Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và cách phòng ngừa

 Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, người phụ nữ phải chịu những thay đổi bất thường của cơ thể. Đây cũng chính là thời điểm bạn dễ mắc phải các bệnh lý trầm cảm, lo lắng bởi sự giảm sút hormone Estrogen, mà cụ thể là Estradiol. Trong đó, trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh cần được phát hiện và chẩn đoán kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường sẽ gặp phải các vấn đề về hormone nội tiết tố. Lúc này, hàm lượng estrogen bị thiếu hụt nghiêm trọng và nó được coi là yếu tố then chốt gây ra bệnh lý trầm cảm cao. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây ra bệnh lý này còn có thể kể đến như:

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Người bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm có nguy cơ mắc phải trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.

  • Người bị chứng rối loạn vận mạch có thể dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Người đã sử dụng phương pháp điều trị hormon thay thế.
  • Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, bệnh cũng dễ tái phát trong giai đoạn này. Ngoài ra, những ai hay sử dụng các loại thuốc chống suy nhược cơ thể cũng làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh.
  • Mắc phải các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, nhất là rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.
  • Các tác động gây ra bệnh tim mạch như: hút thuốc, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ít vận động, thừa cân béo phì, cao huyết áp,… có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Các đối tượng mắc phải các bệnh lý về xương như loãng xương hoặc mới bị gãy xương,…
  • Người bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm.
  • Phụ nữ gặp phải những lo lắng trong cuộc sống như: không có con, hoặc gặp phải sang chấn tâm lý liên quan đến người thân, căng thẳng trong công việc, gặp các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.
  • Các triệu chứng thường gặp ở thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, khó ngủ, thường xuyên hồi hộp, đau nhức xương,… cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.

Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Trầm cảm ở thời kỳ tiền mãn kinh thường xuất hiện với sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng một cách nhanh chóng. Vì thế, bạn cần nắm rõ kiến thức về bệnh lý này, nhất là các triệu chứng của chúng. Ngay khi phát hiện những bất thường đầu tiên, bạn nên đến kiểm tra ngay tại các trung tâm y tế để được can thiệp chẩn đoán và điều trị đúng cách.

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải là biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh có thể nhận biết qua những thay đổi như sau:

  • Người bệnh có thay đổi về mặt tâm lý và hành vi cảm xúc như: buồn rầu, tâm trạng ủ rũ, hay bực bội, cáu gắt, khó chịu và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Khó tập trung và kém tự tin, thụ động và không có sức sống trong các hoạt động hằng ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon, hay tỉnh giấc và khó ngủ lại vào ban đêm.
  • Không cảm thấy ngon miệng trong ăn uống. Đôi lúc chán ăn hoặc ăn rất nhiều.
  • Toát mồ hôi, hay hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực.
  • gặp vấn đề về tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, các triệu chứng về thần kinh và cơ.
  • Bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán nản và có ý nghĩ buông xuôi. Một số không còn cảm hứng chăm sóc bản thân hoặc gia đình.

Điều trị trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh như thế nào?

Trầm cảm ở thời kỳ tiền mãn kinh thường được điều trị theo nguyên nhân và các yếu tố hình thành bệnh. Theo đó, bạn cần đến các bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đánh giá mức độ bệnh để có thể ứng dụng giải pháp điều trị phù hợp. Thay đổi lối sống, kê toa thuốc, trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả ba sẽ được tiến hành tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân.

1. Điều chỉnh lối sống

Trong quá trình chẩn đoán trầm cảm do tiền mãn kinh gây ra, các bác sĩ sẽ loại trừ đi các nguyên nhân thể chất, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp. Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ cần thay đổi những thói quen sống hằng ngày để điều trị chứng trầm cảm một cách tự nhiên nhất, cách này bao gồm:

  • Tập thể dục: 

Tập thể dục là một thói quen mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe của cơ thể. Không những vậy, nó còn làm giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc hằng ngày. Đồng thời, tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng cũng là một lợi ích được nhiều người công nhận.

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Tập thể dục là một thói quen mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe của cơ thể.

Tập thể dục giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nâng tạ, yoga để thư giãn hoặc đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chơi tennis,… Nên đảm bảo thời gian thực hiện là ít nhất 30 phút trong ngày và nên trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn các môn tập.

  • Thư giãn:

Thư giãn giúp giải tỏa hiệu quả những căng thẳng và áp lực trong công việc cũng như các vấn đề khác trong cuộc sống. Trong thời gian này, bạn có thể thực hiện các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền và massage. Những động tác này còn giúp cải thiện giấc ngủ của bạn hiệu quả hơn vào ban đêm.

  • Ngủ đủ giấc:

Các vấn đề về giấc ngủ thường là một trong những mối nguy hại lớn đối với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Vì thế, điều trị chứng trầm cảm trong giai đoạn này không thể không chú trọng đến việc cải thiện giấc ngủ. Theo đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ vào buổi tối và thức dậy sớm.

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ thường sẽ gây ra mối nguy hại lớn đối với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.

Để chất lượng giấc ngủ được đảm bảo, bạn nên chú ý đến không gian ngủ. Phòng ngủ nên đảm bảo yên tĩnh, mát mẻ và thông thoáng. Đồ đạc trong phòng nên sắp xếp một cách gọn gàng và có thể thêm một chút tinh dầu để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Không sử dụng các chất kích thích:

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… thường là những tác nhân gây ra chứng trầm cảm. Theo các nghiên cứu cho rằng, phụ nữ sử dụng những chất này sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm ở thời kỳ tiền mãn kinh rất cao. Vì thế, loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống hằng ngày là một điều cần thiết để đảm bảo bệnh nhanh chóng được cải thiện một cách hiệu quả.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ:

Các thành viên trong gia đình và bạn bè chính là những người sẽ giúp bạn vượt qua tốt nhất những khó khăn phải đối mặt trong thời kỳ trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Bạn có thể chia sẻ với họ về những khó khăn và lo lắng để có thể được giải tỏa chúng. Nên nhớ rằng, bạn không hề đơn độc trong cuộc sống này.

2. Liệu pháp thay thế estrogen

Liệu pháp thay thế estrogen cũng được xem là một trong những cách phổ biến để cải thiện tình trạng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Bạn có thể được bác sĩ chỉ định theo các sử dụng thuốc hoặc dùng miếng dán trên da.

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Liệu pháp thay thế estrogen cũng được xem là một trong những cách phổ biến để cải thiện tình trạng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Việc này có thể mang đến tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do giai đoạn tiền mãn kinh gây ra, ngoài ra, nó còn giúp cảm xúc của bạn trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu cho rằng, phương pháp này có thể gây ra nguy cơ tăng cường ung thư vú và gây ra các cục máu đông.

3. Sử dụng thuốc Tây y chống trầm cảm

Nếu sau quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh, liệu pháp thay thế estrogen không phù hợp để ứng dụng thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc Tây y để điều trị hiệu quả chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Thuốc có thể phát huy hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn hoặc dài tùy vào cơ địa của người bệnh.

4. Phương pháp điều trị tâm lý

Nếu cảm giác bị cô lập khiến bạn trở nên khó khăn hơn trong việc giao tiếp với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Bạn có thể chia sẻ những khó khăn mà bạn đang trải qua với một chuyên gia tâm lý. Lúc này, họ sẽ giúp bạn cách để giải quyết và đối phó với những khó khăn mà bạn đang mắc phải.

Phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Theo các thống kê cho rằng, trầm cảm là chứng bệnh tương đối phổ biến, nó chiếm đến 20% phụ nữ và đặt biệt có nguy cơ tăng cao trong giai đoạn mãn kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của người bệnh.

trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh
Phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh bằng hạn chế stress ở mức tối đa.

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để biết các phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, chú ý bổ sung nhiều rau xanh, thịt, cá để cơ thể có thể dung nạp đầy đủ các vi chất cần thiết. Không nên sử dụng các loại thức ăn làm sẵn hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ.
  • Điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý để có thời gian thư giãn sau một ngày dài tập trung căng thẳng.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái nhất có thể để hạn chế stress ở mức tối đa.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Chia sẻ những băn khoăn, lo lắng với bạn bè cũng như người thân để được giải tỏa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để vừa nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất một cách hiệu quả.

Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những bệnh lý phức tạp, nó đe dọa và có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để có thể áp dụng biện pháp đúng đắn và cải thiện triệu chứng này. Đồng thời, nó còn hạn chế nguy cơ diễn biến nặng và gây ra các rủi ro đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *