Người Bị Trầm Cảm Có Nên Đi Làm Không?

Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như cuộc sống. Vì vậy, không ít bệnh nhân băn khoăn Người bị trầm cảm có nên đi làm không? Bài viết sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ vấn đề trên và có thêm kinh nghiệm để bình thường hóa cuộc sống.

Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

Trầm cảm là chứng bệnh tâm lý đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Người mắc chứng bệnh này luôn rơi vào trạng thái u sầu, buồn bã và đau khổ dai dẳng. Bên cạnh đó, trầm cảm còn làm giảm năng lượng và mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh – bao gồm cả những sở thích trước đây.

Người bị trầm cảm gặp không ít phiền toái khi học tập, làm việc và thường xuyên phát sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Chính vì vậy, không ít người băn khoăn về vấn đề Người bị trầm cảm có nên đi làm không?

Ngoài những bất thường về cảm xúc, người trầm cảm còn gặp nhiều triệu chứng về thể chất như mất ngủ, giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi và suy nhược. Điều này gây ra nhiều phiền toái trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, người bị trầm cảm hoàn toàn có thể đi làm nếu sức khỏe đã ổn định.

bị trầm cảm có nên đi làm
Người bị trầm cảm có nên đi làm không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân

Thực tế, bệnh trầm cảm có đáp ứng khá tốt với điều trị. Sau khi dùng thuốc và can thiệp tâm lý trị liệu, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải điều trị duy trì ít nhất 6 – 12 tháng để phòng ngừa tái phát. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể làm việc để tạo thu nhập cho bản thân cũng như gia đình.

Ngoài ra, làm việc trong khoảng thời gian điều trị trầm cảm còn mang đến nhiều lợi ích như:

  • Duy trì thu nhập ổn định để phục vụ cho cuộc sống cá nhân và tự trang trải chi phí khám chữa bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thu nhập của bản thân để hỗ trợ gia đình và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Khi có tài chính ổn định, bệnh nhân sẽ thoải mái hơn trong cuộc sống, dần hình thành sự tự tin và gia tăng lòng tự trọng.
  • Khi tập trung cho công việc, bệnh nhân trầm cảm sẽ tránh được những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
  • Gia tăng các mối quan hệ trong cuộc sống, học cách cởi mở và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
  • Nếu được làm công việc yêu thích, bệnh nhân sẽ có đam mê và mục tiêu sống rõ ràng. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái trầm cảm, vô vọng và bi quan.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Với những lợi ích mà công việc mang lại, người trầm cảm hoàn toàn có thể đi làm. Tuy nhiên, chỉ nên quay trở lại công việc khi sức khỏe đã được cải thiện. Tránh tình trạng làm việc khi tinh thần chưa ổn định, mất hoàn toàn hứng thú, sự lạc quan và có ý nghĩ tự sát.

Một số vấn đề người trầm cảm gặp phải khi đi làm

Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Các triệu chứng của bệnh tác động đáng kể đến học tập, công việc, mối quan hệ và những khía cạnh khác trong cuộc sống. Khi quay trở lại công việc, người bị trầm cảm có thể gặp phải những khó khăn sau:

1. Hiệu suất làm việc kém

Làm việc khi đang bị trầm cảm sẽ cho hiệu suất kém hơn so với bình thường. Trong trạng thái trầm cảm, cơ thể thường thiếu năng lượng, giảm trí nhớ, đau đầu và mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân hoàn thành công việc khá chậm và thường xuyên mắc sai sót do “làm trước quên sau”.

Trầm cảm làm mất đi hứng thú và sự quan tâm đối với mọi thứ xung quanh – bao gồm cả những sở thích trước đây. Vì lý do này, bệnh nhân không thể hào hứng khi làm việc và điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất công việc.

2. Mệt mỏi và giảm năng lượng

Người bị trầm cảm thường có mức serotonin thấp nên cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và giảm năng lượng. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến công việc. Cơ thể mệt mỏi sẽ khiến bệnh nhân khó tập trung và dễ sai sót khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

bị trầm cảm có nên đi làm
Bệnh nhân trầm cảm dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, suy nhược khi quay trở lại công việc

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bệnh nhân trầm cảm nên chọn công việc nhẹ nhàng để có thể làm việc thoải mái và không áp lực. Khi đã quen với cường độ công việc, bệnh nhân có thể tăng thêm giờ làm và số lượng công việc tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân.

3. Suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ với đồng nghiệp

Người bị trầm cảm rất dễ bị cô lập do tính cách khép kín và kỹ năng giao tiếp kém. Ngoài ra, bệnh lý này cũng khiến bệnh nhân giảm lòng tự trọng và luôn cho rằng bản thân vô dụng, bị những người xung quanh coi thường và ghét bỏ. Do đó, môi trường làm việc không thân thiện cũng khiến bệnh nhân hình thành suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ với đồng nghiệp.

Thông thường trước khi quay trở lại công việc, bệnh nhân trầm cảm sẽ được trị liệu tâm lý để tăng khả năng hòa nhập và cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân kỹ năng đối phó với các tình huống không thuận lợi và mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp. Những kỹ năng này vô cùng cần thiết để bệnh nhân có thể bình thường hóa cuộc sống và nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe tinh thần.

Mặc dù có nhiều khó khăn và thách thức nhưng không thể phủ nhận những lợi ích của công việc đối với bệnh nhân trầm cảm. Công việc là một phần tất yếu của cuộc sống, công việc mang đến sự hứng thú, niềm đam mê và cảm hứng giúp bệnh nhân cân bằng cảm xúc và tìm lại bản thân của trước đây.

Lựa chọn công việc cho người trầm cảm

Trầm cảm gây ra nhiều vấn đề về cảm xúc, tư duy (suy nghĩ), hành vi và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất. Do đó, mặc dù có thể đi làm nhưng bệnh nhân cần lựa chọn công việc phù hợp. Bệnh nhân nên dựa vào chuyên môn, độ tuổi, năng lực, sở thích và tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn công việc.

Dưới đây là một số cơ sở để bệnh nhân dễ dàng chọn được việc làm thích hợp:

1. Chọn công việc part-time

Như đã đề cập, bệnh nhân trầm cảm thường bị giảm năng lượng và mệt mỏi do nồng độ serotonin thấp. Do đó, thay vì chọn công việc full-time, bệnh nhân nên ưu tiên chọn các công việc part-time. Nếu chưa sẵn sàng làm việc tại cơ quan, bệnh nhân có thể chọn làm việc tại nhà để tránh phải gặp gỡ và giao tiếp với quá nhiều người.

Những công việc part-time thường sẽ có thời gian làm việc ngắn, khoảng 3 – 5 giờ đồng hồ/ ngày và có thể linh động đăng ký lịch làm. Thời gian làm việc linh động giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi quay trở công việc và không ảnh hưởng đến thời gian điều trị trầm cảm.

Các công việc part-time thường có mức lương khá thấp. Tuy nhiên, nếu chăm chỉ, bệnh nhân sẽ có nguồn thu nhập khá ổn định và hỗ trợ ít nhiều cho gia đình. Ngoài ra, việc tạo ra thu nhập cũng sẽ giúp bệnh nhân có động lực và hứng thú trong cuộc sống.

2. Lựa chọn công việc theo sở thích

Nếu sức khỏe đã ổn định, bệnh nhân có thể lựa chọn công việc phù hợp với sở thích. Khi được làm công việc yêu thích, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy hào hứng và phấn chấn. Niềm vui trong công việc sẽ giúp nâng cao tâm trạng, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây ra như đau khổ, buồn bã, bi quan,…

bị trầm cảm có nên đi làm
Bệnh nhân trầm cảm nên chọn công việc theo đúng sở thích để có hứng thú và tìm được niềm vui trong cuộc sống

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên lựa chọn làm part-time hoặc chọn những vị trí có khối lượng công việc không quá nhiều để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu chọn công việc quá nặng nề, áp lực sẽ khiến cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong giai đoạn đang điều trị trầm cảm, bạn không nên đặt nặng vấn đề tài chính mà nên chọn công việc phù hợp với sức khỏe. Công việc nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ít gặp phải tình trạng sai sót và chậm trễ. Ngoài ra, lựa chọn công việc nhẹ nhàng cũng sẽ giúp người bệnh có thời gian nghỉ ngơi, tái khám và can thiệp trị liệu tâm lý đều đặn.

3. Ưu tiên các công việc ít phải giao tiếp

Người bị trầm cảm gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp do tư duy bị ức chế. Họ thường suy nghĩ chậm chạp và mất nhiều thời gian để trả lời câu hỏi. Do đó, bệnh nhân trầm cảm thường không muốn giao tiếp và ngại trò chuyện với những người không thân quen.

Nếu không muốn giao tiếp quá nhiều, bạn có thể chọn những công việc như viết lách, chăm sóc thú cưng, lập trình viên, họa sĩ, thủ thư, nhân viên làm việc tại bảo tàng, đầu bếp, thiết kế,… Trầm cảm khiến cho trí nhớ suy giảm nên bệnh nhân cần hạn chế những công việc đòi hỏi sự tập trung và chính xác cao như kế toán, nhân viên tài chính, nhân viên ngân hàng.

4. Tránh các công việc có quá nhiều áp lực

Áp lực từ công việc sẽ thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả và rèn giũa khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, áp lực có thể khiến cho bệnh nhân trầm cảm bị căng thẳng, mệt mỏi, buồn bã, bi quan,… Khi điều trị trầm cảm, hạn chế căng thẳng là một trong những nguyên tắc quan trọng. Vì thế, bệnh nhân nên tránh những công việc quá áp lực.

bị trầm cảm có nên đi làm
Những công việc không áp lực sẽ phù hợp với bệnh nhân trầm cảm và những người có các vấn đề tâm lý

Thay vào đó, những công việc nhẹ nhàng, mang đến nhiều niềm vui sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần. Theo các chuyên gia, những công việc tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và động vật như nhân viên chăm sóc thú cưng, trồng trọt, chăn nuôi,… sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực giúp bệnh nhân trầm cảm xoa dịu căng thẳng và có thêm hứng thú, niềm vui trong cuộc sống.

Lời khuyên cho người trầm cảm trước khi trở lại công việc

Trầm cảm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm việc, vui chơi, sinh hoạt như bình thường. Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh nhân không nên để trầm cảm cản trở niềm đam mê và những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trầm cảm sẽ gây không ít phiền toái trong công việc. Vì vậy trước khi quay trở lại làm việc, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên giữ suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân. Thay vào đó, cố gắng duy trì tinh thần lạc quan để có thể phát triển bản thân và tìm thấy niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Tập mở lòng với những người xung quanh. Khi bản thân khép kín và tự ti, những người xung quanh cũng sẽ ngại bắt chuyện. Vì vậy, bệnh nhân trầm cảm nên thoải mái hơn trong cách giao tiếp và cởi mở để có thể mở rộng các mối quan hệ.
  • Bệnh nhân trầm cảm đôi khi không thể kiểm soát suy nghĩ và hành vi của bản thân. Để tránh những phiền toái trong công việc, bệnh nhân nên chia sẻ bệnh tình cho cấp trên. Nên thẳng thắn ngay từ đầu để hạn chế những tình huống phát sinh và bạn cũng có thể thoải mái hơn khi làm việc mà không phải lo sợ mọi người sẽ phát hiện việc bản thân mắc bệnh.
  • Hãy bắt đầu làm nhưng công việc đơn giản với thời gian linh động để có thể thuận tiện cho việc điều trị. Sau khi sức khỏe ổn định, bệnh nhân có thể làm việc full-time và lựa chọn công việc có áp lực để rèn giũa bản thân.
  • Trang bị cho bản thân kỹ năng quản lý thời gian, trau dồi khả năng giao tiếp và nâng cao chuyên môn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm cũng cần trang bị những cách giảm stress hữu hiệu để giải tỏa áp lực công việc và tránh căng thẳng tích tụ.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Người bị trầm cảm có nên đi làm không?”. Trước khi quay trở lại công việc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích. Bởi làm việc khi tinh thần không ổn định có thể gia tăng nhiều vấn đề trong cuộc sống và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *