Tích cực độc hại (Toxic Positivity): Phân tích rõ hệ quả

Tích cực độc hại đặc trưng bởi việc cố gắng lạc quan, vui vẻ quá mức nhằm bài trừ hết mọi cảm xúc tiêu cực. Tâm lý này khiến chúng ta đánh mất con người thật của mình.

Tích cực độc hại (Toxic Positivity) là gì?

Tích cực độc hại, hay Toxic Positivity, là thái độ tích cực thái quá trong mọi tình huống. Mục đích là ngăn chặn, bài trừ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực nảy sinh.

Tích cực độc hại là gì
Tích cực độc hại chính là thái độ tích cực một cách quá mức với mục đích bài trừ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực.

Người tích cực độc hại tin rằng chỉ cần giữ thái độ lạc quan, yêu đời, vui vẻ thì mọi khó khăn, thử thách, đau buồn sẽ được giải quyết nhanh chóng và triệt để.

Thực tế thì suy nghĩ tích cực là điều cần thiết trong cuộc sống. Sự tích cực giúp chúng ta vui vẻ, thoải mái, giảm căng thẳng, và dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách.

Tuy nhiên, nếu quá “tôn sùng” sự tích cực, chúng ta sẽ đánh mất những cảm xúc chân thực. Nó ép bạn phảiche giấu sự tiêu cực của chính mình, tạo dựng nên một lớp vỏ bọc lạc quan, yêu đời.

Những người tích cực độc hại không thể nhận biết được sự thái quá của mình. Họ luôn nghĩ rằng sự lạc quan của mình sẽ giúp người khác trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Tích cực độc hại có nguồn gốc từ đâu?

Nguồn gốc của Toxic Positivity đến từ tâm lý học tích cực. Đây là một nhánh tâm lý tập trung vào quá trình tìm kiếm sự vui vẻ, hạnh phúc, và các yếu tố tạo nên sự tích cực.

Nguyên nhân là do sau Thế Chiến thứ 2, số người mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm lý tăng mạnh. Họ cần được hỗ trợ giải quyết, khắc phục hậu  quả nhờ vào phương pháp trị liệu tích cực.

Tuy nhiên, đây không được xem là lĩnh vực tâm lý học chính thức. Mãi đến năm 1998, nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman mới thực sự trở thành người sáng lập tâm lý học tích cực.

Tích cực độc hại
Toxic Positivity được sáng lập bởi nhà tâm lý học người Mỹ Martin Seligman

Theo martin, cách duy nhất để vượt qua sự bất lực, trầm cảm hoặc lo âu là nhận ra “mảnh ghép còn thiếu”, hoặc trở nên tích cực hơn”. Khái niệm tích cực độc hại (Toxic Positivity) bắt đầu xuất hiện từ đây.

Dấu hiệu giúp bạn sớm nhận biết Toxic Positivity

Nhiều người nhầm lẫn tích cực độc hại với tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh. Do đó, hãy chú ý một số biểu hiện của Toxic Positivity dưới đây:

  • Cảm thấy mặc cảm, tội lỗi và né tránh những cảm xúc tiêu cực
  • Cho rằng chỉ có cảm xúc tích cực mới cần được trân trọng và nuôi dưỡng
  • Luôn tự nhủ rằng “không được buồn”, bắt ép bản thân phải tích cực
  • Cố gắng che giấu, không chia sẻ những cảm xúc thật
  • Trốn chạy trước mọi vấn đề tiêu cực
  • Không thể chống chọi và vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống
  • Luôn tỏ ra lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hạnh phúc dù thực tế cảm thấy đau khổ, mệt mỏi
  • Lo lắng việc bị chỉ trích, xem thường nếu bộc lộ cảm xúc thật
  • Khinh thường, chê bai, chỉ trích cảm xúc tiêu cực của người khác
  • Không cảm thông và đồng cảm với nỗi đau của mọi người xung quanh
  • Liên tục đưa ra những lời khuyên sáo rỗng khi ai đó bày tỏ sự buồn bã

Những người tích cực độc hại cho rằng bản thân đang lan tỏa sự tích cực cho mọi người. Nhưng thực tế, họ chỉ gây ra khó chịu khi thể hiện sự lạc quan sai cách.

dấu hiệu của tích cực độc hại
Toxic Positivity khiến nhiều người luôn tự mặc cảm, dằn vặt trước sự tồi tệ của bản thân.

Cuộc sống của mỗi người không chỉ tồn tại toàn màu hồng. Và mỗi chúng ta cũng không thể luôn hạnh phúc. Bắt ép bản thân luôn lạc quan là một điều sai trái.

Xem thêm: Giải phóng cảm xúc (Catharsis) giúp con người thay đổi tích cực

Tích cực độc hại và những tác hại

Tích cực độc hại sẽ ăn mòn đi sức lực, tinh thần của mỗi người, tạo nên các rào cản khiến bạn không thể phát triển và thành công.

1. Tích cực độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe

Sức khỏe tinh thần là yếu tố bị tác động nặng nề nhất. Việc cố gắng tránh né, che giấu những cảm giác khó chịu chí khiến chúng kéo dài dai dẳng, và trở nên tồi tệ hơn.

Những người tích cực độc hại rất dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược thần kinh,… Những tác động tiêu cực này dần giết chết sức khỏe, tinh thần người bệnh.

Sức khỏe suy giảm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập. Từ đó sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Người bệnh sẽ lại thể hiện sự tích cực độc hại để che giấu vấn đề này.

ảnh hưởng của Toxic Positivity
Sức khỏe của người Toxic Positivity sẽ có sự suy giảm nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần.

Toxic Positivity làm gia tăng các rối loạn tâm thần, hoặc làm xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả tâm lý và thể chất.

2. Hình thành cảm xúc thứ cấp

Cảm xúc thứ cấp là những loại cảm xúc được hình thành và phát triển dựa trên những cảm xúc cơ bản của mỗi con người. Ví dụ:

  • Sự buồn bã, chán nản, tuyệt vọng về vấn đề mất việc là cảm xúc cơ bản 
  • Sự xấu hổ, mặc cảm đối với chính những cảm xúc đó là cảm xúc thứ cấp.

Những cảm xúc thứ cấp khiến cho con người mất đi khả năng giải quyết các vấn đề. Nếu cảm xúc thứ cấp diễn ra một cách mạnh mẽ và dữ dội, nó sẽ khiến cho con người càng cảm thấy dằn vặt, đau khổ.

3. Cổ xúy cho sự áp bức, tiêu cực

Sự tích cực, lạc quan khiến con người đánh mất sự phẫn nộ, lên án những hành vi tồi tệ, áp bức của xã hội. Điều này khiến chúng ta trở nên thờ ơ, vô cảm trước những vấn nạn xã hội.

Những vấn đề bất công, xấu xa đáng lên án như bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phân biệt chủng tộc,… cần được phê phán qua những cảm xúc tiêu cực.

Đây cũng chính là động lực to lớn để cộng đồng cùng chung tay chống chọi, triệt tiêu những điều tiêu cực, tồi tệ đang diễn ra hàng ngày.

Tích cực độc hại có hậu quả gì
Tích cực độc hại khiến con người không quan tâm đến những điều bất công.

Nếu chúng ta cứ phải tỏ thái độ tích cực với mỗi nỗi đau khổ của người khác, xã hội sẽ đầy rẫy những điều bất công, tiêu cực. Chúng làm cản trở sự phát triển dài lâu của toàn xã hội.

4. Gia tăng các cảm xúc tiêu cực

Tính đặc trưng của tích cực độc hại là lẩn trốn, phủ nhận, che giấu, chỉ trích những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại. Nhưng càng cố gắng chối bỏ thì chúng lại càng nghiêm trọng.

Dùng sự tích cực để chôn vùi những cảm xúc không hài lòng là một quả bom nổ chậm, là giọt nước tràn ly. Đến một lúc nào đó, mọi thứ sẽ bùng nổ khó có thể kiểm soát.

5. Đánh mất đi các thông tin quan trọng và cần thiết

Cảm xúc của con người luôn gắng liền với những sự kiện, thông tin xoay quanh cuộc sống. Chúng tác động đến suy nghĩ, hành vi của chúng ta trong từng trường hợp.

Chính vì thế, tích cực độ hại khiến chúng ta đánh mất cơ hội cập nhật, thấu hiểu các thông tin đang diễn ra. Điều này có thể khiến cho bạn đưa ra những lựa chọn, quyết định sai lầm.

6. Tích cực độc hại đồng nghĩa với việc cô lập bản thân

Sự ức chế và dồn nén về mặt cảm xúc khiến cho bạn dần mất đi sự kết nối với mọi người xung quanh. Việc cố tỏ ra tích cực, vui vẻ khiến bạn không nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.

ảnh hưởng của tích cực độc hại
Tích cực độc hại là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên cô lập.

Khi thực sự cần đến sự trợ giúp, bạn lại luôn phải tự dằn vặt chính mình. Thay vì nhờ đến sự hỗ trợ của những người bên cạnh, bạn có thể lựa chọn cách tự chịu đựng.

7. Suy giảm động lực

Trong nhiều trường hợp, sự tích cực quá mức khiến con người không đạt được mục tiêu. Bởi chúng đã giết chết động lực và sự cẩn trọng của bạn.

Cảm xúc tiêu cực nếu được duy trì ở mức độ vừa phải sẽ biến thành động lực to lớn, giúp con người dễ dàng đạt được những mục tiêu tương lai.

Ngược lại, những người tích cực độc hại rất dể bị giảm động lực, hoặc thất bại. Họ không chuẩn bị trước cho những biến cố có thể xảy ra.

8. Tích cực độc hại làm giảm lòng tự trọng

Những người có lòng tự trọng cao sẽ luôn hiểu rõ những phẩm chất, giá trị cốt lõi của mình. Họ tràn đầy sự tự tin, nghị lực trong cuộc sống.

Ngược lại, khi lòng tự trọng bị hạ thấp sẽ khiến con người trở nên tự ti. Họ có thể cho rằng mình là kẻ bất tài, vô dụng và luôn lo sợ về những sự khiển trách, chê bai của mọi người xung quanh.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những người tích cực độc hại. Họ sẽ cảm thấy tràn đầy sự tự tin khi đang ở trạng thái tích cực, lạc quan.

Tích cực độc hại
Người tích cực độc hại luôn cố gắng che giấu cảm xúc tiêu cực bằng nụ cười, sự hạnh phúc.

Tuy nhiên, khi có bất kỳ một sự kiện tiêu cực nào đó tác động thì lòng tự trọng của họ sẽ dần bị suy giảm. Họ liên tục dằn vặt bản thân, cho rằng mình là kẻ thất bại.

Cách giúp bạn tránh xa tích cực độc hại

Tích cực độc hại thực sự mang đến những hệ lụy tiêu cực. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho những bạn đang rơi vào tình trạng Toxic Positivity

1. Thành thật với cảm xúc của bản thân

Đừng mãi cố gắng chối bỏ cảm xúc của chính mình. Bởi dù tích cực hay tiêu cực thì những cảm xúc đó cũng cần được chấp nhận và trân trọng.

Cảm xúc tích cực mang đến cho bạn những trải nghiệm thoải mái, dễ chịu. Cảm xúc tiêu cực tạo động lực, giúp bạn nhìn nhận vấn đề đa chiều để đưa ra cách giải quyết phù hợp, hiệu quả.

Cảm xúc là những điều xuất hiện và tồn tại một cách tạm thời. Khi bạn có thể thành thật với chúng thì chúng cũng sẽ dễ dàng được kiểm soát và biến mất một cách êm đẹp.

2. Chấp nhận mọi cảm xúc

Đối với những người tích cực độc hại, họ không thể chấp nhận cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Họ có xu hướng trốn tránh hơn là đối mặt và chấp nhận.

vượt qua tích cực độc hại
Hãy luôn thành thật với cảm xúc của bản thân để tránh xa khỏi tích cực độc hại.

Tuy nhiên, những cảm xúc luôn tồn tại ở đó, dù bạn có chấp nhận nó hay không. Vậy nên, hãy chấp nhận, đừng ghét bỏ bất kỳ cảm xúc nào của chính bạn và cả những người xung quanh.

3. Không sử dụng những lời an ủi sáo rỗng

Người tích cực độc hại không biết cách an ủi, động viên người khác ngoài những câu động viên sáo rỗng. “Tích cực lên”, “Có gì mà phải buồn”, “Vui lên”, “Mọi chuyện rồi sẽ ổn” là những câu nói cửa miệng của họ.

Tuy nhiên, những câu nói này thực sự chẳng mang lại lợi ích gì cho người nghe. Đặc biệt nó có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ và khó chịu hơn.

Thay vì đưa ra những câu nói không thiết thực trên, bạn có thể chọn cách lắng nghe, dùng hành động để an ủi. Hoặc bạn có thể thử nói:

  • “Chuyện này thật tồi tệ nhưng mình tin chắc bạn sẽ vượt qua được”
  • “Dù chuyện gì đang xảy ra, mình vẫn luôn ở cạnh bạn”
  • “Nếu thấy khó chịu, hãy cứ khóc nhé”

4. Học cách lắng nghe chân thành

Khi ai đó muốn chia sẻ, bày tỏ nỗi buồn với bạn thì chắc rằng họ đã cảm thấy thực sự tin tưởng bạn. Họ đôi khi chì muốn tìm người lắng nghe và không phán xét.

vượt qua tích cực độc hại
Hãy học cách lắng nghe thay vì liên tục đưa ra những lời an ủi sáo rỗng.

Nếu bạn không biết cách đưa ra những lời khuyên phù hợp, hoặc chưa từng có kinh nghiệm trong vấn đề mà họ đang gặp phải, cách tốt nhất là lắng nghe.

ãy chấp nhận những cảm xúc của đối phương và lắng nghe một cách thật lòng để trở thành một người bạn tri kỷ. Hành động này giúp họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Hoặc đối với chính bản thân mình, khi trải qua những điều tiêu cực trong cuộc sống, đừng vội tự oán trách hay bắt ép bản thân phải làm bất cứ điều gì.

Điều mà bạn nên thực hiện là bình tĩnh lắng nghe tiếng nói của trái tim. Hãy nghe những thổn thức của đứa trẻ bên trong bạn để có thể tìm ra hướng giải quyết, khắc phục hiệu quả.

6. Thực hành chánh niệm

Thiền chánh niệm được xem là phương pháp hiệu quả, an toàn để giúp bạn kiểm soát tốt những cảm xúc phức tạp của bản thân.

Khi bước vào chánh niệm, bạn sẽ loại bỏ hết những tác động tiêu cực bên ngoài, bắt đầu cởi mở hơn trong việc trò chuyện với chính mình.

Từ đấy sẽ giúp bạn dần hiểu rõ hơn về cảm xúc, mong đợi và những suy nghĩ chân thực của bản thân, nhờ đó có thể giảm bớt sự phán xét, chỉ trích về những điều tồi tệ.

Tích cực độc hại
Hãy duy trì thói quen thực hành chánh niệm, thiền định mỗi ngày, đặc biệt là khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện.

Chánh niệm giúp bạn khai thác tốt về thế giới nội tâm, giúp bạn nuôi dưỡng những cảm xúc và mang đến những trạng thái thoải mái, thư giãn.

Một tinh thần lạc quan, tích cực, yêu đời là điều vô cùng cần thiết và đáng trân trọng. Tuy nhiên, tích cực độc hại lại mang tính chất tiêu cực, và cần được loại bỏ.

Hy vọng với những chia sẻ chân thực trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về Toxic Positivity và có cách hình thành tốt những lối suy nghĩ lành mạnh để giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *