Giải đáp: Uống thuốc chống trầm cảm có gây rối loạn kinh nguyệt?

Uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này mà người bệnh cần phải cực kỳ lưu ý. Trong trường hợp mất kinh đã kéo dài, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh hay thay thế các loại thuốc phù hợp hơn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe hay các vấn đề liên quan đến chức năng sinh sản.

Uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt?

Mục đích chính của việc dùng thuốc chống trầm cảm chính là giúp tâm lý bệnh nhân ổn định hơn, không rơi vào trạng thái quá tiêu cực, cải thiện giấc ngủ để tránh những hành vi có thể làm hại bản thân. Dùng các loại thuốc này dù không thể điều trị trầm cảm hoàn toàn những trong những trường hợp nặng thì việc dùng thuốc vẫn rất cần thiết, giúp hỗ trợ quá trình trị liệu tâm lý đạt kết quả tốt hơn.

Uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc chống trầm cảm

Tương tự như các loại thuốc tây khác, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó uống thuốc trầm cảm bị rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất. Một số loại thuốc có thể gây vô kinh, chậm kinh hoặc phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn thời gian giữa các kỳ kinh là 35 ngày thay vì 21 ngày như bình thường, một số khác có thể kéo dài ngày kinh hơn bình thường hay diễn ra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân khiến thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt là do chúng có thể tác động lên hormone tuyến yên và làm tăng prolactin. Trong đó tuyến yên chính là tuyến chính tại hệ thống nội tiết, tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển chu kỳ kinh nguyệt còn hormone prolactin có liên quan đến việc sản sinh estrogen và sữa mẹ.

Uống thuốc trầm cảm gây mất kinh, thay đổi chu kỳ kinh đồng thời một số người còn có triệu chứng bị chảy sữa ở vú ở nữ giới. Ngoài ra tình trạng suy giảm ham muốn tình dục cũng xảy ra kèm theo. Nếu trên nam giới sẽ là tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm cũng như rối loạn chức năng tình dục.

Thực tế ở những bệnh nhân trầm cảm cũng đã dễ bị rối loạn kinh nguyệt từ trước do hormone cortisol tăng lên và ảnh hưởng đến quá trình sản sinh estrogen và progesterone – những hormone nội tiết có liên quan đến chu kỳ kinh. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này và ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tâm sinh lý của người bệnh.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Không chỉ uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt mà một số loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc chống loạn thần được dùng cho bệnh nhân trầm cảm cũng gây ra tình trạng này. Tất nhiên kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nên việc chu kỳ kinh nguyệt bị phá vỡ nếu kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố này nên người bệnh cần cực kỳ chú ý.

Làm thế nào để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt khi uống thuốc trầm cảm?

Mặc dù việc uống thuốc trầm cảm bị rối loạn kinh nguyệt nhưng bạn không thể nào ngưng thuốc đột ngột bởi sẽ đưa kết quả điều trị trở về con số 0. Đặc biệt ở những bệnh nhân trầm cảm nặng phải dùng thuốc duy trì trong thời gian dài càng không thể bỗng dưng ngưng thuốc đột ngột ngay cả khi tâm lý đã ổn hơn bởi sẽ khiến tâm trạng nhanh chóng sụt giảm và làm tăng nguy cơ bệnh tái phát sau đó.

Uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt
Người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hỗ trợ, không nên tự ý ngừng thuốc đột ngột

Tất nhiên khi chỉ định các loại thuốc trầm cảm này bác sĩ sẽ luôn nói rõ những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra để người bệnh hiểu rõ hơn. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, đã diễn ra trong vài tháng bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, tuyệt đối không được tự ý dừng uống thuốc. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể điều chỉnh một số loại thuốc hoặc giảm liều nếu bệnh nhân đã ổn hơn.

Ngoài ra, việc có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cũng có thể hỗ trợ điều cải thiện các triệu chứng uống thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt đồng thời cũng tác động trực tiếp đến cho tâm trạng của người bệnh. Một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo như

  • Bổ sung phytoestrogen tự nhiên: bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp chứa phytoestrogen – một hoạt chất có cấu trúc và tác dụng tương tự như hormone estrogen, điều này sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt có thể ổn định hơn. Một số thực phẩm có chứa hàm lượng  phytoestrogen cao như mầm đậu nành, hạt dẻ cười, tỏi, bông cải xanh hay cá hồi..
  • Thay đổi chế độ ăn lành mạnh: bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây nhiều hơn, hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều chất béo xấu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.. Một số thực phẩm cực kỳ tốt cho các bệnh nhân trầm cảm đang bị rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc trầm cảm như gừng, dứa, nha đam..
  • Tập thể dục hằng ngày: luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp ích cho tâm trạng, kích thích sản sinh nhiều hormone hạnh phúc hơn đồng thời cũng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại. Bệnh nhân trầm cảm có thể tham khảo luyện tập thiền hay yoga cũng đem lại rất nhiều hiệu quả tốt trong cải thiện các vấn đề này.
  • Giữ tinh thần lạc quan: stress chính là nguyên nhân gây trầm cảm và cũng là nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Do đó trong suốt quá trình điều trị bạn nên cố gắng thay đổi suy nghĩ, giữ tinh thần lạc quan thoải mái hơn, ra ngoài nhiều hơn, tránh việc quá bi quan sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chữa bệnh. Một số biện pháp như nghe nhạc, đọc sách hay tìm tòi những thú vui mới có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Việc thuốc chống trầm cảm gây rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ thường xảy ra tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng. Nói chung bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ giải quyết, tuyệt đối không tự ý ngừng uống thuốc hay sử dụng thêm bất cứ loại thuốc điều chỉnh kinh nguyệt nào vì để có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *