Con cái thù ghét cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình cảm giữa cha mẹ và con cái phải là tình cảm yêu thương gắn bó. Tuy nhiên thực tế hiện nay, tình trạng con cái thù ghét cha mẹ không phải là một điều hiếm. Nguyên nhân vì đâu và làm thế nào để khắc phục điều này?

Vì sao con cái thù ghét cha mẹ?

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phải là mối quan hệ tích cực, chứa đầy tình yêu thương. Tuy nhiên với nhiều đứa trẻ, gia đình và cha mẹ trong mắt chúng không khác gì địa ngục.

con ghét bố mẹ
Con cái thù ghét cha mẹ không phải là thực trạng hiếm hiện nay

Hiện nay trên mạng xã hội, các hội nhóm mang nội dung con cái thù ghét cha mẹ không hề ít. Thành viên trong đó thậm chí có những người mới chỉ học cấp 1, cấp 2. Đây là một thực trạng rất đáng buồn.

Nguyên nhân chính của tình trạng này thường liên quan đến cách giáo dục, dạy dỗ con sai lệch của phụ huynh. Sự áp bức của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi.

1. Con cái thù ghét cha mẹ do cách giáo dục không phù hợp

Dân gian có câu “thương cho roi cho vọt”, ý nói phải đánh đòn thì con mới vâng lời, mới biết sợ, mới nên người. Hiện nay  rất nhiều người vẫn có tư tưởng này. Đặc biệt ở gia đình có bố mẹ nghiêm khắc, bảo thủ

Họ thường đánh con, hay thậm chí là dùng những từ ngữ thô tục để dạy con. Hành vi này khiến đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, giận dỗi. Con cái thù ghét cha mẹ, cảm thấy cha mẹ không mình.

Sự giận dỗi này dần dần tích tụ và biến thành những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, độc hại ở trẻ. Nếu cha mẹ không thay đổi, trẻ sẽ chỉ càng ngỗ nghịch hơn, và nảy sinh tâm lý hận thù.

Một số biểu hiện của cách dạy con bảo thủ khiến con cái thù ghét cha mẹ bao gồm:

  • Không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con
  • Luôn tự cho mình là đúng, không nghe con giải thích.
  • Đánh mắng con trong mọi trường hợp, kể cả trước mặt người ngoài
  • Xử phạt mỗi khi con làm sai điều gì đó, chẳng hạn như đánh bằng roi, bắt úp mặt vào tường.
  • Dùng lời lẽ không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội để dạy con
  • Tư tưởng bảo thủ, luôn bắt con cái phải làm theo ý mình
  • Luôn muốn con phải học giỏi, phải được đứng nhất
  • Luôn có nhiều quy định gắt gao, kiểm soát con cái quá mức
  • Ít trò chuyện tâm sự với con
  • Luôn cố gắng sắp đặt mọi thứ vì tự cho rằng điều đó tốt cho con
vì sao con cái ghét cha mẹ
Giáo dục con bằng cách dùng roi vọt là phương pháp hoàn toàn sai lầm

Bản chất của những hành động này có thể xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng khi tình yêu thương thể hiện sai cách, chúng sẽ khiến người tiếp nhận cảm thấy chán ghét, không được tôn trọng.

Nhiều trường hợp con cái thù ghét cha mẹ là do không thể hiểu được nỗi lòng phụ huynh. Nhưng nói cho cùng, sự hiểu lầm này bắt nguồn từ việc dạy con sai cách.

2. Con cái thù ghét cha mẹ do cha mẹ độc hại

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái là vô cùng cao cả. Họ thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân mình để đảm bảo an toàn cho con. Tuy nhiên, thực tế thì không phải cha mẹ nào cũng như thế.

Có rất nhiều cha mẹ độc hại chỉ coi con cái là công cụ. Họ sẵn sàng bóc lột đánh đập con không thương tiếc. Những đứa trẻ sống trong gia đình như vậy rất dễ nảy sinh sự thù ghét với cha mẹ.

Đối với họ, việc sinh con ra đã là một điều quá lớn lao. Họ muốn con cái phải ghi nhớ và biết ơn, trả ơn cho mình, kìm kẹp con về mọi thứ.

Một số dấu hiệu cha mẹ độc hại khiến con cái thù ghét bao gồm:

  • Áp đặt con về tất cả mọi thứ, kể cả khi con đã trưởng thành
  • Có hành vi bạo hành lời nói và bạo hành tinh thần con nghiêm trọng
  • Gieo rắc như tư tưởng độc hại, áp đặt vào trong đầu con cái
  • Dùng con cái làm công cụ kiếm tiền
  • Không quan tâm cảm xúc của con cái
  • Luôn đổ hết lỗi lầm cho trẻ, kể cả khi đó là lỗi của cha mẹ
  • Xâm hại quyền riêng tư, đe dọa con cái để buộc con làm theo ý mình
  • Dùng những lời lẽ cay nghiệt, tục tĩu để đay nghiến trẻ
  • Cha mẹ xâm hại con cái
  • Cha mẹ phân biệt đối xử, trong nam khinh nữ
  • Cha mẹ nghiện ngập, có đời sống cá nhân tồi tệ (ngoại tình)
Con căm thù cha mẹ
Cha mẹ độc hại, thường xuyên mạt sát, bạo lực tinh thần rất dễ làm nảy sinh tư tưởng thù hận ở con cái

Cha mẹ độc hại khiến con cái phải chịu những ám ảnh tuổi thơ không thể xóa nhòa. Trẻ lớn lên với lòng hận thù bùng cháy dữ dội theo thời gian.

Ngọn lửa hận thù ngày càng lớn dần khiến con cái thù ghét cha mẹ một cách cực đoan. Trẻ có tư tưởng muốn trả thù, làm hại người được gọi là “cha mẹ”.

Những đứa trẻ này thường có nhận thức sai lệch, có tư tưởng độc hại, nghiện ngập. Trẻ cũng dễ gặp các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, trầm cảm hay PTSD.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

3. Con cái căm thù cha mẹ do tư tưởng lệch lạc

Có những phụ huynh hết lòng yêu thương con, nhưng thứ mà họ nhận được lại là sự khinh thường, căm thù của con cái. Nguyên nhân là do trẻ tiêm nhiễm những những tư tưởng, nhận thức lệch lạc.

Thực tế tình trạng này không hề hiếm. Con cái có tư tưởng lệch lạc nên căm thù cha mẹ thường gặp ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoặc cha mẹ bỏ bê con cái

Lúc này trẻ ở tuổi ăn tuổi lớn, thích đua đòi với bạn bè. Trẻ rất dễ gặp gặp những người bạn xấu, bị dụ dỗ chơi bời lêu lổng, và đưa vào con đường sai trái.

Những đứa trẻ này thay vì chăm chỉ học hành thì suốt ngày lại chỉ lêu lổng. Chúng nghỉ học, đua đòi theo bạn xấu mua sắm đồ đắt tiền, đua xe, hút chích, bỏ nhà ra đi,…

Với những gia đình nghèo, con cái thù ghét cha mẹ vì họ không lo cho mình được như những gia đình khác. Những đứa trẻ này xấu hổ với bạn bè, nên quay sang thù hận cha mẹ.

Dù nhà nghèo nhưng chúng vẫn đòi mua điện thoại mới, mua xe mới. Nếu không được đáp ứng sẽ sỉ vả, kinh thường thậm chí là đánh cha mẹ. Chúng còn đem cái chết ra đe dọa để cha mẹ làm theo ý mình.

chán ghét cha mẹ gia đình
Con cái có những tư tưởng lệch lạc cũng có suy nghĩ ghét bỏ, hận thù cha mẹ

Với gia đình có cha mẹ bận rộn, bỏ bê con cái, trẻ rất dễ tiêu xài hoang phí và chơi bời lêu lỏng. Trẻ có tiền bạc, vật chất nhưng không được quan tâm nên rất dễ sa ngã.

Mặc dù đây là một thực tế đáng buồn nhưng lại không hề hiếm. Những đứa trẻ có tư tưởng này thường sớm bỏ học, trở thành những kẻ trộm cắp, vi phạm pháp luật.

Xem thêm: 11 Lý Do Tạo Ra Khoảng Cách Giữa Cha Mẹ Và Con Cái

Con cái thù ghét cha mẹ nên khắc phục thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khiến con cái thù ghét cha mẹ, mỗi yếu tố thì sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Quan trọng là biết được nguyên nhân của sự căm thù để có hướng giải quyết.

1. Từ phía phụ huynh

Để có hướng khắc phục, trước hết bản thân phụ huynh cần nhìn nhận lại bản thân. Con cái mặc dù dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, nhưng nhiều nhất vẫn là ảnh hưởng từ cha mẹ.

Cha mẹ vẫn luôn là tấm gương để con cái noi theo. Nếu ngay từ nhỏ con đã được giáo dục đúng cách, tình trạng trẻ hư hỏng, thù ghét cha mẹ rất hiếm khi xảy ra.

Vì vậy, phụ huynh cũng cần xem xét lại sự quan tâm và phương pháp giáo dục con. Cha mẹ có dành đủ tình thương cho trẻ? Cha mẹ có khiến trẻ cảm thấy đau khổ và ngột ngạt?

Sự khác biệt thế hệ khiến nhiều phụ huynh không nhận ra cách dạy con độc hại của mình. Chính vì thế, cha mẹ cần thẳng thắn trò chuyện, chia sẻ cùng con để hiểu vấn đề và tìm hướng giải quyết.

2. Từ phía con cái

Cha mẹ và con cái đều cần phải nhìn lại bản thân. Như đã nói, trong một số trường hợp, khoảng cách thế hệ và tuối tác khiến con cái không thấu hiểu cho hành vi của cha mẹ.

Khi trẻ trưởng thành hơn, trẻ sẽ có cái nhìn khác về những sự việc trong quá khứ. Ngoài ra chính sự cam chịu, không phản kháng của trẻ cũng khiến cha mẹ làm trầm trọng thêm hành vi sai trái.

làm sao để con không căm thù bố mẹ
Cả hai cần đặt mình vào vị trí của đối phương và trò chuyện thẳng thắn với nhau

Với những trẻ sống trong gia đình độc hại, bản thân trẻ cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua những người thân xung quanh. Có như vậy, trẻ mới tránh được tổn thương

Bản thân những người con cần phải chiến thắng chính mình, hướng đến những điều tích cực hơn. Hãy sống vì chính bản thân mình hay vì để những tư tưởng thù hận mãi đeo bám trong lòng.

Thực hiện trị liệu tâm lý để tháo gỡ một phần những ám ảnh, khúc mắc cũng là một biện pháp cần thực hiện để trái tim cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Con cái thù ghét cha mẹ là một vấn đề không nên bỏ qua. Phụ huynh cần phải thay đổi cách giáo dục con cái, tránh dù những hành động bạo lực hay lời lẽ cay nghiệt.

Cả hai cũng nên thử một lần đặt mình vào vị trí của đối phương để có thể hiểu và đồng cảm với nhau hơn. Sự thấu hiểu và bao dung giúp tâm trí thanh thản, hạnh phúc hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *