Bạo hành tinh thần: Các dấu hiệu, Hệ luỵ và cách xử lý

Bạo hành tinh thần là hành vi gây áp lực tinh thần, làm tổn thương tâm lý người khác thông qua lời nói, hành động, hay thái độ. 

bạo hành tinh thần
Bạo hành tinh thần là tình trạng bạo lực sử dụng lời nói chửi mắng, xúc phạm đến danh dự của người khác

Bạo hành tinh thần là gì?

Khác với bạo hành thể chất là dùng vũ lực, bạo tinh thần là dùng lời nói, hành vi làm tổn thương đến tâm lý nạn nhân. Bạo hành tinh thần gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Nạn nhân của tình trạng này sẽ thường xuyên đối mặt với những lời chửi mắng, những hành vi hạ nhục, lời lẽ nặng nề, thô thiển, xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự.

Bạo hành tinh thần còn thể hiện qua “chiến tranh lạnh”. Đây là dạng hành hạ tâm lý biểu hiện bởi sự thờ ơ, vô trách nhiệm, lạnh nhạt đối với người yêu, vợ hoặc chồng.

Một trong hai bên thậm chí thường xuyên đem người còn lại đi so sánh với những đối tượng khác. Kết quả, đối phương bị ức chế tâm lý nghiêm trọng, và cuộc sống vợ chồng căng thẳng hơn.

Bạo hành tinh thần xuất hiện nhiềi trong các gia đình, đời sống hôn nhân, cũng như các mối quan hệ thân thiết khác.

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ bạo hành tinh thần đối với phụ nữ tại nước ta chiếm khoảng 53,6%. Bất ngờ là tình trạng này lại phổ biến hơn ở những gia đình trí thức, trình độ học vấn cao.

Bạo hành tinh thần diễn ra một cách âm thầm nên ít khi được chú ý so với bạo hành thể xác. Tuy nhiên, hậu quả và di chứng mà bạo hành tinh thần gây ra tồi tệ hơn rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết bạo hành tinh thần

Cách hành xử của một người có phải là bạo hành tinh thần hay không còn tùy thuộc vào cảm nhận của nạn nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đối phương đang bạo lực tinh thần với bạn:

  • Không ngừng sỉ nhục, chê bai bạn trước mặt những người khác.
  • Thường xuyên đùa giỡn, cợt nhả ích kỷ hoặc ác ý.
  • Luôn tìm cách kiểm soát và điều khiển mọi thứ, kể cả hành động hay lời nói của bạn
  • Xem thường cảm xúc của bạn
  • Khiên bạn cảm thấy sợ hãi khi ở một mình cùng với đối phương
  • Luôn bạn bằng ánh mắt dò xét, không hài lòng.
  • Liên tục chỉ trích, phán xét những hành động của bạn
bạo lực tinh thần
Những người bạo hành tinh thần luôn cố gắng chỉ trích, phán xét nạn nhân của mình
  • Luôn cho rằng những điều bạn suy nghĩ và hành động là sai
  • Không ngừng nhắc nhở bạn về những thất bại và sai lầm của bản thân
  • Luôn coi thường những ước mơ, những thành quả mà bạn đạt được.
  • Đánh giá thấp năng lực của bạn
  • Cho rằng bạn không đủ khả năng nhận thức
  • Tự tiện chia sẻ thông tin hoặc những bí mật của riêng bạn cho nhiều người khác
  • Thường xuyên đổ lỗi, vu oan cho bạn.
  • Đối phương luôn cho rằng bản thân luôn đúng và bạn luôn là người sai.
  • Khiến bạn phải biết ơn vì họ đã dành tình cảm cho bạn.
  • Kiểm soát mọi chi tiêu và tài chính của bạn nhằm bó buộc mọi hành động của bạn.
  • Liên tục nhắn tin, gọi điện để kiểm tra xem bạn đang làm gì, ở với ai,…
  • Tìm mọi cách để buộc tội bạn bằng lý do vô cùng phi lý
  • Ép buộc bạn phải giải thích để chứng minh tình yêu dành cho họ.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Bạo hành tinh thần gây nên những hệ luỵ gì?

Bạo hành tinh thần tuy không để lại những tổn hại về mặt thể chất, nhưng hậu quả và các di chứng của nó lại kéo dài âm ỉ, thậm chí là mãi mãi.

Hình thức bạo hành này gây nên những tổn thương nặng nề đối với lòng tự trọng và sự tự tin của nạn nhân. Thậm chí nó còn tác động đến nhận thức của chúng ta về chính bản thân mình.

Nạn nhân bị bạo lực tinh thần luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, bất an và liên tục hoài nghi về bản thân.

Nạn nhân có thể gặp phải rất nhiều các vấn đề sức khỏe tâm thần như mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn và dần bị suy nhược về thể chất.

Hậu quả của bạo hành tinh thần không chỉ dừng lại ở nạn nhân, mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Không khí gia đình trở nên nặng nề, tinh thần của các thành viên bị tác động, đặc biệt là trẻ em.

Nếu trẻ nhỏ sinh sống và lớn lên trong một gia đình bạo hành tinh thần, trẻ có xu hướng tự ti khi lớn lên. Trẻ trở nên khép kín, và luôn có tâm lý sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ.

Trẻ sẽ rất khó khăn trong chuyện tình cảm khi trưởng thành. Trẻ không còn niềm tin vào tình yêu, và luôn có lòng ngờ vực đối với đàn ông/phụ nữ.

ảnh hưởng của bạo hành tinh thần
Bạo hành tinh thần có thể khiến trẻ em trở nên tự ti, mặc cảm về bản thân và gia đình của mình

Ngoài ra, nhiều trẻ sẽ rất sợ hôn nhân, không muốn lập gia đình, và chán ghét thực tại. Trẻ cũng có thể bắt chước theo các hành vi bạo hành của người lớn, và đối xử với chồng/vợ mình bằng hình thức này.

Xem thêm: Trẻ Bị Bạo Hành Tinh Thần Ảnh Hưởng Đến Tâm Lý Như Thế Nào?

Cách xử lý tình trạng bạo hành tinh thần

Nếu bạn đang là nạn nhân của bạo hành tinh thần, hoặc nhận thấy bất cứ ai đang phải gánh chịu hình thức bạo hành này, hãy thử áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:

1. Trao đổi thẳng thẳng với nhau

Khi thấy đối phương có hành vi bạo hành tinh thần, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là thẳng thắn trao đổi. Hãy cùng nhau ngồi xuống để giải quyết vấn đề.

Vợ chồng hoặc bất kì mối quan hệ nào khác cũng vậy, bạn cần ngồi lại và nói chuyện với nhau để có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Sau đó cả hai hãy cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong lòng, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau nhiều hơn. Thẳng thắn để cùng thay đổi là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này.

2. Không nhân nhượng với đối phương

Nếu hai bên đã trò chuyện thẳng thắn nhưng không giải quyết được vấn đề, thì cách tốt nhất phớt lờ. Trên thực tế, những kẻ bạo hành chỉ muốn thu hút sự chú ý của bạn, nhằm chứng tỏ tầm quan trọng của bản thân.

Vì thế, cách để xử lý tốt nhất là không phản ứng, hoặc cắt đứt quan hệ với người kia. Thậm chí khi bạn có nhận được hàng loạt các tin nhắn đe dọa, chửi mắng thì cũng nên phớt lờ và không trả lời.

Đây không phải là cách hành xử thiếu lịch sự. Đây chính là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ bản thân. Họ sẽ không thể kiểm soát bạn được nữa.

3. Tự nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần của bản thân

Nạn nhân của tình trạng bạo hành tinh thần có thể là nữ giới hoặc nam giới. Nhưng dù là ai, bạn cũng phải tự tìm ra biện pháp giảm stress trong gia đình để có được cuộc sống thoải mái hơn.

làm gì khi bị bạo hành tinh thần
Hãy tự thoát khỏi tình trạng bạo hành tinh thần bằng cách thay đổi lối sống, nâng cao chất lượng sống của bản thân.

Hãy tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống. Hãy thực hiện những điều mà bản thân yêu thích, thay vì cứ để tâm và chú ý đến những lời nói xúc phạm của người khác.

Bạn có thể đăng kí tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc tập trung hơn vào công việc hiện tại. Đồng thời chăm sóc bản thân nhiều hơn, dành thời gian để thư giãn, làm đẹp, mua sắm và tận hưởng cuộc sống.

4. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè và người thân

Nếu cảm thấy mệt mỏi, bế tắc thì tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy chia sẻ với họ về những vấn đề của bản thân, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình để cảm thấy thoải mái hơn.

Điều này cũng giúp cho bạn bè, người thân thiết hiểu được tình trạng của bạn, đôi lúc họ sẽ có những lời khuyên hữu ích và phù hợp với bạn.

5. Nhờ đến sự can thiệp của luật pháp

Đối với các trường hợp bạo hành tinh thần quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự can thiệp từ luật pháp.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 167 về quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.

Trong đó, những hành vi bạo hành tinh thần tùy vào từng mức độ sẽ có hình phạt khác nhau từ cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Đối với các tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, người bạo hành tinh thần cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý vu khống, làm nhục người khác.

Người vi phạm cũng buộc phải khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi tư liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh xúc phạm danh dự, nhân phẩm nạn nhân; buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

6. Tham vấn tâm lý để kiểm tra sức khỏe tinh thần

Vết thương tâm lý khiến người bị bạo hành khó có thể có được sự bình an, hạnh phúc thật sự. Nhiều người có thể bị ảnh hưởng và có hành vi sai lệch trong cuộc sống.

Do đó, tham vấn tâm lý sẽ giúp người trong cuộc tránh rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, mất cân bằng cuộc sống,…

vượt qua bạo lực tinh thần
Những chuyên gia tư vấn tâm lý có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích về vấn đề bạo lực tinh thần.

Phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh có phương hướng điều chỉnh cảm xúc, hành vi cho phù hợp. Người bệnh nên tìm đến những trung tâm tư vấn uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham vấn sức khỏe tinh thần do bạo hành tại NHC Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chữa lành tâm bệnh với đội ngũ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy giàu kinh nghiệm, tận tâm và uy tín.

Trước khi đến tham vấn tâm lý, bạn nên đặt lịch trước để tránh đi lại mất công. Bên cạnh đó, trung tâm cũng có dịch vụ tham vấn tâm lý online dành cho những ai ở xa hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại.

Sau khi tham vấn, các chuyên gia sẽ cho bạn biết chính xác tình trạng sức khỏe tâm lý. Sau đó, bạn có thể cân nhắc việc trị liệu, hay hướng đồng hành của gia đình với người thân ra sao.

Nếu cần trị liệu tâm lý, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn liệu trình trị liệu phù hợp nhất. Trung tâm đã giúp nhiều trường hợp bị bạo lực tinh thần tìm lại sự hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.

Trải qua quá trình trị liệu, các khách hàng đã có cuộc sống bình an, vui vẻ, tích cực, hạnh phúc, biết yêu thương bản thân, tự tin và có mục tiêu, khát vọng sống của riêng mình.

Để đặt lịch tham vấn cùng chuyên gia tâm lý trị liệu, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng bạo hành tinh thần. Nếu bạn hoặc người thân bên cạnh đang là nạn nhân của tình trạng này, hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ bản thân và chính gia đình của mình.

Tham khảo thêm:

Bình luận (41)

  1. Ngô Quốc Trị says: Trả lời

    ui, vấn đề này ở việt nam mình nhiều lắm, nhiều người chả hiểu nghĩ gì cậy có tí quyền lực mắng chửi rồi đánh giá thấp người khác mà trong khi đó bản thân họ ngoài quyền lực ra cũng chả hơn người ta được cái gì cả, đúng là thật bất công

    1. Nguyễn Đức Dược says: Trả lời

      bác lên đây bất bình thuê à

      1. Ngô Quốc Trị says: Trả lời

        đọc bài viết này lại liên tưởng đến mấy vụ trong công sở chỗ mình ngày trước, mấy ông trưởng phòng cậy quyền lộng hành gây áp lực nhân viên nên hơi bức xúc tí

        1. Nguyễn Đức Dược says: Trả lời

          chuyện công sở là thường ngày rồi, chỗ nào chả có drama hả bác

    2. Tuấn Long says: Trả lời

      việt nam mình mặc dù cũng đã cải thiện tư tưởng nhiều nhưng đâu đó vẫn còn tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ nên nhiều gia đình nhất là các chị em vẫn bị áp lực bởi tư tưởng phong kiến này

      1. Ngô Quốc Trị says: Trả lời

        lấy phải ông nào là con trưởng rồi dòng họ lâu năm mà không sinh được con trai nhỉ, chắc phát ngốt luôn, không khủng hoảng cũng bị gia đình nói ra nói vào cũng thành khủng hoảng tâm lý ý

        1. Tuấn Long says: Trả lời

          chưa kể gặp phải thằng nào gia trưởng rồi lăng nhăng nữa thì có khi nó còn đánh cho, rồi nó chửi bới ý, nhiều vụ trên mạng xã hội có rồi, bầm mày bầm mặt ra

          1. Ngô Quốc Trị says:

            kể đâu xa chứ ngay tầng 3 khu tập thể nhà tôi, chồng đánh vợ rồi vứt hết cả đồ đạc ra ngoài đuổi không cho vào nhà này, không hiểu sao có nhiều người là đàn ông lại mặc váy đánh phụ nữ nhẫn tâm vậy

          2. Tuấn Long says:

            nói chung là vẫn còn tư tưởng phong kiến, vẫn đề cao cái tôi thì vẫn còn tồn tại vấn đề này, không hết được

  2. Điệp Béo says: Trả lời

    vấn nạn này ở học đường nhiều mà, đơn cử như mấy vụ bạo hành học đường ý, trường nào chả có

    1. Nguyễn Đức Giang says: Trả lời

      nhớ lại thời mình học sinh lúc đi học về là luôn thấy mấy ông choi choi đứng ở cổng trường chỉ chờ trực đánh con nhà người ta rồi

      1. Điệp Béo says: Trả lời

        nhiều đứa nó sợ nó không dám ra khỏi trường luôn ý

        1. Nguyễn Đức Giang says: Trả lời

          vụ thằng bạn lớp mình ngày xưa đây, xích mích chuyện điểm số thôi mà chúng nó gọi bạn bè lên đánh nó tím hết chân tay, xong nó sợ phải nghỉ học mấy hôm rồi bố mẹ lên làm um xùm trường xong xin chuyển trường luôn

          1. Điệp Béo says:

            giờ vẫn còn mà bạn, đang dịch thì chưa đi học nên chưa thấy thôi chứ trước dịch vẫn thấy trên báo ầm ầm các vụ, có vụ còn đánh chết người cơ

          2. Nguyễn Đức Giang says:

            thế nên lúc nào tôi cũng phải đưa đón con đi học, trông chừng nó không xảy ra vấn đề gì mình còn xử lý kịp

    2. Ly says: Trả lời

      bạn bè nói rèm pha, rồi chơi xấu rồi tẩy chay các thứ, rồi khách quan hơn là nhưng lời nói chê bai của thầy cô giáo cũng khiến con em mình tổn thương lắm chứ

      1. Điệp Béo says: Trả lời

        sợ nhất là bạn bè tẩy chay đấy, lúc đấy tổn thương và cảm giác mình mất hết tự tin ý, mình đã từng bị một lần như vậy, cảm giác cô đơn và chán lắm

  3. Lộc Thu Vy says: Trả lời

    em trai em đến nay 17 tuổi, bị sợ tiếp xúc với người ngoài, chỉ thích chơi một mình và rất sợ những lời to tiếng từ nhỏ ở với dượng và bị dượng đánh rất nhiều nên em nghĩ có thể vấn đề là từ lúc đó trung tâm tư vấn em cách chữa trị với

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn và có thể em bạn đang gặp phải tính trạng ám ảnh hoảng sợ. Để được hỗ trợ tốt nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn

  4. Phượng Liên says: Trả lời

    bạo hành tinh thần có thể thành trầm cảm không mọi người, em lo lắng quá, em trai em hôm qua đi chơi không hiểu kiểu gì lại xích mích với bọn bên ngoài bị chúng nó đánh cho giờ về nhà cứ thấy thu lu một góc, chân tay cầm vật gì thấy run run

    1. Hà Thu Thùy says: Trả lời

      có bạn nhé, mà em bạn có dấu hiệu run run có vẻ như đang rất sợ vấn đề đó rồi thì phải, và mình đoán có khi em bạn ra ngoài là sẽ có cảm giác lo lắng là người ta rình rập đánh tiếp đấy. lâu dần là thành trầm cảm nhen

      1. Phượng Liên says: Trả lời

        vậy nên quan tâm thế nào là tốt nhất hả chị

        1. Hà Thu Thùy says: Trả lời

          ra chia sẻ và tâm sự với em bạn, rồi lái sang những câu chuyện vui vẻ đồng thời dẫn em bạn đi thư giãn bằng game, nhạc, hay ăn uống gì đó cho em bạn quên dẫn cái đó đi là được

    2. Vũ Minh Quân says: Trả lời

      bạn nên quan tâm vấn đề này nhé, có thể vì nguyên nhân đó lại gặp phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đấy, bạn đọc bài viết này mà xem https://tamlytrilieunhc.com/roi-loan-lo-au-am-anh-so-hai-2680.html

      1. Phượng Liên says: Trả lời

        đọc xong mà em cảm thấy hoang mang quá, đã 5 ngày nay như vậy rồi

        1. Vũ Minh Quân says: Trả lời

          khó quá thì dẫn đi trị liệu tâm lý, mới chớm thì hết nhanh thôi bạn

  5. Lương Tuấn Anh says: Trả lời

    dễ xảy ra vấn đề này nhất với các cặp vợ chồng mới cười, hoặc mới có con

  6. Đinh Quang Vị says: Trả lời

    nhiều lúc nhờ đến pháp luật mà pháp luật không can thiệp sâu vào được vấn đề riêng tư gia đình ý, nhiều vụ chỉ nhắc nhở xong cũng không giải quyết được gì thêm

  7. Thang Le says: Trả lời

    con toi 16 tuoi thi co dieu tri bang phuong phap nay duoc khong

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, với trường hợp của con bạn thì Trung tâm vẫn tiếp nhận trị liệu bạn nhé. Để được tư vấn rõ nhất bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Trung tâm 096 589 8008 sẽ có chuyên gia hỗ trợ cho bạn

  8. An Thiên says: Trả lời

    Ngày xưa chỉ bạo hành tinh thần khi gặp gỡ nhau được thôi, bây giờ không cần gặp nhau, chỉ cần có thông tin trên mạng xã hội của đối phương cũng có thể bạo hành tinh thần nhau được. Các vấn đề bạo hành tinh thần qua mạng đôi khi rất tinh vi và khó nhận biết. Chỉ cần một chiếc status tấn công vào điểm yếu của đối phương là có thể khiến cho đối phương khó chịu, suy nghĩ tiêu cực, tức giận, muốn khóc cả ngày luôn.đôi khi chỉ là một cái status chửi của một ai đó mà chưa biết chửi ai, chỉ khổ mấy đứa nhạy cảm, đọc xong rồi lại nghĩ nó chửi mình chăng, rồi lại quay ra quạo nhau.

    1. Trần Hảo Nguyệt says: Trả lời

      Mình từng bị hội bạn cùng lớp lập group tẩy chay mình, thời gian đó khủng khiếp lắm. Tôi đến lớp mà không một ai đếm xỉa, họ còn tưởng mình là người vô hình, cố tình xéo lên mình. Họ còn thi nhau kể tội mình với cô giáo chủ nhiệm, hôm nào được điểm kém, bọn nó lại mách lẻo với bố mẹ mình để mình bị đánh. Đợt đó mình hoảng sợ vô cùng, có lần bị đổ oan trên lớp, mình khóc nức nở, lúc đó cô giáo mới điều tra kỹ thì mới biết chuyện và giải quyết. sau đợt đó, mình sợ đến trường lắm, bố mẹ phải chuyển trường cho mình

    2. Kim Đăng says: Trả lời

      Đúng rồi, bây giờ là thời đại của mXH, internets nên bắt nạt trên internets cũng rất nhiều, nó còn biến tướng thành các hình thức tinh vi hơn rất nhiều ấy

      1. hảo hán says: Trả lời

        gặp mik mik dam chtme nó r

  9. Phạm Hương Thảo says: Trả lời

    Người ta bảo không có ai thương con bằng cha mẹ, nếu câu này là đúng thì chắc mình là con rơi, con hoang được ba mẹ nhặt về. việc gì nặng cũng đến phần mình, 3 chị em cùng sai nhưng mình lúc nào cũng bị chửi, mắng, đánh đầu tiên và nhiều nhất. Mình làm cái gì cũng thom thóp lo sợ ba mẹ không vừa ý sẽ trút giận lên mình. Mình rất thích đi học, lên lớp được chơi cùng các bạn vui biết bao, đặt một chân vào nhà là thấy ngộp thở rồi. Mẹ còn rất hay xem bói toán, thầy bói còn bảo mình là khắc mệnh gì đó, làm tiêu hao tiền của của gia đình. Mình thật sự vô tích sự đến như vậy sao, chẳng lẽ cứ cái gì đen đủi đến với gia đình mình cũng là tại mình

    1. Linh Lý says: Trả lời

      🙁 bạo lực tinh thần trong chính căn nhà của mình là nỗi đau lớn nhất, tôi cũng từng nếm trải, h tuy đã lớn mạnh hơn, ko còn dựa dẫm vào ba mẹ nhưng tôi vẫn thấy đau khi nghĩ về những chuyện ngày xưa

    2. Trần Trang says: Trả lời

      Đừng tự hạ thấp bản thân bạn ạ, ai sinh ra trên cuộc đời này cũng đều xứng đáng được sống hạnh phúc. Rồi bạn sẽ tìm được hạnh phúc cho chính mình

  10. Huyền Anh says: Trả lời

    Tôi muốn được tư vấn ạ, mẹ cháu bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc đến nay đã 3 năm rồi. Bà sợ ở một mình, sợ tiếng động lớn, thường xuyên nghĩ về quá khứ rồi sinh ra khóc lóc, suy nghĩ tiêu cực. Trước kia bà không thế, từ ngày bố tôi làm ăn thua lỗ, thường xuyên uống rượu rồi về đánh đập bà nên thành ra như vậy. Hiện tại bố tôi đã ở chỗ khác nhưng bà vẫn chưa quên được những chuyện ngày xưa, cơ thể lại ngày một yếu đi. Tôi muốn cho mẹ đăng ký tham vấn tâm lý và làm trị liệu tâm lý thì quy trình và chi phí thế nào, mong Trung tâm chỉ giúp

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, để đăng ký tham vấn tâm lý cho mẹ bạn, bạn có thể để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen hoặc gọi đến số hotline 096 589 8008 hay để lại số điện thoại ở bình luận. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ và đặt lịch hẹn cho gia đình bạn gặp chuyên gia ạ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, an yên!

  11. Hạ Oanh says: Trả lời

    Em chào Trung tâm, em muốn đặt lịch tham vấn tâm lý cho em gái của em năm nay 17 tuổi. Bố mẹ em ly hôn, em ở với mẹ, em gái em ở với bố nhưng bố lại có vợ khác. Dì ta rất ghê gớm, trước mặt bố em thì ngon ngọt, sau lưng thì chì chiết em gái em, dùng những từ ngữ không lành mạnh với em. Tết vừa rồi em được gặp em gái, mới được nghe kể và cảm thấy em em có sự thay đổi, có sự tổn thương, có nỗi sợ, em nhút nhát hơn trước và hay giật mình.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, để đăng ký tham vấn tâm lý cho em gái, bạn có thể để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen hoặc gọi đến số hotline 096 589 8008 hay để lại số điện thoại ở bình luận. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ và đặt lịch hẹn cho gia đình bạn gặp chuyên gia ạ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, an yên!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *