Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý về rối loạn tâm thần xuất hiện ở những phụ nữ sau khi vừa sinh xong. Căn bệnh này làm cho cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của người bệnh bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Vậy trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Trầm cảm sau sinh khiến cho các mẹ bỉm rơi vào tình trạng buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống.

Sơ lược về bệnh trầm cảm sau sinh

Theo thống kê cho biết rằng, hiện nay có đến khoảng 50% các trường hợp phụ nữ rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi sinh con. Đây là một loại trầm cảm mang tính chất nguy hiểm thường sẽ khởi phát vào khoảng 4 tuần đầu sau khi các mẹ sinh con.

Khi bị trầm cảm sau sinh, các mẹ bỉm sẽ thường rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều không còn ý nghĩa. Người bệnh sẽ thường hay khóc nhưng không biết rõ nguyên do. Bên cạnh đó, họ còn dễ nổi giận, cáu gắt với những người thân xung quanh hoặc các sự việc xảy ra bình thường bên ngoài.

Theo nghiên cứu thì căn bệnh trầm cảm sau sinh có nguy cơ xuất hiện cao do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Trong suốt thời kì mang thai cho đến khi sinh con, nồng độ hormone của phụ nữ bị tăng giảm bất thường khiến cho bộ não không kịp thích ứng, dẫn đến những biến đổi về cảm xúc. Ngoài ra, những áp lực sau khi sinh con như gia đình, tài chính, chăm con, thiếu sự chăm sóc và quan tâm của chồng,….cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Hầu hết các phụ nữ sau khi sinh con đều có khả năng mắc phải căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn so với bình thường.

  • Người thân trong gia đình đã từng mắc phải trầm cảm hoặc những chứng bệnh về rối loạn tâm thần.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh trước hoặc trong thời kì mang thai.
  • Trẻ sinh ra không được mạnh khỏe, thiếu tháng, thường xuyên quấy khóc, khó chăm, dễ bệnh hoặc có những khiếm khuyết trên cơ thể.
  • Chịu nhiều áp lực về kinh tế, gia đình hoặc vừa phải trải qua các cú sốc về mặt tinh thần như mất người thân, gia đình bất hòa,…
  • Mẹ bỉm không nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của những người thân trong gia đình, rạn nứt các mối quan hệ xã hội.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Trầm cảm sau sinh có 3 giai đoạn khác nhau, tùy vào từng triệu chứng của người bệnh mà các chuyên gia sẽ chẩn đoán mức độ nguy hiểm của bệnh lý. Thông thường, đối với những giai đoạn nhẹ, các biểu hiện của trầm cảm vẫn chưa rõ ràng, đôi lúc người bệnh không cần áp dụng các phương pháp điều trị cũng có thể tự hồi phục được sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc không được kiểm soát tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chuyển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng biểu hiện rõ ràng và thường xuyên xuất hiện. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nếu trầm cảm sau sinh nặng không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Trầm cảm sau sinh có thể khiến cho các mẹ giết hại con mình ngay trong khoảng 24 giờ đầu sau sinh
  • Tự tử: Theo thống kê tại United Kingdom và Australia cho biết rằng, số lượng tử vong do tự sát ở các mẹ sau sinh thường xuất phát từ các căn bệnh rối loạn tâm thần hoặc do lạm dụng các chất gây nghiện.
  • Rối loạn tâm thần: Nếu tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh không được điều trị và ngăn chặn tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tâm thần. Đây là tình trạng khiến cho bệnh nhân xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng, cảm xúc và suy nghĩ thay đổi một cách bất thường,…Rối loạn tâm thần cũng là một trong các tình trạng cực kì nguy hiểm và cần nhập viện để theo dõi cụ thể.
  • Sát hại con mình: Theo nhận định của các chuyên gia, những đối tượng bị trầm cảm nặng có kèm theo chứng rối loạn tâm thần sẽ có khả năng giết hại con mình ngay trong khoảng 24 giờ đầu sau sinh hoặc trước khi bé 1 tuổi. Ngoài ra, thống kê còn nhận thấy có đến khoảng 16-29% các trường hợp mẹ giết con và tự tử ngay sau đó.

Tóm lại, bệnh trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí có thể cướp lấy tính mạng của mẹ và bé bất cứ lúc nào. Do đó, ngay khi nhận thấy những biểu hiện, cảm xúc bất thường của bản thân, các mẹ cũng nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Việc phát hiện bệnh sớm cũng góp phần giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Trầm cảm sau sinh có chữa được không?

Trầm cảm sau sinh có chữa được không? Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý thì căn bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Việc điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống với những trường hợp trầm cảm khác. Nếu người bệnh có thể phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì quá trình chữa bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn, thông thường bác sĩ sẽ theo dõi và đề nghị bệnh nhân tái khám thường xuyên.

Tuy nhiên, khi trầm cảm sau sinh chuyển biển thành giai đoạn nặng hơn thì thời gian điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để quá trình chữa bệnh có thể mang lại kết quả tốt nhất, bệnh nhân cũng cần kiên trì và thực hiện đúng theo chỉ định của chuyên gia để giúp các triệu chứng trầm cảm được khỏi hẳn.

Phương pháp chữa trầm cảm sau sinh hiệu quả

Sau khi thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng bệnh của đối tượng, các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, đối với bệnh trầm cảm sẽ thường được áp dụng 2 phương pháp chính đó là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc là hai phương pháp phổ biến để hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm sau sinh.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu hiện là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong phác đồ điều trị của các căn bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, stress,…Bằng liệu pháp trò chuyện và trao đổi trực tiếp với người bệnh mà các chuyên gia sẽ dần tháo gỡ và giải quyết các vấn đề khó khăn, khúc mắc của người bệnh. Từ đó, giúp họ dần thay đổi những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của bản thân và phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên.

Một ưu điểm khi điều trị trầm cảm sau sinh bằng tâm lý trị liệu đó chính là sự an toàn. Cũng bởi phương pháp này không cần đến sự can thiệp của thuốc, người bệnh sẽ được cải thiện và ổn định một cách tự nhiên nhất. Sau quá trình điều trị đảm bảo không để lại tác dụng phụ hay bất kì biến chứng nào.

Tuy nhiên, để phương pháp này được tiến hành một cách hiệu quả cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và áp dụng đúng theo các hướng dẫn điều trị của chuyên gia. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà thời gian điều trị tâm lý cũng có phần khác nhau.

2. Sử dụng thuốc

Nếu các triệu chứng trầm cảm biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh thì thường sẽ được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc phổ biến như Sertraline, Escitalopram, Duloxeton, Citalopram,…sẽ có tác dụng giúp kiểm soát các cảm xúc buồn bã, tuyệt vọng, mệt mỏi,…của người bệnh, hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh.

Tuy nhiên, thông thường những đối tượng sau khi sinh sẽ phải trải qua thời kì chăm con và cho con bú. Do đó, việc sử dụng thuốc để điều trị sẽ được các bác sĩ tâm lý cân nhắc rất kỹ lưỡng và lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Người bệnh cũng cần phải nghiêm túc thực hiện đúng theo chỉ định dùng thuốc của chuyên gia để hạn chế các tác hại xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng thuốc điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm. Một số trường hợp nghiêm trọng, các mẹ bỉm có thể được chỉ định ngưng cho bé bú sữa mẹ để đảm bảo an toàn.

3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh phổ biến trên, phụ nữ sau khi sinh con cũng cần chú ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình để hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các triệu chứng bệnh trầm cảm. Một số phương pháp để bạn có được một lối sống lành mạnh như:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh là yếu tố rất quan trọng. Vì thế những người thân trong gia đình cũng nên hỗ trợ các mẹ bỉm về vấn đề này. Tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Hoạt động thể chất: Những phụ nữ sau sinh cũng cần vận động để phục hồi sức khỏe tốt hơn. Bạn có thể chơi đùa với con, đưa bé đi dạo, hít thở không khí trong lành. Hoặc áp dụng các bài yoga, thiền định cho phụ nữ sau sinh để cân bằng cảm xúc tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Thông thường những phụ nữ sau khi sinh đều sẽ rơi vào tình trạng thức trắng nhiều đêm để chăm con. Điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cảm xúc của mẹ bỉm. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chồng hoặc những người thân trong gia đình.
  • Đặt kỳ vọng vào thực tế: Các mẹ bỉm không nên tự tạo áp lực cho bản thân quá nhiều. Bạn hãy học cách điều chỉnh các nhu cầu, mong muốn của bản thân ở mức cho phép.
  • Dành thời gian cho bản thân: Nếu bạn đang rơi vào trạng thái tiêu cực, cảm thấy mọi việc tồi tệ và tất cả công việc đang đổ dồn vào chính mình thì nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Bạn nên chăm chút cho vẻ đẹp bên ngoài như mua sắm, trò chuyện với bạn bè, làm những việc nhỏ nhặt như nấu ăn, nghe nhạc, xem phim để giải tỏa áp lực.
  • Tránh cô lập bản thân: Tuyệt đối không được tự cô lập bản thân, khi xuất hiện những trở ngại hay cảm xúc bất thường bạn nên chia sẻ với người thân hoặc chồng để cảm nhận được sự quan tâm và đồng cảm.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của mẹ và bé. Do đó, khi nhận thấy những thay đổi bất thường về cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *