Cảm Xúc Tiêu Cực Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Loại Bỏ Chúng

Cảm xúc tiêu cực chính là cảm giác khó chịu, không hài lòng do ảnh hưởng của những tác động trong cuộc sống. Trạng thái tinh thần này có thể làm suy giảm sự tự tin và sức khỏe tinh thần của con người.

Cảm xúc tiêu cực là gì?

Cảm xúc tiêu cực là cảm giác buồn bã, đau khổ, tổn thương, và xuất hiện ở nhiều hình thức như ghen tị, tức giận, ghét bỏ, buồn bã, xấu hổ, sợ hãi, cô đơn, đau khổ, tội lỗi, ham muốn,…

cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực bao gồm cảm giác khiến cho bạn cảm thấy buồn bã, đau khổ, tổn thương.

Những cảm xúc này có thể làm cho bạn cảm thấy chán nản về bản thân hoặc những người xung quanh. Bạn dần mất đi sự tự tin, giảm lòng tự trọng, hoặc mất dần nhiệt huyết, đam mê với cuộc sống hiện tại.

Một số cảm xúc tiêu cực thường thấy trong cuộc sống bao gồm:

  • Phẫn nộ
  • Bi quan
  • Sợ hãi
  • Đau khổ
  • Xấu hổ
  • Lo lắng
  • Bất an
  • Tội lỗi
  • Ghen tị và đố kỵ

Cảm xúc tiêu cực là một phần tất yếu của cuộc sống. Tiêu cực và tích cực là hai mặt song song không thể tách rời. Cảm xúc tiêu cực sẽ có ích trong những trường hợp như:

  • Là mặt đối lập giúp ta cảm nhận rõ sự tích cực trong cuộc sống.
  • Thúc đẩy, khuyến khích con người phát triển và hành động để trưởng thành hơn.

Có thể thấy, những cảm xúc tiêu cực là cần thiết trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nếu những cảm xúc này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần phải giải tỏa ngay để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Nguyên nhân hình thành cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc này sinh những cảm xúc này tùy thuộc vào tính cách, điều kiện sống, và góc nhìn của mỗi người.

Khi đối diện với cùng một vấn đề, có người vẫn giữ được tâm lý thoải mái, ngược lại một số người trở nên tức giận, đau khổ, buồn bã và bi quan.

Nhìn chung, cảm xúc tiêu cực thường xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Sang chấn tâm lý do những sự kiện có tác động xấu đến tâm trạng
  • Stress – căng thẳng do áp lực học tập, áp lực công việc và cuộc sống
  • Bị những người xung quanh cô lập, bắt nạt
  • Tâm lý chịu ảnh hưởng từ phim ảnh, tiểu thuyết, hay những câu chuyện đời thật có yếu tố tiêu cực
  • Tiếp xúc lâu với những người luôn thể hiện năng lượng tiêu cực
  • Tính cách tự thân như nhút nhát, nhạy cảm, suy nghĩ nhiều, ích kỷ,…
  • Điều kiện sống tồi tệ
  • Tuổi thơ bất hạnh, không được thương yêu và quan tâm
  • Gặp nhiều thất bại trong cuộc sống
cảm xúc tiêu cực là gì
Những cảm xúc tiêu cực xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thông thường, người sống trong hoàn cảnh khó khăn dễ có những cảm xúc tiêu cực hơn. Trong khi đó, người được nuôi nấng trong gia đình hạnh phúc và cuộc sống đủ đầy ít cảm thấy bi quan, lo lắng,…

Ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đến sức khỏe

Các cảm xúc  như căng thẳng, giận dữ, lo lắng, hậm hực, buồn chán,… sẽ xuất hiện khi các chất dẫn truyền thần kinh serotonin bên trong não bộ bị thay đổi.

Tình trạng này có thể là động lực giúp con người trở nên trưởng thành, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài và không được kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cụ thể như:

  • Ảnh hưởng phổi: Các cảm giác tiêu cực khiến chức năng của phổi bị suy yếu, lượng oxy trong máu bị giảm gây nên tình trạng khó thở, mệt mỏi.
  • Gây hại cho tim: Những người hay tức giận có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, quá trình liền vết thương cũng bị trì hoãn do nồng độ cortisol gia tăng quá mức.
  • Mất ngủ: Người thường xuyên lo lắng, buồn bã, căng thẳng dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Cảm xúc tiêu cực dù xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào cũng cần phải được kiểm soát và khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa các hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể loại bỏ các cảm xúc bi quan, tiêu cực để có được một tinh thần thoải mái, lạc quan.

1. Nghe nhạc

Âm nhạc có thể giúp bạn giải tỏa được những nỗi lo lắng, buồn phiền và tiến thẳng vào nhận thức của mỗi chúng ta. Đây được xem là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi.

Những giai điệu của từng bài hát có thể giúp gợi lên các phản ứng ở vùng não có liên quan đến hệ thống thường và những vùng điều chỉnh cảm xúc.

Hãy chọn ra danh sách những bài nhạc vui vẻ, yêu đời và giúp bạn hạnh phúc để thi thoảng bạn có thể nghe chúng để giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên, đừng nên nghe chúng quá thường xuyên.

Hãy nghe nhạc khi bạn thấy căng thẳng, mệt mỏi hoặc khi xuất hiện các cảm xúc tiêu cực hãy lựa chọn một bài hát mới mẻ nào đó để tâm trạng trở nên tốt hơn.

Xem thêm: Âm nhạc giúp làm giảm stress hiệu quả nếu biết cách áp dụng

2. Học cách chấp nhận

Cảm xúc tiêu cực hay tích cực đều có ý nghĩa riêng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì thế hãy học cách chấp nhận và xử lý chúng để có thể trau dồi và phát triển tốt hơn.

 cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Việc loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn hạn chế các hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
  • Chấp nhận rằng bạn phải đối diện với những khó khăn. Tất cả mọi việc không thể hoàn hảo theo đúng mong muốn của chúng ta.
  • Tìm những điểm tích cực trong những khó khăn, thử thách, và động viên bản thân cố gắng

Việc chúng ta cần làm là giải quyết vấn đề, chứ không phải là những cảm xúc tiêu cực. Xử lý vấn đề không đơn thuần là sửa chữa, vì đôi lúc có những chuyện bạn không thể nào thay đổi được.

Do đó, bạn cần phải chấp nhận và ý thức rằng, dù mọi chuyện có xảy ra thì bản thân vẫn có thể vượt qua và tiếp tục cố gắng.

3. Viết nhật kí

Viết nhật kí không chỉ đơn thuần là ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc hoặc những sự việc đã xảy ra trong ngày mà còn là những tình huống có thể xảy đến gây ảnh hưởng đối với bạn.

Khi bạn cảm thấy bất an và lo lắng về một sự kiện sắp xảy ra, chúng làm cho bạn luôn cảm thấy tiêu cực thì hãy tập trung viết về chúng và đưa ra cái nhìn của bạn về tình huống đó.

Nếu bạn không có thói quen viết nhật kí mỗi ngày thì cũng nên học cách viết lại những cảm xúc của bản thân khi thấy tiêu cực, bi quan. Các nhà tâm lý cho biết việc này sẽ giúp cân bằng cảm xúc tốt hơn.

Khi viết nhật kí, nhất là viết về những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn đối với các sự việc xảy ra. Sau khi đọc lại những gì mình đã viết, bạn sẽ bình tĩnh hơn, và có góc nhìn khác về sự việc.

4. Bổ sung các thực phẩm giảm căng thẳng, stress

Một số loại vitamin hoặc thực phẩm hàng ngày cũng có tác dụng giảm bớt các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, bất an.

  • Vitamin B có trong hạt điều, rau chân vịt, đậu phộng, trứng, thịt cá, thịt bò,…. có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu, cải thiện giấc ngủ.
  • Vitamin C có trong các loại trái cây như chanh, cam, kiwi, mãng cầu, măng cụt, ổi,…có thể hỗ trợ giảm stress, căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Vitamin D có trong dầu cá, sữa, ánh nắng mặt trời,….cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bất an,….

Hãy cố gắng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất vào thực đơn ăn uống hàng ngày để loại bỏ năng lượng tiêu cực, hướng đến những cảm xúc tích cực.

5. Hạn chế hoặc từ bỏ các mối quan hệ độc hại

Theo các nghiên cứu của chuyên gia tâm lý thì những mối quan hệ độc hại thường sẽ để lại rất nhiều các tổn thương cũng như gây ra những cảm xúc tiêu cực kéo dài dai dẳng.

Các mối quan hệ này sẽ khiến bạn trở nên trầm uất, mệt mỏi và tồi tệ hơn. Chúng làm cho nội tâm của con người bị biến chất, thậm chí dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu.

Vì thế, bạn cần tìm cách loại bỏ chúng ngày lập tức. Cụ thể là những mối quan hệ gắn với yếu tố lừa dối, không được tôn trọng, bị bạo hành về thể xác, luôn bị chỉ trích, đổ lỗi, ganh tỵ, bị thao túng tâm lý….

6. Tâm lý trị liệu

Nếu bạn thực sự cảm thấy khó khăn trong kiểm soát cảm xúc tiêu cực, và chúng đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ, hãy tìm gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu để được hỗ trợ.

giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Các chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp bạn loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Tâm lý trị liệu là một hệ thống các kỹ thuật, phương pháp do nhà trị liệu sử dụng. Mục đích là cải thiện sức khỏe tâm trí, sức khỏe tinh thần và tháo gỡ các trở ngại trong cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ.

Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn không chỉ học được cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực, mà còn biết nguyên nhân gốc rễ gây ra những vấn đề này.

Từ đó, bạn sẽ biết cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống. Bạn sẽ từ bỏ những thói quen xấu, và hình thành những thói quen tích cực, biết yêu thương bản thân, tự tin trong cuộc sống.

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý để chữa lành tâm bệnh và chăm sóc sức khỏe tâm trí cho người Việt một cách bài bản, chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín tại Việt Nam.

Đội ngũ chuyên gia tâm lý tại Trung tâm NHC Việt Nam đều là các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội nổi tiếng và uy tín như NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy

Các chuyên gia tâm lý có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và luôn tậm tâm với khách hàng sẽ đồng hành với bạn trong suốt thời gian trị liệu.

Sau thời gian trị liệu, các chuyên gia vẫn tiếp tục hỗ trợ để duy trì sức khỏe tâm trí và sự bình an, hạnh phúc của khách hàng.

cảm xúc tiêu cực là gì
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cam kết bảo mật thông tin khách hàng, hoàn tiền 100% nếu không hiệu quả.

Nếu bạn cần chuyên gia tâm lý hỗ trợ hoặc đặt lịch hẹn tham vấn, bạn có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ hotline: 096 589 8008.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong cuộc sống của mỗi ngày. Đôi lúc những cảm xúc này chính là động lực giúp bạn có thể trưởng thành và cố gắng nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu chúng thường xuyên xuất hiện có thể gây nên những ảnh hưởng về tinh thần, thể chất, đời sống của con người. Do đó, bạn cần biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình để hạn chế được những tác động tiêu cực.

Tham khảo thêm:

Bình luận (32)

  1. Đào Thị Thanh Hà says: Trả lời

    ai cũng có trong mình cảm xúc tiêu cực cả thôi, chỉ là có dễ bộc phát ra hay không thôi

  2. Linh Anh says: Trả lời

    không hiểu sao bạn đồng nghiệp ngồi cạnh mình rất hay đi ganh tỵ với người khác và nói xấu họ nữa chứ

    1. Ng Kim Anh says: Trả lời

      chắc là ghét ai nên mới vậy

      1. Linh Anh says: Trả lời

        ghét thì cũng không hẳn là ghét quá, mà cứ thấy ai cố đồ xịn hơn hay điệu đà hơn tí là bắt đầu ngồi soi họ rồi nói này nói nọ ý

    2. Vũ Thị Phụng says: Trả lời

      ui giời, chuyện bình thường ở chốn công sở, đâu chả có drama

    3. Nam Anh says: Trả lời

      chỗ nào có nhiều phụ nữ khắc chỗ đó nhiều loạn lạc, đâu hòa thuận như anh em chúng tôi

    4. Nhy Nhỏ Nhắn says: Trả lời

      hay soi mói và nói xấu người khác là tính cách của họ từ bé ăn sâu vào tâm trí rồi, có khi chính bạn cũng bị nói xấu ý

      1. Linh Anh says: Trả lời

        em cũng chả biết nhưng chắc có ngày em sẽ bị vậy, nhưng em không quan tâm lắm vì em chả làm gì không phải với ai cả, họ nói chuyện với em em cũng chỉ nghe và ậm ừ xã giao thôi

    5. Chu Hồng Gấm says: Trả lời

      chuyện thường ngày của những người phụ nữ hiện đại ý mà

  3. Lê Chang says: Trả lời

    trong tình yêu, tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhất là sự ghen tỵ, nó có thể khiến con người mù quáng hẳn luôn, như chỗ trọ tôi con gái bà chủ nhà, có yêu một anh con trai trông cũng bảnh bao, công việc ổn định, được thời gian anh kia cảm thấy không hợp nên chia tay và yêu thương người con gái khác, con gái bà chủ nhà thấy thế nổi cơn ghen lên đi đánh ghen xong làm người ta bị thương, phải nhập viện vì bất tỉnh, thế là bị kiện ngồi tù hơn năm, hỏng hết cả tương lai luôn, tuổi thì còn trẻ chứ, nhan sắc có mà sao cứ đâm đầu vào làm gì

    1. Daisy Duong says: Trả lời

      yêu quá nên hóa si mê đấy, cái gì nhiều quá cũng không tốt

    2. Hà Ngọc Lan says: Trả lời

      con gái mà nổi cơn ghen lên là đáng sợ lắm, nhưng mà trường hợp của bạn này sai hoàn toàn vì đã chia tay rồi mà

      1. Lê Chang says: Trả lời

        vâng vì vậy bị kiện nên cũng không dám nói gì lại, chỉ dám đến nhà người bị hại thương lượng mong họ bỏ qua mà họ không đồng ý

    3. Giang Gingg says: Trả lời

      yêu vào là thay đổi nhiều cái lắm, có thể từ một người vui vẻ tích cực thành một người đáng sợ, tiêu cực hoặc từ một người đáng sợ, tiệu cực có thể thành một người vui vẻ, tích cực

    4. Nam Hoàng says: Trả lời

      mấy vụ đánh ghen, con giáp thứ 13 lên facebook suốt

  4. Trần Anh Quân says: Trả lời

    quan trọng nhất là sự kiềm chế, chứ cảm xúc tiêu cực rất khó tránh khỏi trong cuộc sống

    1. Lâm Hiếu says: Trả lời

      chuẩn, phải dồn nén nó lại và phì ra chỗ khác cho nó tiêu tan hết đi

  5. Đoàn Ngọc Chí says: Trả lời

    em bị stress 2 tháng nay, trong đầu luôn có những suy nghĩ chán nản thì nên làm gì để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và giảm stress ạ, em thấy mệt mỏi ảnh hưởng công việc quá

    1. Nguyễn Thanh Nga says: Trả lời

      nên dành thời gian cho bản thân, đi chơi, đi du lịch, thư giãn đi bạn

    2. Trần Vũ Thắng says: Trả lời

      tại bạn tập trung quá nhiều vào 1 vấn đề nên vậy, nên có cái nhìn rộng hơn sẽ thoáng đầu óc hơn

  6. Lý Lệ Quyên says: Trả lời

    chỗ trung tâm có chữa bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      chào bạn, Trung tâm có nhận tiếp nhận và trị liệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nếu bạn cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ tới sô hotline của Trung tâm 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia liên hệ hỗ trợ bạn

  7. Tiên Tiên says: Trả lời

    mẹ em rất nóng tính mà mỗi lần nóng lên là không kiểm soát được hành động, ném đồ đạc đủ kiểu, mà mỗi lần như thế kéo theo bao nhiêu người khó chịu, mệt mỏi theo, nên làm sao để mẹ em có thể giảm bớt sự nóng nảy hả mọi người

    1. Võ Đức Thiện says: Trả lời

      lúc vui vẻ nhà nên bảo với người thân xung quanh góp ý với mẹ mỗi người 1 câu, chắc mẹ bạn sẽ hiểu thôi

    2. Chu Hải Nam says: Trả lời

      cái này nên đi thẳng vào vấn đề với mẹ bạn ý, chia sẻ thẳng thắn, cũng có thể mẹ bạn đang phải chịu áp lực gì đó chẳng hạn

      1. Tiên Tiên says: Trả lời

        mấy lần em cũng định vậy mà sợ cả nhà đang vui lại mất vui nên thôi cũng chả nói

    3. Phạm Cẩm Loan says: Trả lời

      mẹ bạn mới nóng nảy thời gian gần đây hay từ lúc nào, trước đây có thể không

      1. Tiên Tiên says: Trả lời

        không chị, trước vui vẻ hòa đồng lắm, nhưng từ đợt bố em bị vỡ nợ mẹ em thành ra như vậy

        1. Phạm Cẩm Loan says: Trả lời

          thế có khi mẹ bạn bị áp lực gì rồi, kiểu bị dồn nén quá mức ý, nguyên nhân có thể từ cả phía bố bạn nữa, chắc chắn 2 người còn điều gì xích mích nữa mà giấu bạn thôi

          1. Tiên Tiên says:

            vậy ạ, chị nói vậy em cũng có hiểu ra chút vấn đề rồi, em cảm ơn

  8. Nguyễn đức khai says: Trả lời

    Cảm xúc đối với tôi cũng không thể ý thức được bản thân,tôi bị thế này từ khi nhận thấy bản thân,giờ có trang wer này chỉ cách cho tôi,rằng phải chấm nhận thôi

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, nếu bạn đang gặp bất ổn về tâm lý mà không thể tự mình vượt qua được, bạn vẫn có thể nhờ một chuyên gia tâm lý hỗ trợ giúp bạn cân bằng lại được cảm xúc bạn nhé. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có người hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *