Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Tác dụng & Lưu ý khi dùng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể mang đến kết quả khả quan trong quá trình điều trị căn bệnh trầm cảm. Nhóm thuốc này sẽ nhanh chóng cải thiện triệu chứng bằng cách tác động toàn diện đến các chất hóa học bên trong não bộ. Vậy thuốc chống trầm cảm 3 vòng là gì, cơ chế tác động, cách dùng và tác dụng phụ ra sao? 

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng  là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân không đáp ứng với loại thuốc khác.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là thuốc gì?

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic Antidepressant – TCA) còn được gọi là thuốc chống trầm cảm tuần hoàn, được giới thiệu vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Đây là một trong những loại thuốc chống trầm cảm thế hệ đầu tiên vẫn phát huy hiệu quả tốt trong quá trình chữa bệnh trầm cảm cho đến ngày nay.

Nhóm thuốc này là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân không đáp ứng với loại thuốc khác. Tuy thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể đem đến kết quả khả quan nhưng đa số chúng lại khó dung nạp và thường dẫn đến tác dụng không mong muốn. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa hiếm khi chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng ngay từ đầu trong phác đồ điều trị.

Bệnh trầm cảm bắt nguồn từ sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin, noradrenalin hoặc phenyletylamin (tiền chất của các catecholamin ở hệ thần kinh trung ương).

Nhóm thuốc này có thể ức chế thu hồi serotonin và noradrenalin về những hạt dự trữ tại ngọn dây thần kinh, khiến nồng độ của các chất hóa học ở khe synap tăng lên, thúc đẩy quá trình phản ứng với receptor tại màng sau synap, từ đó điều chỉnh tâm trạng và hạn chế nhiều triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc cũng đồng thời ảnh hưởng đến một số chất hóa học khác bên trong não bộ và kéo theo nhiều tác dụng phụ.

Đặc biệt, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới không được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau 3 – 4 giờ uống, nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt đến mức tối đa.

Lúc này, thuốc liên kết với protein trong huyết tương, nhanh chóng phân bổ vào gan, thận, não, chuyển hóa tại gan, sau đó hình thành những chất chuyển hóa với hoạt tính mạnh mẽ hơn chất mẹ. Thời gian bán thải kéo dài 15 – 50 tiếng. Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới chủ yếu được thải trừ thông qua nước tiểu.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kiểm định và phê chuẩn những loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng như: amoxapine, amitriptyline, desipramine, doxepin, imipramine, nortriptyline, protriptyline, trimipramine…

Là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất hiện nay, amitriptyline có thể chữa trầm cảm và rối loạn lo âu, ổn định tâm trạng, xoa dịu căng thẳng, duy trì cảm xúc tích cực, tăng cường năng lượng và cải thiện giấc ngủ. Bệnh nhân thường nhận thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 – 2 tuần dùng thuốc. Lưu ý, bạn tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cơ chế hoạt động

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ kê toa thuốc chống trầm cảm 3 vòng nếu những loại thuốc khác không thể kiểm soát triệu chứng trầm cảm.

Nhóm thuốc có thể giữ lại nhiều norepinephrin và serotonin có sẵn trong bộ não. Những chất hóa học này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng của chúng ta, từ đó điều hòa cảm xúc và cải thiện tâm trạng.

Bên cạnh công dụng chính là điều trị trầm cảm, một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể chữa khỏi những bệnh lý khác, chẳng hạn tình trạng đau mạn tính, đau nửa đầu, đái dầm mạn tính, rối loạn hoảng sợ và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm 3 vòng còn ức chế tác động của histamin. Đây là một loại amin sinh học hoạt động tương tự chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ, tủy sống, tử cung và liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch cục bộ cùng chức năng sinh lý của đường ruột. Vì vậy, nhóm thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: mờ mắt, buồn ngủ, táo bón, khô miệng, tăng nhãn áp…

Tác dụng phụ của thuốc

Khả năng đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 3 vòng của mỗi người bệnh rất khác nhau. Do đó, những tác dụng không mong muốn cũng rất khác nhau. Bệnh nhân trầm cảm cần sử dụng thuốc Tây dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Khả năng đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 3 vòng của mỗi người bệnh rất khác nhau.

Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chúng vẫn tiếp tục kéo dài, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay để được đổi sang loại thuốc an toàn, phù hợp hơn. Tác dụng không mong muốn cũng phụ thuộc vào liều lượng. Những người bệnh dùng thuốc liều cao dễ gặp phải tác dụng phụ hơn.

Nhìn chung, các thuốc trimipramine, imipramine, amitriptyline, doxepin có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ hơn những loại thuốc cùng nhóm khác. Thuốc imipramine, amitriptyline và doxepin sẽ làm độc giả tăng cân nhiều hơn những loại thuốc cùng nhóm khác. Thuốc desipramine và nortriptyline dường như ít gây ra tác dụng phụ hơn những loại thuốc cùng nhóm khác.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống trầm cảm 3 vòng bao gồm: sốt cao, ù tai, rụng tóc, liệt ruột, tiêu chảy, buồn ngủ, chán ăn, phù người, ngất xỉu, ra mồ hôi, mờ mắt, khô mắt, khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng, co giật (đặc biệt là thuốc maprotiline), tim đập nhanh, buồn nôn, táo bón, bí tiểu, buồn ngủ, tăng cân, tăng hoặc hạ huyết áp, suy nhược cơ thể, hoang tưởng và gặp ảo giác (ở người già), rối loạn chức năng tình dục (liệt dương, giảm ham muốn, mất khả năng)…

Chỉ định, chống chỉ định và hướng dẫn bảo quản

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng được chỉ định chữa bệnh trầm cảm (nhất là trầm cảm nội sinh) và điều trị chọn lọc đối với các trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em. Nhóm thuốc này ít phát huy hiệu quả đối với bệnh trầm cảm phản ứng.

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng không phù hợp với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, những người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc, bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim và những người đang dùng  IMAO hoặc ngừng dùng IMAO 14 ngày.

Độc giả cần bảo quản thuốc chống trầm cảm 3 vòng ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp, không cất giữ trong phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh, để xa tầm tay trẻ em. Hơn nữa, mỗi loại thuốc yêu cầu cách bảo quản khác nhau. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết.

Một số lưu ý khi sử dụng

Trước khi uống thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bệnh nhân cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc trong khi mang thai

Hãy nói chuyện với bác sĩ thật cặn kẽ về nhưng lợi ích và rủi ro của nhóm thuốc này. Một số loại thuốc có thể gây tổn hại thai nhi nếu người bệnh sử dụng chúng khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu đang dùng thuốc chống trầm cảm và mong muốn mang thai, hãy tham vấn y khoa cẩn thận trước khi quyết định. Đặc biệt, việc tự ý ngừng thuốc đột ngột mà không được bác sĩ đồng ý có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Tương tác thuốc

Trong thời gian chữa bệnh bằng thuốc chống trầm cảm, hãy thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa về tất cả loại thuốc kê toa và không kê toa mà bạn đang sử dụng bởi nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến phản ứng nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc bất kỳ khác.

  • Hội chứng serotonin

Đây là tình trạng tương đối hiếm gặp. Sự phối hợp của hai loại thuốc tăng mức serotonin sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ một lượng lớn serotonin bên trong cơ thể. Những biểu hiện của hội chứng serotonin bao gồm: lú lẫn, run rẩy, lo âu, đổ mồ hôi, bồn chồn, kích động, tim đập nhanh… Bạn nên liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên.

Hội chứng serotonin
Những biểu hiện của hội chứng serotonin bao gồm: lú lẫn, run rẩy, lo âu, đổ mồ hôi, bồn chồn, kích động, tim đập nhanh…
  • Nguy cơ tự sát

Đa số thuốc chống trầm cảm 3 vòng khá an toàn. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu bệnh nhân phải theo dõi và ghi chép mọi biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này.

Một số trường hợp trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi đã nảy sinh ý nghĩ tự tử hoặc không thể kiểm soát hành vi sau khi uống thuốc chống trầm cảm, nhất là trong vài tuần đầu tiên sau khi dùng thuốc lần đầu hoặc thay đổi liều lượng.

  • Quá liều và ngộ độc

Việc dùng thuốc quá liều là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc. Nhóm thuốc này không thể được hấp thụ nhanh chóng và hoàn toàn ở đường tiêu hóa trong điều kiện kiềm của ruột non.

Độc tính của thuốc sẽ tác động mạnh mẽ đến tim mạch và hệ thần kinh trong giờ đầu tiên. Tuy nhiên, những biểu hiện bất thường sẽ xuất hiện sau đó vài giờ. Sự ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây tử vong. Nếu nghi ngờ hoặc đã biết bản thân dùng thuốc quá liều, bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y khoa ngay lập tức.

Để xử lý vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khử độc dạ dày thông qua đường uống hoặc ống thông mũi dạ dày. Một loại than hoạt tính được trộn sẵn với nước có thể hấp thụ toàn bộ lượng thuốc trong đường tiêu hóa (tác dụng tốt nhất trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc).

Các phương pháp khử độc khác bao gồm: rửa dạ dày, bơm dạ dày, gây nôn (do ipecac) không được khuyến khích trong công tác giải quyết ngộ độc thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hóa, giải pháp truyền tĩnh mạch natri bicarbonate có thể tăng cường liên kết protein tăng sinh khả dụng, đảo ngược tình trạng nhiễm toan, giảm tải lượng natri, đồng thời hạn chế tác dụng ngăn chặn kênh natri của nhóm thuốc này.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh lý bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, người bệnh cần ghi nhớ:

  • Không dùng thuốc trước khi lái xe vì bạn có thể trở nên buồn ngủ và mất tập trung sau đó
  • Không sử dụng thuốc với liều lượng trên 100mg nếu bệnh nhân là người cao tuổi
  • Không uống thuốc chống trầm cảm 3 vòng đồng thời với các chất ức chế MAO amitriptyline
  • Cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi chữa bệnh bằng thuốc amitriptyline

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được chỉ định cho những người bệnh không đáp ứng tốt với những loại thuốc khác. Nhóm thuốc này sẽ cải thiện triệu chứng trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn, hãy tuân thủ mọi hướng dẫn chuyên khoa cũng như thông báo ngay với bác sĩ khi gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường.

Bình luận (30)

  1. Nhữ Trình Tuyên says: Trả lời

    Với các bà mẹ chị em đang mang bầu thì sao có thể uống mấy loại thuốc này được nhỉ

    1. Lê Bảo Phương says: Trả lời

      Nếu thế thì nên hướng sang phương pháp tâm lý trị liệu bạn ạ, giống như ở trung tâm này họ trị liệu có cần đến thuốc đâu

  2. Nguyễn Bích Hà says: Trả lời

    Bị nhẹ và phát hiện sớm thì uống thuốc còn có thể ổn định được chứ để lâu ngày dùng mãi chả khỏi gì cả, như em gái tôi bị rối loạn lo âu đến hơn năm nay dùng thuốc chỉ đỡ thôi không khỏi, cứ thôi thuốc lại bị lại mà thậm chị còn nặng hơn, nên cứ phải phụ thuộc vào thuốc, cũng may tìm được trung tâm nhc không thì không biết dùng thuốc đến bao giờ nữa

  3. Lê Đình Lưu says: Trả lời

    Về mấy chứng bệnh tâm lý nên trị liệu tận gốc tận rễ thì mới mong khỏi được chứ trị liệu phần bên trên thì gốc rễ vẫn mọc lại thôi

  4. Cẩm Chi says: Trả lời

    Trước tôi bị mất ngủ, không phải mắc chứng này nhưng uống bao nhiêu thuốc tây mà mãi chả khỏi, cứ có thuốc mới ngủ được hết thuốc là y rằng thức cả đêm, sáng hôm sau bơ phờ mệt lắm, mà uống lâu nên dần sợ thuốc nhưng vẫn phải phụ thuộc vào nó

    1. Đoàn Ngọc Cầm says: Trả lời

      Thế giờ chị khỏi chưa chị

      1. Cẩm Chi says: Trả lời

        Giờ tôi ngủ được rồi, mất bao năm mới trị liệu khỏi được mất ngủ này đấy

        1. Đoàn Ngọc Cầm says: Trả lời

          Chị trị liệu ở đâu đấy, em cũng bị mất ngủ mấy tháng nay chả ngủ được, cứ chằn chọc mãi không chợp mắt được

          1. Cẩm Chi says:

            Bạn liên hệ tới trung tâm nhc đi, họp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này, tôi cũng trị liệu ở đây và giờ ngủ ngon lắm

          2. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says:

            Chào bạn, nếu bạn cần trung tâm giúp đỡ, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm chủ động liên lạc với bạn hoặc bạn cũng có thể gọi điện vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 để đặt lịch trước bạn nhé

  5. Đào Quốc Hợp says: Trả lời

    Thường thì người ta bị trầm cảm ít khi phát hiện ra sớm lắm, toàn để lúc nặng mới đi khám xong để tiết kiệm thời gian thì thường hướng đến thuốc mà khi nặng rồi uống thuốc thì chả bao giờ khỏi được đâu, chỉ đỡ nhưng phải phụ thuộc vào thuốc thôi

    1. Hoàng Trần Tiến says: Trả lời

      Đọc mấy loại thuốc liên quan đến não của mình là cảm thấy sợ lắm, uống vào cứ thấy mình oải oải, hay quên nữa

  6. Xuân Loan says: Trả lời

    Trung tâm có tham vấn thứ 7 chủ nhật không nhỉ?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, trung tâm có trị liệu cả thứ 7 và chủ nhật bạn nhé, bạn có thể để lại số điện thoại để trung tâm liên lạc với bạn hoặc bạn có thể gọi vào hotline của trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho bạn nhé

  7. Trần Cao Phương Ngân says: Trả lời

    Tôi là người từng trầm cảm đây, lúc phát hiện ra thì cũng là 1 năm bị rồi, mua bao nhiêu loại thuốc tốn bao chi phí nhưng kết quả như về số không ý, may mà được một người bạn giới thiệu cho trung tâm nhc không khi không biết phải tốn bao thời gian và chi phí mua thuốc nữa, mà không có thuốc thì không chịu được luôn, giờ cảm thấy tinh thần ổn định và thoải mái hơn rất nhiều, nghĩ lại quãng thời gian sống chung với chứng này thì luôn cảm thấy biết ơn tới trung tâm nhc

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã dành tình cảm với trung tâm, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và niềm vui cuộc sống!

  8. Hồ Hạnh Chi says: Trả lời

    Uống nhiều loại thuốc quá rồi giờ đọc đến tên thuốc thôi là thấy ớn hết cả người

  9. Lưu Đức Tân says: Trả lời

    loại thuốc này có thực sự tốt không hay phương pháp tâm lý tốt hơn nhỉ mọi người, em có người nhà đi khám được chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ có kê đơn thuốc mà thấy không hiệu quả

    1. Đào Cẩm Yến says: Trả lời

      nên dùng phương pháp tâm lý là tốt nhất, còn bác muốn chắc cốp thì kết hợp cả 2 thì yên tâm hơn

    2. Đặng My says: Trả lời

      tâm lý hay hơn là thuốc bạn ạ, thuốc dễ bị tái phát lắm, mà tái lại thì thường là nặng hơn

    3. Nhâm Yến Trang says: Trả lời

      người nhà anh nhiều tuổi không

      1. Lưu Đức Tân says: Trả lời

        cũng gần 50 rồi bạn ạ

        1. Nhâm Yến Trang says: Trả lời

          cũng cao tuổi rồi nên sang tâm lý trị liệu cho an toàn, dùng thuốc nhỡ đâu người già sức đề kháng yếu lại gặp tác dụng phụ thì khổ, toàn tác dụng phụ liên quan đến bộ não thôi bạn

          1. Lưu Đức Tân says:

            vâng mình cảm ơn

    4. hai ngo says: Trả lời

      toi vua doc duoc bai nay https://www.trangtinyduoc.com/chua-tram-cam-tai-trung-tam-tam-ly-tri-lieu-nhc-viet-nam-3335.html va dinh cho con di tri lieu o day tu van rat hay va dung voi nhung gi dang dien ra voi con minh ban thu di

      1. Lưu Đức Tân says: Trả lời

        dạ em cảm ơn chị

    5. Đặng Đức Cương says: Trả lời

      thuốc hỗ trợ khi bị nhẹ thì ok đấy mà nặng thì không ăn thua, uống vào mệt thêm thôi

  10. Huỳnh Ngọc Oanh says: Trả lời

    thuốc này uống cũng cải thiện đấy, cơ mà hay bị đau đầu lắm

  11. Vương Gia Huy says: Trả lời

    bác ruột tôi bị trầm cảm gần 2 năm nay thì điều trị thế nào bác sĩ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm cần phải tham vấn bác bạn để rõ tình trạng của bác bạn mới có thể đưa ra câu trả lời cho bạn. Để hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *