Sự Tự Tin: Ý nghĩa với cuộc sống & cách rèn luyện hàng ngày

Sự tự tin giúp con người sáng tạo, quyết tâm và chủ động trong mọi tình huống. Mỗi người cần rèn luyện cho mình sự tự tin, bởi đây chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Sự tự tin là gì?

Sự tự tin chính là nhận thức rõ về giá trị và khả năng của bản thân. Người tự tin có thể vượt qua những khó khăn, thử thách một cách dễ dàng.

tự tin là gì
Sự tự tin chính là việc bạn tin vào năng lực của bản thân.

Tự tin thể hiện qua mọi suy nghĩ, hành động, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Tự tin giúp ta dám nghĩ dám làm, giúp ta có quan điểm độc lập trong mọi vấn đề.

Sự tự tin cần được trau dồi ngày từ khi còn bé. Chẳng hạn, trẻ con ai cũng thích được phát biểu, tuy nhiên sẽ có lúc trẻ nói sai. Người lớn lúc này cần động viên, khích lệ trẻ, chứ không nên đùa cợt.

Sự cổ vũ của mỗi người sẽ giúp sự tự tin trong trẻ sẽ tăng cao. Trẻ dũng cảm thể hiện bản thân nhiều hơn. Việc phát biểu sai hay đúng trong trường hợp này không quan trọng.

Tuy nhiên nếu bị chê cười, trẻ sẽ dần ngại ngùng, hoảng sợ, rụt rè hơn và ngày càng thiếu tự tin. Về sau, trẻ không dám phát biểu ý kiến nữa thì sợ bị chê cười.

Ngoài ra, mức độ tự tin cũng còn phụ thuộc vào từng tình huống. Khi chúng ta chắc chắn về kết quả thì sự tự tin sẽ tăng lên, và ngược lại, khi kết quả mơ hồ thì sự tự tin sẽ giảm xuống.

Người tự tin là người có năng lực, có đầu óc, dám nghĩ dám làm nên luôn được những người xung quanh đánh giá cao. Tuy nhiên, tự tin không đồng nghĩa với tự cao.

Người tự cao luôn cho rằng mình đúng và không bao giờ sai. Còn người tự tin luôn biết nhận thức rõ đúng/ sai, dám chấp nhận sự thật và không ngừng thay đổi để hoàn thiện bản thân.

Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống

Sự tự tin là chìa khóa dẫn đến thành công. Những người tự tin luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi, cố gắng phát triển bản thân. Do đó họ có thể tin vào quyết định của chính mình.

Chẳng hạn khi đi học, việc tự tin và thường xuyên phát biểu sẽ giúp học sinh được thầy cô quan tâm hơn, đánh giá cao bởi tinh thần học tập.

Khi đi phỏng vấn, nếu bạn quá rụt rè thì cũng không thể bộc lộ hết khả năng. Trong tương lai, mỗi công việc thì đều cần có sự tự tin, dám nghĩ, làm dám thì mới đạt đến thành công.

sự tự tin trong cuộc sống
Người tự tin luôn được công nhận về năng lực và được mọi người tin cậy

Người tự tin không chỉ là người có kiến thức mà còn rất có tố chất lãnh đạo. Trong bất cứ công việc nào, họ cũng đều được nhiều người tin tưởng và trọng dụng.

Tất nhiên không phải lúc nào họ cũng thành công mà vẫn có những lúc thất bại. Tuy nhiên quan trọng là họ không bao giờ ngại khó khăn, mà luôn có tinh thần cầu tiến.

Thay vì cảm thấy thất vọng chán nản, họ có thể nhanh chóng vực lại tinh thần. Ngươi tự tin biết mình sai ở đâu và thay đổi để thành công hơn. Họ không bao giớ chán nản, thiếu tự tin và bản thân.

Hậu quả của việc thiếu tự tin trong cuộc sống là bạn luôn bị bó buộc trong vòng tròn an toàn. Bạn không thể hiện được hết khả năng, và gặp nhiều hạn chế trong cuộc sống.

Làm thế nào để trở nên rèn luyện sự tự tin mỗi ngày?

Việc rèn luyện sự tự tin cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong đó, gia đình là một trong những nhân tố quan trọng để giúp hình thành sự tự tin ngay từ sớm.

1. Tin vào chính mình và dẹp bỏ nỗi sợ hãi

Tất nhiên để tự tin bạn cần phải tin vào chính mình. Vì rõ ràng nếu bạn không thể tin vào mình, thì làm sao có thể khiến người khác tin vào bạn.

Hãy luôn tự nhủ với bản thân rằng ” mình làm được”, “mình sẽ thành công” để tiếp thêm năng lượng cho bản thân mỗi ngày.

Nếu không phải một người tự tin trước đó thì việc đầu tiên là bạn cần phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi. Mỗi người đều có những nỗi sợ riêng, nhưng chúng ta cần đối mặt và vượt qua.

Vì vậy, bước đầu tiên để cải thiện sự tự tin chính là loại bỏ nỗi sợ, dám vượt lên chính mình, bước ra khỏi vỏ bọc an toàn của bản thân.

rèn luyện sự tự tin
Tin vào chính bản thân mình là nguyên tắc đầu tiên để có sự tự tin

Hãy bắt đầu từ những việc là thế mạnh của bản thân. Khi bạn đã biết chắc chắn đáp án, đừng ngại ngùng đứng lên phát biểu.

Xem thêm: Hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Khám phá thế mạnh của bản thân

Mỗi người sinh ra đều có một thế mạnh riêng. Tuy nhiên, những người thiếu tự tin luôn so sánh bản thân với người khác, cho rằng mình không có năng lực.

Trên thực tế, bạn chỉ chưa khám phá được hết tiềm năng của bản thân. Bạn chỉ nhìn vào thế mạnh của người khác, mà không nhận ra thế mạnh của mình.

Năng lực cũng chỉ là một phần nhỏ dẫn đến thành công, quan trọng là nỗ lực của chúng ta. Bạn chỉ cần cố gắng dành thêm nhiều thời gian để rèn luyện, trau dồi thêm kỹ năng.

Có một nền tảng kiến thức phong phú sẽ giúp bạn có thể linh hoạt giải quyết được rất nhiều vấn đề, trở nên thu hút bản thân hơn trong mắt người khác.

3. Dám thách thức giới hạn

Sự e dè, ngại ngùng khiến nhiều người không dám phát biểu, đưa ra ý kiến. Vì vậy bạn cần phải vượt ra khỏi lớp vỏ an toàn, thử làm những điều mà mình chưa bao giờ làm.

những cách tạo sự tự tin
Hãy tự tin thể hiện khả năng của mình, vượt ra khỏi lớp vỏ bọc an toàn của bản thân

Dần dần điều này sẽ tạo cho bạn sự tự tin, để đi đến những trải nghiệm mới hơn. Việc thử và sai không có gì đáng trách. Điều đáng trách là bạn bỏ cuộc khi chưa bắt đầu

Bạn sẽ học được bài học quý giá từ sai lầm, từ đó dũng cảm và tự tin hơn. Sự tự tin là động lực giúp bạn phá vỡ giới hạn bản thân.

4. Chọn cho mình một hình mẫu để hướng tới

Một mục tiêu, một mẫu hình thành công lý tưởng với đầy sự tự tin sẽ là động lực để bạn cố gắng nhiều hơn. Việc nhìn nhận thành công của người khác chính là bàn đạp để bạn cố gắng hơn.

Hãy luôn nhìn về phía trước để không ngừng cố gắng, và bỏ lại sự rụt rè, xấu hổ, nhút nhát phía sau. Khi tiếp xúc với người thành công, bạn cũng được tiếp thêm sự tự tin.

Nếu được bạn cũng có thể nhờ những người thành công chia sẻ, hướng dẫn, truyền kinh nghiệm để biết cách phát triển bản thân tốt hơn.

5. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống

Bạn sẽ thường thấy thiếu tự tin khi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, việc chuẩn bị chỉn chu mọi thứ sẽ giúp bạn tự tin hơn trong mọi tình huống.

Trong các sự kiện quan trọng, hãy luôn đảm bảo trang phục, đầu tóc gọn gàng nhất. Ấn tượng đầu tiên chúng ta tạo cho người khác luôn rất quan trọng.

Tất nhiên cũng không thể quên kiểm tra các tài liệu thật kỹ lưỡng để phòng ngừa sai sót như thiếu tài liệu, hoặc nội dung không phù hợp.

Nếu cẩn thận hơn bạn có thể phân tích các vấn đề trong nhiều hoàn cảnh để có thể chủ động trong mọi tình huống bất ngờ.

6. Tập nói chuyện trước gương để rèn luyện sự tự tin

Để giảm căng thẳng trước khi thuyết trình trước đám đông, bạn hãy tập đứng trước gương nói chuyện thật nhiều lần. Bất cứ điều gì cũng cần phải có sự rèn luyện và sự tự tin cũng như thế.

rèn luyện sự tự tin
Tập nói chuyện trước gương cũng cải thiện được sự tự tin

Sau khi đã quen với việc nói chuyện trong gương, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của những người trong gia đình làm khán giả.

Nếu bạn thường hay bị run, khó thở, tim đập nhanh quá mức mỗi khi chuẩn bị phát biểu thì có thể học cách hít thở. Nhịp thờ đều giúp giảm cảm giác lo lắng run rẩy quá mức.

7. Rèn luyện sự tự tin thông qua các hoạt động tập thể

Bạn có thể tham gia các hoạt động tập thể cũng giúp rèn luyện sự tự tin hơn rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều các chương trình rèn luyện kỹ năng mềm, rèn luyện khả năng thuyết trình mà bạn có thể tham dự.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các chương trình thiện nguyện, các buổi sinh hoạt ngoại khóa cũng có ích trong việc cải thiện sự tự tin.

Vai trò của cha mẹ với sự tự tin của trẻ nhỏ

Như đã nói, vai trò của gia đình và môi trường sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sự tự tin ở trẻ. Phụ huynh cần động viên, khích lệ khi trẻ có những ý tưởng mới lạ.

Dù bé đúng hay sai, phụ huynh cũng nên phân tích cho con hiểu. Tuyệt đối không dùng những cụm từ như “mẹ cấm con không được làm”, “không biết đúng thì đừng làm”, “con quá kém, quá dốt”,…

Đây là một kiểu giáo dục con độc hại. Điều này vô hình chung sẽ hình thành lên tâm lý sợ sai, sợ bị chê trách cho bé.

Tính cách và tâm lý trẻ khi chịu nhiều lời chê bai, chì chiết từ cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những câu nói của cha mẹ rất dễ in sâu vào tiềm thức, khiến trẻ thiếu tự tin, nhút nhát khi trưởng thành.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Sự tự tin có thể giúp ta vượt qua những khó khăn, thử thách, và đưa ra những quyết định đúng đắn khi cần. Do đó, ta cần phá vỡ lớp vỏ bọc an toàn của bản thân, tin tưởng vào năng lực của chính mình.

Đồng thời, ta cũng phải không ngừng trau dồi kỹ năng để hoàn thiện bản thân.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *