Cha mẹ độc hại (Toxic parents) & tổn thương nghiêm trọng đến con

Cha mẹ độc hại (Toxic Parents) là những bậc cha mẹ luôn có lời nói, hành vi tiêu cực gây tổn thương nặng nề cho thể chất và tinh thần của con cái. Những đặc điểm này thường được ngụy trang dưới danh nghĩa tình thương.

cha mẹ độc hại là gì
Cha mẹ độc hại luôn có những lời nói, hành vi làm tổn thương con cái nhằm thỏa mãn bản thân

Cha mẹ độc hại là gì?

Trên thực tế, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách yêu thương, chăm sóc và giáo dục con cái. Cha mẹ độc hại (Toxic Parents) thường có hành vi, lời nói tiêu cực gây tổn thương con cái.

Hiện nay, có hàng triệu đứa trẻ đang phải chung sống với những bậc cha mẹ độc hại. Những tổn thương thể chất và tinh thần do bố mẹ gây ra có thể để lại vết thương sâu trong tâm hồn.

Nó ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển nhân cách và cuộc sống tương lai của trẻ. Thậm chí khi lớn lên, trẻ sẽ “vô tình” trở thành cha mẹ độc hại vì bị ảnh hưởng

Văn hóa của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đề cao “chữ hiếu”. Nhưng trong nhiều trường hợp, quan niệm này lại dung dưỡng cho những lời nói, hành vi tiêu cực.

Bố mẹ có quyền kiểm soát mọi thứ, trong khi con cái phải có bổn phận vâng lời. Dù cha mẹ có vô lý và không đúng mực, con cái bắt buộc phải nghe theo. Con cái không được bày tỏ quan điểm trái ngược.

Hành vi không đồng thuận với lời nói, quan điểm của bố mẹ đều bị cho là hỗn láo và bất hiếu. Sự áp đặt của các bố mẹ khiến con cái mệt mỏi và ngột ngạt trong chính gia đình của mình.

Xem thêm: 11 Lý Do Tạo Ra Khoảng Cách Giữa Cha Mẹ Và Con Cái

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Đặc điểm nhận biết cha mẹ độc hại

Những đặc điểm của cha mẹ độc hại rất dễ bị nhầm lẫn với cách thức nuôi dạy con thông thường. Họ thường cố che giấu mục đích thực sự của bản thân bằng những lý tưởng cao cả như muốn tốt cho con, muốn con có tương lai xán lạn,…

1. Đề cao ý nguyện của bản thân và xem nhẹ cảm nhận của con

Đặc điểm đầu tiên của các kiểu cha mẹ độc hại là luôn đề cao ý nguyện, mong muốn của bản thân và hoàn toàn không quan tâm con cái muốn gì hay nghĩ gì.

cha mẹ độc hại là gì
Cha mẹ độc hại không nghĩ đến cảm nhận của con

Tất cả mọi quyết định trong cuộc sống của con đều phải thông qua bố mẹ. Khi con cái có ý kiến ngược lại, bố mẹ sẽ dùng quyền lực, tiền bạc để ép con phải nghe theo ý của mình.

2. Muốn con cái thực hiện ước mơ của mình

Các bậc cha mẹ độc hại có thể muốn con cái hoàn thành ước mơ còn dang dở của mình.  Nếu may mắn, con cái có thể yêu thích và theo đuổi ước mơ như bố mẹ mong muốn.

Nhưng trong trường hợp ngược lại, các bậc cha mẹ sẽ ép buộc con, bất chấp ý muốn của trẻ. Trẻ sống trong áp bức sẽ cảm thấy đau khổ, ức chế và rất dễ thù ghét cha mẹ.

3. Có phản ứng và cảm xúc quá khích

Nuôi dạy con cái là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và chia sẻ. Đương nhiên trong quá trình này, bố mẹ cũng sẽ đôi lần nổi nóng trước những lỗi lầm của con.

Tuy nhiên, một gia đình hạnh phúc sẽ ít có sự nổi nóng, giận dữ. Bố mẹ sẽ luôn cố gắng kiềm chế, giáo dục không đòn roi để con có môi trường phát triển lành mạnh.

Ngược lại, bố mẹ độc hại luôn muốn thỏa mãn bản thân. Họ không hề quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con. Do đó, họ thường có những phản ứng quá khích, cáu kỉnh, thù ghét và cay nghiệt.

4. Hà khắc với con cái

Dạy con cần có sự nghiêm khắc để trẻ biết nên làm gì và không nên làm gì. Tuy nhiên, bố mẹ độc hại thường hà khắc trong cách giáo dục con cái. Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là điều không hề hiếm gặp.

Khi con không đạt được kết quả cao, họ chì chiết, đay nghiến, quát tháo và thậm chí là đánh đập. Những bậc cha mẹ độc hại hiếm khi khen ngợi và khích lệ trẻ, dù trẻ làm được điều tốt.

5. Luôn đổ hết lỗi lầm cho con trẻ

Trong mọi hoàn cảnh, bố mẹ độc hại luôn đổ mọi lỗi lầm cho con cái. Thay vì trò chuyện để nắm rõ sự việc và đánh giá khách quan, họ gieo vào đầu con cái những suy nghĩ méo mó.

6. Coi nhẹ suy nghĩ và cảm xúc của con

Một điểm chung của cha mẹ độc hại là coi nhẹ cảm xúc, suy nghĩ của con cái. Họ rất ít khi lắng nghe con cái tâm sự và cho rằng đây là điều không cần thiết.

nhận biết cha mẹ độc hại
Bố mẹ độc hại tiêm nhiễm suy nghĩ sai trái cho con trẻ.

Bố mẹ độc hại cũng có thể bắt buộc con phải học cách kiềm chế cảm xúc theo chiều hướng tiêu cực. Họ không cho trẻ khóc lóc, buồn bã, lo lắng,… vì cho rằng đây là biểu hiện của kẻ thất bại.

7. Không tôn trọng sự riêng tư của con

Bố mẹ độc hại cho rằng bản thân có quyền kiểm soát tất cả cuộc sống của con. Vì vậy, họ thường không tôn trọng sự riêng tư của con cái.

Thậm chí, họ còn đọc nhật ký của con, vào máy tính để đọc mail, tin nhắn,… Bố mẹ độc hại thường không ngần ngại cho trẻ biết bản thân đã thực hiện những hành vi này.

Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện không vừa ý, bố mẹ sẽ lập tức trách phạt và tiếp tục những lời nói, hành vi gây tổn thương trẻ nghiêm trọng.

8. Khống chế con bằng quyền lực và tiền bạc

Khi còn nhỏ, bố mẹ là tất cả đối với con cái. Khi con không nghe lời, các bậc cha mẹ độc hại thường khống chế con bằng quyền lực và tiền bạc.

9. Lặp lại các hành vi, lời nói gây tổn thương trẻ

Trong lúc nóng giận, bố mẹ có thể có những lời nói và hành vi gây tổn thương trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lành mạnh sẽ biết cách điều chỉnh, và tạo dựng cho con cái môi trường sống lành mạnh.

Ngược lại, cha mẹ độc hại sẽ lặp đi lặp lại các hành vi, lời nói này. Họ thích dùng uy quyền và cái mác “cha mẹ” để chèn ép trẻ. Họ không quan tâm đến cảm xúc của con, mà chỉ muốn thỏa mãn bản thân.

Các kiểu cha mẹ độc hại phổ biến

Cha mẹ độc hại luôn có những hành vi, lời nói tiêu cực khiến cho thể chất và tinh thần của con trẻ bị tổn thương nặng nề. Dựa vào đặc điểm, các chuyên gia tâm lý chia thành 6 kiểu cha mẹ độc hại bao gồm:

1. Cha mẹ chưa trọn vẹn

Cha mẹ chưa trọn vẹn là kiểu cha mẹ không có trách nhiệm với trẻ, nhưng mong chờ trẻ lớn lên sẽ đáp ứng nhu cần bản thân. Ví dụ, họ muốn con cái cung cấp tiền bạc, danh dự, tình yêu thương, sự chăm sóc,…

2. Cha mẹ bạo hành lời nói

Trong mắt con cái, lời nói của bố mẹ luôn đáng tin cậy. Nhưng cha mẹ độc hại chỉ luôn chì chiết, chửi mắng, và làm thấp đi trẻ trong mọi trường hợp.

các kiểu cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại luôn lặp đi lặp lại lời nói, hành vi cực đoan

Những lời nói cay nghiệt, trách móc khiến trẻ nghĩ rằng bản thân là người có lỗi. Trẻ cho rằng mình vô dụng, yếu kém, và dễ hình thành cảm xúc xấu hổ, tự ti.

Bạo hành lời nói khó nhận biết hơn bạo hành thể xác. Những câu nói gây tổn thương tinh thần là quả bom nổ chậm, là “con dao” cướp đi sự tự tin và lạc quan của trẻ.

3. Cha mẹ bạo hành thể xác

Đánh con để dạy dỗ khác với hành vi bạo lực thể xác. Kiểu cha mẹ bạo hành thể xác luôn dùng bạo lực trong mọi trường hợp. Ví dụ như khi con cãi lời, phạm lỗi, không đạt kết quả cao trong học tập,…

Nguyên nhân là do họ tức giận, ức chế bởi áp lực nên lấy con cái ra “xả giận”. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bố mẹ phải biết cách kiểm soát cơn giận đối với con cái để giảm thiểu tối đa những hành vi bạo lực.

4. Cha mẹ kiểm soát

Cha mẹ kiểm soát là kiểu cha mẹ độc hại rất phổ biến ở các nước Châu Á nói chung, và Việt Nam nói riêng. Họ cho mình quyền tự quyết định mọi thứ liên quan đến con.

Khi còn nhỏ, việc kiểm soát con cái là cần thiết vì lúc này trẻ chưa ý thức được hậu quả từ hành vi của bản thân. Tuy nhiên, kiểu cha mẹ kiểm soát thường xâm phạm quá mức vào quyền riêng tư của con cái.

Họ kiểm soát con từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành bằng quyền lực, đe dọa, tiền bạc. Thậm chí, một số bậc cha mẹ còn ép buộc con phải thực hiện đúng di nguyện trước khi mất.

5. Cha mẹ lạm dụng tình dục

Trong tất cả các kiểu cha mẹ độc hại, cha mẹ lạm dụng tình dục gây ra trải nghiệm kinh khủng nhất đối với con cái. Khi còn nhỏ, trẻ không ý thức được những hành vi này.

Tuy nhiên khi đã có nhận thức, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương và mơ hồ về chính gia đình mình. Trẻ khó có thể vượt qua ám ảnh tâm lý, và nhiều khả năng sẽ gặp phải các vấn đề tâm lý về lâu dài.

6. Cha mẹ nghiện rượu

Cha mẹ nghiện rượu là kiểu bố mẹ độc hại gây ra nhiều tổn thương tinh thần và thể xác cho con. Đối với kiểu bố mẹ này, con cái hầu như không được hưởng bầu không khí gia đình đúng nghĩa.

các kiểu cha mẹ độc hại
Cha mẹ nghiện rượu mang đến trải nghiệm nặng nề cho con cái

Cha mẹ nghiện rượu thường không có đủ tỉnh táo để nuôi dạy con cái. Họ luôn có những lời nói, hành vi không đúng mực trong cơn say xỉn. Thậm chí, họ còn đánh đập con cái dã man.

Trẻ sống với bố mẹ nghiện rượu có thể gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý và méo mó về nhân cách. Trẻ có nguy cơ nghiện rượu, dính vào ma túy, chất cấm trong tương lai.

Cha mẹ độc hại và những ảnh hưởng đến con cái

Các bậc cha mẹ độc hại luôn đề cao bản thân và không hiểu được ý nghĩa thực sự của gia đình. Con cái của những bậc cha mẹ độc hại sẽ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như:

1. Giảm chỉ số IQ

Chỉ số IQ của những trẻ có cha mẹ độc hại thường thấp hơn những trẻ được nuôi dạy trong môi trường lành mạnh. Nguyên nhân là do các hành vi, lời nói tiêu cực gây tổn thương mạnh mẽ đến tâm lý và thể chất của trẻ.

Ngoài ra, việc kiểm soát và đàn áp con cái quá mức có thể khiến não bộ chậm phát triển. Trẻ cũng hình thành nỗi sợ với chính gia đình của mình. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình phát triển tư duy của trẻ.

2. Khó kiểm soát cảm xúc

Trẻ sống với các bậc cha mẹ độc hại gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cảm xúc. Nguyên nhân là do bố mẹ luôn thể hiện cảm xúc tiêu cực, có những lời nói, hành vi làm tổn thương con cái.

Khi chứng kiến những hành vi tiêu cực của bố mẹ thường xuyên, trẻ cho rằng những hành vi này là hoàn toàn bình thường. Về sau, trẻ sẽ có cách nuôi dạy tương tự đối với con của mình.

3. Thiếu tính kỷ luật

Tình trạng này thường gặp ở trẻ có kiểu bố mẹ nghiện rượu và cha mẹ không trọn vẹn. Vì không được giáo dục đúng cách, trẻ lớn lên sẽ có xu hướng sống theo bản năng, và làm việc, sinh hoạt tùy ý.

Thiếu tính kỷ luật cũng có thể gặp ở trẻ có cha mẹ kiểm soát quá mức. Do bị kiểm soát và kìm kẹp, trẻ ao ước được sống thoải mái. Vì vậy, trẻ có thể trở thành người sống cẩu thả, phóng khoáng và thiếu kỷ luật

4. Trẻ có xu hướng nghiện rượu và chất kích thích

Trẻ được nuôi dạy bởi các bậc cha mẹ độc hại thường bị ảnh hưởng thói xấu. Trẻ có xu hướng nghiện rượu và chất kích thích khi đến tuổi vị thành niên, hoặc đầu giai đoạn trưởng thành.

cha mẹ độc hại ảnh hưởng đến trẻ ra sao
Trẻ sử dụng rượu bia và chất kích thích để giải tỏa sự ức chế

Ngoài ra, một số trẻ có thể chọn dùng rượu bia, chất gây nghiện để giải tỏa lo âu, căng thẳng và cảm xúc dồn nén. Trẻ cảm thấy mình không thể rời xa bố mẹ. Suy nghĩ này khiến trẻ dằn vặt, mệt mỏi

5. Méo mó trong nhân cách

Gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Nếu sống cùng với bố mẹ độc hại, trẻ có thể phát triển các dạng nhân cách bất thường.

Việc tiếp thu những suy nghĩ sai lệch từ cha mẹ về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ. Trẻ rất khó tránh được hành vi và suy nghĩ khác thường, không phù hợp với chuẩn mực xã hội.

6. Gia tăng các vấn đề tâm lý

Cách nuôi dạy độc hại sẽ tạo ra một bản sao tương tự. Trẻ sống cùng với bố mẹ độc hại sẽ dễ phát triển các vấn đề tâm lý như rối loạn nhân cách và stress.

Ngoài ra, những méo mó trong tâm lý cũng khiến trẻ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu khi đối mặt với thực tại khác xa với tưởng tượng của bản thân.

Một số trẻ khi lớn lên ý thức được bố mẹ đang có những lời nói, hành vi tiêu cực và không phù hợp. Tuy nhiên, trẻ không thể chống đối hay rời bỏ bố mẹ.

Trẻ buộc phải sống chung với những người đã gây ra tổn thương tâm lý và thể chất cho chính mình. Điều này cũng sẽ gia tăng các vấn đề tâm lý và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Làm thế nào khi có cha mẹ độc hại?

Việc lớn lên trong một gia đình độc hại thực sự là trải nghiệm không hề dễ chịu. Dù không thể thay đổi quá khứ, bạn vẫn có thể tự tạo dựng hạnh phúc cho bản thân.

Để chữa lành tổn thương do cha mẹ độc hại gây ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

1. Không bắt buộc phải tha thứ cho bố mẹ

Khi chia sẻ vấn đề mình gặp phải với mọi người, điều bạn nhận lại đa số là lời khuyên nên tha thứ cho bố mẹ. Điều này không hề đúng, và bạn có quyền không tha thứ.

thoát khỏi cha mẹ độc hại
Không nhất thiết phải tha thứ cho bố mẹ nếu bị tổn thương nặng nề

Trong nhiều trường hợp, tha thứ không giúp giải tỏa những cảm xúc dồn nén, mà ngược lại có thể khiến tâm lý của bạn trở nên nặng nề hơn. Hãy bản thân có một khoảng thời gian bình tâm và tìm lại sự cân bằng.

Trải nghiệm khi sống cùng bố mẹ độc hại thực sự không hề dễ dàng. Vì vậy, không ai có thể hiểu hết những gì bạn phải trải qua. Bạn không cần chú ý đến lời chỉ trích của những người xung quanh.

2. Tạo khoảng cách, ranh giới với bố mẹ

Khi bắt đầu phản kháng lại những hành vi, lời nói độc hại của bố mẹ, bạn sẽ nhận được những lời chỉ trích như bất hiếu và ích kỷ. Tuy nhiên, hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ những gì mình đã phải trải qua.

Cha mẹ độc hại đã quen với việc kiểm soát và điều khiển con cái. Do đó, khi bạn tạo ra ranh giới, họ có thể nổi nóng và không chấp nhận điều này.

Nếu đã đủ khả năng lo cho bản thân, bạn có thể dọn ra ở riêng để tránh mâu thuẫn. Thực tế, việc dung hòa với bố mẹ độc hại thực sự không hề dễ dàng.

3. Học cách tự chăm sóc bản thân

Thông thường, trẻ ở tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu trưởng thành đã ý thức được những hành vi lệch lạc của bố mẹ. Tuy nhiên ở thời điểm này, con cái vẫn phải sống phụ thuộc vào gia đình.

Nếu muốn thoát ra, bạn nên bắt đầu lối sống tự lập và biết cách chăm sóc cho bản thân. Khi đã có đủ khả năng, bạn có thể rời khỏi bố mẹ và sống tự lập.

Việc này có thể bị quy chụp là bất hiếu và ích kỷ. Tuy nhiên, hãy nhớ lại những trải nghiệm tồi tệ mà bạn phải trải qua và ý thức được rằng bạn xứng đáng với những điều tốt hơn.

4. Đừng cố thay đổi bố mẹ

Cha mẹ độc hại gần như không bao giờ thay đổi. Việc cố thay đổi họ chỉ mang lại sự mệt mỏi cho chính bạn. Mặc dù vậy, bạn có thể thay đổi phản ứng của mình với cách cư xử không đúng mực của bố mẹ.

Việc cư xử khác đi có thể khiến bố mẹ cảm thấy không hài lòng và nổi nóng. Tuy nhiên, bạn nên phớt lờ cảm xúc của bố mẹ và tập trung cho cuộc sống của bản thân.

Nếu tất cả đều phải diễn ra theo sự sắp xếp của bố mẹ, cuộc đời này sẽ không còn là của riêng bạn. Vì vậy, hãy sống cho bản thân và từ chối những yêu cầu vô lý từ gia đình.

làm gì khi cha mẹ độc hại
Nên điều chỉnh phản ứng của bản thân với những hành vi, lời nói cực đoan thay vì cố thay đổi cha mẹ độc hại

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Trong 6 kiểu cha mẹ độc hại, có một số kiểu gây ra tổn thương nặng nề như bố mẹ bạo hành thể chất, bố mẹ nghiện rượu và lạm dụng tình dục.

Trước những hành vi méo mó của bố mẹ, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người bản thân tin tưởng như họ hàng, thầy cô giáo. Bạn xũng xó thể trình báo cơ quan chức năng nếu cần thiết.

Những năm gần đây, nhiều sự việc trẻ bị bố mẹ bạo hành, đánh dập được phát giác. Điều này cho thấy thực trạng cha mẹ độc hại đang diễn ra hằng ngày

Hàng triệu trẻ em phải đối mặt với những tổn thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy dũng cảm tìm kiếm sự giúp đỡ để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Không ai có quyền lựa chọn cha mẹ và đôi khi bạn trở thành người kém may mắn khi phải sống chung với cha mẹ độc hại. Tuy nhiên, chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi cuộc sống và hướng đến những điều tích cực.

Có thể những trải nghiệm trong quá khứ sẽ không thể nào chữa lành. Tuy nhiên, việc thay đổi sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn và con cái của bạn sẽ không phải đối mặt với những điều tương tự.

Tham khảo thêm:

Bình luận (47)

  1. Trần hạnh says: Trả lời

    Từng chữ 1 giống như viết về mình vậy

    1. Viên Hữu Lợi says: Trả lời

      Mình cũng cảm thấy giống bạn…

  2. Phương Quỳnh says: Trả lời

    Đúng là nguyên nhân sâu xa cho các vấn đề tâm lý của con người đều là từ gia đình, bố mẹ ra hết.

    1. Hoàng Thanh Huyền says: Trả lời

      Chuẩn đó bạn, tính cách và tâm tư của mỗi người là do hoàn cảnh sống và giao tiếp mà thành. Lớn lên trong môi trường như nào thì phần lớn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ đó.

  3. Nguyễn Văn Quảng says: Trả lời

    Khuyên chân thành những ai chứng kiến hoặc tự cảm thấy mình có vấn đề gây tổn thương các con thì hãy tìm cách khắc phục ngay còn kịp. Chính sự im lặng mới gây ra những hiểu lầm, đặc biệt là với con trẻ, khi chúng chưa hiểu rõ nhiều điều. Nên trao đổi thẳng thắn với các con một cách đúng đắn nhất. Nếu không biết làm sao cho đúng thì xin tư vấn chuyên gia tâm lý. Họ có phương pháp cả rồi, cứ vậy mà áp dụng thôi.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn đã tin tưởng vào phương pháp trị liệu tâm lý, chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ, bình an vui vẻ trong cuộc sống.

  4. Huân Nguyên says: Trả lời

    Thương các con quá, nhiều người cứ coi nhẹ vấn đề nhưng thực ra nhưng chuyện này vẫn diễn ra rất nhiều tại các gia đình đấy

  5. Trần Thị Tuyết Lâm says: Trả lời

    Bài này ai có con đều nên đọc ^^

  6. Mai Moon says: Trả lời

    Kiểu này nhiều lắm mọi người ạ, bố mẹ áp đặt lên con cái đủ thứ, từ ăn uống sinh hoạt hàng ngày tới học hành, bạn bè. Cái gì cũng muốn theo ý mình và nói là như vậy mới tốt. Cũng có quan tâm đến nhu cầu, sở thích của con là gì đâu.

    1. Dự Vy says: Trả lời

      Cái khó nhất nhưng hiếm ai phản đối là con cái phải theo nghề bố mẹ ý bạn. Kiểu như bố mẹ vất vả gây dựng rồi thì con phải theo con đường đó dù có sở thích hay sở trường khác cũng không được tự quyết định.

    2. Trương Linh Phương says: Trả lời

      Ăn mặc còn quản thì đúng là không được tự quyết cái gì nữa rồi

    3. Đăng Hương Giang says: Trả lời

      Chuyện thường thấy thôi mà, nhiều người bắt con thực hiện ước mơ chưa hoàn thành của bản thân là chuyện có thật chứ không phải chỉ có ở trên phim đâu

    4. Nga says: Trả lời

      Đúng đấy ạ, quan trọng là tìm hiểu nhu cầu sở thích của con chứ cứ theo ý mình xong nói đấy là đúng là tốt thì dở rồi

  7. Lê Vũ Ánh Ngọc says: Trả lời

    Đọc bài mới thấy mình mắc nhiều lỗi quá, do gần đây tôi có cảm giác tinh thần con không ổn định. Tôi cần xin trợ giúp từ trung tâm.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cha mẹ chưa thực sự chia sẻ và thấu hiểu được con cái, chưa biết cách biểu đạt và kết nối cũng là một nguyên nhân thường thấy, để cải thiện mối quan hệ gia đình, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  8. Hồ Ngọc Sơn says: Trả lời

    Các bố mẹ đọc bài này xong mà thấy chột dạ là phải tìm cách khắc phục ngay đó, không thì sẽ ảnh hưởng đến tính cách của các con sau này rất nhiều

    1. Trịnh Phương Nhi says: Trả lời

      E cũng nghĩ như anh, nên thay đổi bản thân trước khi quá muộn. Cứ nghĩ đơn giản nhưng chính sự đơn giản mỗi ngày đó hình thành nên con người của bé sau này

  9. Lê Mạnh Chiến says: Trả lời

    Nếu là con cái đọc bài này và thấy bố mẹ như vậy thì phải làm sao ạ?

    1. Nắng Hạ says: Trả lời

      Bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ xem, thật ra chuyện xin tư vấn tâm lý bây giờ rất phổ biến. Việc gỡ rối khúc mắc gia đình, cải thiện mối quan hệ để cuộc sống tốt đẹp hơn cũng rất quan trọng, chứ không phải cứ có bệnh mới đi gặp chuyên gia tâm lý.

  10. Lương Mai Trúc says: Trả lời

    Tôi thấy chị dâu mình có biểu hiện như vậy. Có cách nào để giúp chị ấy hiểu ra điều này và sửa đổi không?

    1. Đặng Minh Tú says: Trả lời

      Nói có khi chả nghe đâu, mấy người kiểu này thường rất bảo thủ

    2. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  11. Phạm Ngọc Bảo Thy says: Trả lời

    Em ghét nhất cái kiểu giận cá chém thớt các bác ạ :))

    1. Hà Cáo says: Trả lời

      Chuẩn nè, đi làm buồn bực hay xích mích với chồng

  12. Dương Tuấn says: Trả lời

    Mình thấy việc không cho con không gian riêng là rất nguy hiểm. Con cái lớn rồi mà vẫn ngủ chung với bố mẹ. Xong thi thoảng táy máy lại cứ tặc lưỡi là con ngủ say rồi.

    1. Thùy Trâm says: Trả lời

      Ui vậy là còn rõ ràng bạn à. Nhiều người còn chẳng giữ ý với người nhà, cứ ăn mặc tơ hơ hở hết cả chỗ nhạy cảm ra với con xong nghĩ là chuyện bình thường ý

    2. Bùi Dạ Trúc says: Trả lời

      Mấy kiểu này đọc trên mạng nhiều lắm này, cứ nghĩ đơn giản mà gây ám ảnh tâm lý khiến các bé bị lệch lạc suy nghĩ về chuyện giới tính luôn đó

    3. Minh Cầm says: Trả lời

      Cái này đúng là cần quan tâm lưu ý nhất, thời đại nào rồi mà còn thiếu văn minh thế không biết

  13. Hoa Oải Hương says: Trả lời

    Riêng mình rất phản đối việc đánh con, dạy con bằng bạo lực.

    1. Nguyễn Thị Lương says: Trả lời

      Thế nếu bướng quá thì phải làm gì hả bạn?

    2. Lý Ngọc Hùng says: Trả lời

      Thật ra việc dạy con, định hướng cho con cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Những người sự dụng bạo lực là do thiếu kiên nhẫn.

    3. Chu Anh Thư says: Trả lời

      Đồng ý với bạn. Chính sự bạo lực đó gây nên ức chế tinh thần và hình thành tính cách bạo lực hoặc sợ hãi ở con, ảnh hưởng tới cả tương lai sau này.

  14. Lợi says: Trả lời

    Cha mẹ tôi có đầy đủ tất cả những gì có ở trên từ lúc có nhận thức tôi chưa từng được yêu thương lúc nhỏ thì là cái bị để họ trút hết phẩn nộ lớn lên thì bị họ biến thành công cụ để phục vụ lợi ích của họ tôi bị đối xử như vật phẩm tha hồ để họ đem đi giao dịch khi không còn giá trị họ sẵn sàng trừ khử tôi xem tôi chưa hề tồn tại cuộc đời tôi như chốn địa ngục không lối thoát giờ chỉ còn biết tự kết liễu để giải phóng bản thân

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, với trường hợp của bạn, sẽ có cách giải quyết nếu bạn thực sự bình tĩnh và loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, dù rằng những hành động của bố mẹ bạn có thể gây nên các tổn thương cho bạn nhưng bạn hãy là một con người mạnh mẽ, biến sự tổn thương đó thành động lực để vươn tới những điều tích cực hơn. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline 096 589 8008 Trung tâm sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn

      1. Thu lê says: Trả lời

        Tôi đang trong tình trạng sống với cha mẹ độc hại và bị nhiều tổn thương nhưng chưa biết có nên ra riêng để thoải mái nhưng vẫn sợ bất hiếu vì thật trong tâm tôi chỉ muốn bố mẹ vui thay đổi để tôi có thể vui vẻ báo hiếu cha mẹ nhưng tôi càng cố gắng càng ko làm hài lòng bố mẹ. Tôi đang theo học nghề gia truyền của bố mẹ mà tôi cũng yêu thích Chua ra nghề cũng ko biết có nên tiếp tục học nghề nữa ko hay ra ngoài kiếm việc khác sống tự lập r khi nào bố mẹ ốm đau về chăm. Khổ nỗi Bo mẹ cũng già sk hay bệnh nếu ở riêng tôi cũng rất khó khăn trong việc vừa kiếm tiền lo cs vừa chăm Bo mẹ. Tôi phải làm sao để trọn đạo hiếu và có 1 hướng dfi tốt nhất cho mình

        1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn, nếu bạn có đam mê và sở thích riêng thì hãy bày tỏ quan điểm rõ ràng và nghiêm túc với bố mẹ, và khi bạn làm công việc riêng đó hay cố gắng gặt hái nhiều thành quả để chứng minh cho bố mẹ thấy được mình đúng bạn nhé. Việc báo hiếu là bạn hãy chăm bố mẹ mình thật tốt để bố mẹ có một sức khỏe thật tốt bên bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  15. TTD says: Trả lời

    Trường hợp mình là người ngoài nhưng khi thấy bạn mình có cha mẹ như vậy thì mình có nên báo cho chính quyền không ạ, do bạn mình cũng bị la mắng liên tục làm trầm cảm.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, nếu như bạn thấy cha mẹ bạn của mình có hành vi quá đáng, gây tổn hại sức khỏe và tinh thần đến người bạn của bạn thì nên nhờ chính quyền can thiệp bạn nhé.

  16. Trương Duy Thắng says: Trả lời

    Bài viết rất hay và rất cần thiết cho nhiều người !

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã đánh giá tốt cho bài viết. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  17. Thu lê says: Trả lời

    Cha mẹ tôi cũng muốn tốt cho tôi nhưng luôn gây áp lực cho tôi lăm cs tôi rất ngột ngạt. Rất nhiều tổn thương và cách áp dụng như cha mẹ độc hại này. Tôi có nên ở riêng ko nhưng ở riêng làm sao chăm sóc cha mẹ chu đáo được mà còn mang tiếng bất hiếu. Tôi còn đang hoc nghề gia truyền cha mẹ chưa ra làm riêng được tôi có nên phụ thuộc cha mẹ nữa ko hay tìm việc khác r ra riêng như vậy có bất hiếu ko

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, nếu bạn có đam mê và sở thích riêng thì hãy bày tỏ quan điểm rõ ràng và nghiêm túc với bố mẹ, và khi bạn làm công việc riêng đó hay cố gắng gặt hái nhiều thành quả để chứng minh cho bố mẹ thấy được mình đúng bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  18. /// says: Trả lời

    tôi có bố mẹ độc hại như vậy và thực sự quá mệt mỏi …

  19. Nguyễn Hoàng Hà says: Trả lời

    cảm ơn tác giả bài viết chân thật. Tôi lớn lên trong sự bất hạnh bởi những lời nói cay độc từ ba tôi như “đồ bất hiếu” “mất dạy”, “tao đẻ mày ra thà tao đẻ quả trứng ra ăn còn ngon hơn”… mỗi khi tôi cãi lại những việc làm sai từ ba tôi, một người nghiện rượu và ích kỹ. Nhưng ông luôn muốn mọi người phải công nhận ông là người cha vĩ đại, bằng cách mỗi lần tôi cãi lại là ông đem tôi ra giữa làng xóm bà con mắng nhiết rằng tôi “hỗn láo, bất hiếu” qua những câu chuyện bịa đặt của ông về tôi và hiển nhiên tôi không được mở miệng nói lại. Tôi đi phụ bán cơm từ 5 tuổi, bán vé số từ khi 9 tuổi, và sau đó phụ hồ,… giờ tôi là kỹ sư. Cuộc sống của tôi luôn nghe ổng kể công rằng “tao nuôi mày biết cao cực khổ”, rửa đít cho mày, chăm mày từ nhỏ đến lớn, … kể mãi đến khi tôi lớn lên, nào là “cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. từ khi còn nhỏ tôi ăn cơm, mặc đồ của xã hội cho, đến 24 tuổi chưa bao giờ mua 1 bộ quần áo nào, thế mà ông vẫn kể công, kể mãi vẫn chưa hết công. Mẹ tôi thì chỉ hùa theo ổng, ăn nói 2 lời, cùng ổng dựng những câu chuyện đổi trắng thay đen, mà nói thẳng là tráo trở. Từ năm 19 tuổi tôi đã gửi tiền lo cho ổng bả, mua thêm chút đất xây nhà cho ổng bả, gánh nợ còng lưng, mỗi lần gây cãi thì ông bả đều phủi hết. Bởi cái xã hội rất đề cao “chữ hiếu”, Tuôi thơ tôi là nhưng ngày tăm tối và ám ảnh, kiểu cha mẹ độc hại vẫn ko bao giờ thay đổi, và ích kỷ. Khi vợ tôi sinh con, nhà neo đơn ko người thân trên sài gòn, bao chục năm qua tôi lo cho ông bà, đến lúc tôi nhờ lên phụ thì ôi thật đáng sợ. Cha mẹ độc hại ko lên dủ lý do, tao mắng coi nhà, t lên ko ai thắp nhanh cúng kiến, t lên ko ai chăm chó, t lên ko ai coi chừng ổng (bà mẹ). Trước đó tôi cũng dúi cho 12tr nhờ sau lên chăm phụ tôi, đã nhận. Đến chừng viện cớ hết đc, lên đây tôi cho tiền ăn dư giả, nhờ nấu bữa cơm cho vo tôi, cũng là nấu ăn cho cháu nội. Vo tôi nấu cho ăn 2 ngày, bả nấu lại 2 ngày rồi ổng bả bảo làm osin và bỏ về quê, lại bắt đầu bán rao tôi, chửi tôi vô nghì. Tôi đã quen những bất hạnh, ấm ức, buồn tủi

  20. hoàng ... huy says: Trả lời

    thật ra thì tôi cũng bị áp lực gia đình giống vậy và tôi đã từng có ý nghĩ là sẽ tự tử nhưng may mắn là tôi đã kiềm chế lại được nên đã không làm điều gì dại dột

  21. Xin giấu tên says: Trả lời

    Cho ba mẹ xem thì con vô bệnh viện nằm (hàng xóm cứu).
    Đăng bằng mail của phụ huynh để khỏi bị phát hiện ai gửi.

  22. Nguyễn Văn Hưng says: Trả lời

    Em năm nay 23 tuổi . thời gian gần đây mới phát hiện ra vấn đề tâm lý của mình.em lớn lên trong môi trường bảo thủ lạc hậu tiêu cực (quát tháo lăng mạ,bạo lực gia đình) những hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí em.giờ đây khi gặp các tình huống tương tự,hay tình huống rất bình thường trong cuộc sống em thường xuyên suy nghĩ tiêu cực hay bị quan , cảm thấy bản thân vô giá trị.bây giờ vẫn phải gồng mình lên để chiến đấu, nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi muốn buông xuôi.em dần nhận ra nó là do hệ quả tiêu cực của bố mẹ độc hại mang lại .nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *