện, vấn đề trong cuộc sống. Cảm xúc tiêu cực này khiến họ chỉ muốn giải tỏa bằng cách uống rượu bia, hoặc dùng thuốc an thần.

Những ký ức đau khổ và các tổn thương của một thời quá vãng luôn khiến họ đau đáu, day dứt, buồn bã, bi lụy. Đồng thời họ cảm thấy bản thân vô dụng, dư thừa và không xứng đáng với những điều tốt đẹp.

Trong khoảng thời gian đầu, bệnh nhân thường tự trách bản thân. Thế nhưng khi bệnh tình nghiêm trọng, họ có thể tự ngược đãi bản thân hoặc nảy sinh ý định tự sát.

5. Không còn cảm thấy hạnh phúc

Các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, buồn bã kéo dài nhiều ngày liên tục khiến bệnh nhân suy nhược cơ thể. SỨc khỏe giam sút khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Lúc này, bệnh nhân não bộ đã ngưng sản xuất hormon serotonin. Đây là một loại hormon giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, hân hoan và hạnh phúc.

Thậm chí, nếu bị trầm cảm cấp độ 2 kéo dài, người bệnh có thể tạm thời trở nên lãnh cảm với mọi thứ xung quanh và quên mất khoảnh khắc hạnh phúc gần nhất mà mình đã từng nếm trải.

6. Giảm sút năng suất lao động

Khi bị trầm cảm cấp độ 2, bệnh nhân thường xuyên u uất, buồn bã, mất ngủ, ăn không ngon… Tình trạng này khiến sức khỏe thể chất và tinh thần xuống dốc trầm trọng.

Tiếp theo, các triệu chứng mất tập trung, đau nhức đầu, suy giảm trí nhớ, và một số vấn đề tiêu hóa xuất hiện. Bệnh nhân luôn mệt mỏi, không có năng lượng.

Chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Họ khó có thể tập cao độ để hoàn thành tốt công việc của mình như trước đây.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cấp độ 2

Ở giai đoạn này, người bệnh cần kết hợp điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý với chế độ tự chăm sóc tại nhà. Căn cứ vào thể trạng và mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cặn kẽ.

1. Trị liệu bằng thuốc

Đối với bệnh trầm cảm cấp độ 2, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn một số loại thuốc sau:

Lưu ý, các loại thuốc chữa bệnh trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có thể gây ra hậu quả khôn lường nếu không được sử dụng đúng cách.

Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc tăng giảm tần suất – liều lượng khi chưa tham vấn y khoa cặn kẽ.

Ngoài ra, nếu xuất hiện tình trạng khô miệng, chóng mặt, mờ mắt, bí tiểu, giãn nở đồng tử… sau khi uống thuốc, bạn hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Trị liệu tâm lý

Bệnh nhân gặp gỡ trực tiếp, và chia sẻ cởi mở với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý về vấn đề của mình. Từ đó đôi bên có thể tìm ra giải pháp tháo gỡ khúc mắc phù hợp nhất.

điều trị bệnh trầm cảm cấp độ 2
Trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân củng cố sức khỏe tổng thể để vượt qua trầm cảm.

Phương pháp trị liệu tâm lý có thể giúp bệnh nhân loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, nuôi dưỡng lòng trắc ẩn đối với bản thân.

3. Tự chăm sóc bản thân

Bên cạnh việc điều trị nội khoa và trị liệu tâm lý, bệnh nhân có thể đẩy lùi triệu chứng tại nhà bằng cách chăm sóc bản thân thật tốt.

Những thói quen lành mạnh dưới đây sẽ giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Đồng thời đây cũng là giải pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm hình thành và tái phát.

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
  • Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây, thịt cá, ngũ cốc và các loại hạt
  • Tránh xa đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, giàu gia vị, nhiều dầu mỡ
  • Kiêng cử rượu bia, trà đặc, cà phê, thuốc lá
  • Ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và tuyệt đối không bỏ bữa
  • Nghỉ ngơi đủ 7 – 8 tiếng/đêm và hạn chế thức khuya
  • Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày
  • Thư giãn đầu óc, suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu
  • Chủ động tâm sự, chia sẻ vấn đề của bản thân với gia đình, người thân
  • Tham gia vào nhóm hỗ trợ các bệnh nhân trầm cảm

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Đa số bệnh nhân trầm cảm cấp độ 2 có xu hướng sống khép mình, ngại giao tiếp và lười vận động. Vì vậy, gia đình, bạn bè cần quan tâm, ủng hộ, khuyến khích, động viên, đồng hành với bệnh nhân xuyên suốt trong quá trình điều trị.

Bình luận (1)

  1. Vũ thị sâm says: Trả lời

    E đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Và bjo nhiều lúc e rất sợ tiếng la hét của các con e. Nhiều lúc e ko muốn tiếp xúc với các con.e chán hết tất cả .

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *