Kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng gì không?

Sử dụng thuốc chống trầm cảm là một trong các biện pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến cho các trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Gần đây nhiều người cũng đặt ra câu hỏi “Nếu kết hợp đồng thời hai loại thuốc chống trầm cảm có gia tăng hiệu quả điều trị hay có gây ra bất kì ảnh hưởng gì không?” Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số ý kiến và nhận định về thắc mắc này. 

Kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng gì không?
Thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng

Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc kê đơn thường được chỉ định sử dụng để điều trị các tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương,….Đôi khi chúng cũng sẽ được cân nhắc sử dụng trong các trường hợp điều trị cho các bệnh mãn tính.

Các loại thuốc này được hoạt động dựa theo cơ chế giúp gia tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh bên trong bộ não. Một số chất dẫn truyền thần kinh điển hình như serotonin và noradrenaline. Chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với cảm xúc, tâm trạng của một người.

Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp bệnh trầm cảm vừa và nặng. Chúng sẽ không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ trừ khi người bệnh không đáp ứng tốt được những liệu pháp ưu tiên khác.

Hiện nay có khoảng hơn 30 loại thuốc chống trầm cảm được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh rối loạn tâm thần. Dựa vào cơ chế hoạt động của từng loại thuốc mà các chuyên gia đã chia chúng thành nhiều loại khác nhau như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Bao gồm các loại thuốc phổ biến như citalopram, escitalopram, fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin, và vilazodon.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI): Bao gồm các thuốc như venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine,..
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Bao gồm imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin và desipramine (Norpramin),…
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Bao gồm tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) và isocarboxazid (Marplan)

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng gì không?

Kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng gì không? hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người. Gs Madhukar H. Trivedi Trưởng đơn vị Rối loạn khí sắc Trường ĐH Texas Southwestern, Dallas cũng đã từng đưa ra khuyến cáo về tình trạng này. Ông nói rằng: “Các bác sĩ lâm sàng không nên vội vàng kê toa kết hợp các thuốc chống trầm cảm ngay từ đầu điều trị cho bệnh nhân trầm cảm nặng” và ” “ Sự phức tạp (khi sử dụng 2 loại thuốc chống trầm cảm) – chi phí cao và gánh nặng tác dụng phụ là việc không đáng làm trong điều trị trầm cảm giai đoạn đầu”.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần Hoa kỳ số 2 tháng 5/2011 cho biết thì việc kết hợp đồng thời cả hai loại thuốc chống trầm cảm sẽ làm gia tăng chi phí điều trị và các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời điều này cũng không mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm.

Mục đích chính của nghiên cứu này đó chính là phối hợp nâng cao chất lượng trong quá trình điều trị, so sánh phương cách chữa bệnh trầm cảm đối với việc kết hợp các loại thuốc chống trầm cảm nhằm phát hiện tỉ lệ gia tăng mức độ thuyên giảm trong giai đoạn đầu, điều trị cấp tính (12 tuần) và thời gian điều trị duy trì (7 tháng). Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này đó là các phản ứng bất lợi, những tác dụng phụ, chất lượng đời sống và những hoạt động nghề nghiệp của người bệnh.

Cuộc nghiên cứu này được tiến hành trên 6 cơ sở chăm sóc ban đầu cùng với 9 cơ sở điều trị bệnh tâm thần với tổng cộng 665 người bệnh trầm cảm ở mức độ nặng trung bình không có triệu chứng loạn thần hoặc đang trong giai đoạn tái diễn trầm cảm nặng. Các chuyên gia sử dụng biện pháp lượng giá căn bản, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng 20mg escitalopame/ ngày kết hợp cùng giả dược và 300 mg venlafaxine ER/ ngày kết hợp cùng 45mg mirtazapine/ ngày hoặc 400mg bupropion/ ngày kết hợp cùng 20mg esciatlopram / ngày.

Các chuyên gia sẽ đánh giá kết quả dựa vào Thang tự lượng giá nhanh triệu chứng trầm cảm (Quick Inventory of Depression Symptomatology – Self-Report) bản 16 đề mục, tình trạng thuyên giảm sẽ có điểm số ít hơn 8 và ít hơn 6 sau 2 lần đánh giá.

Cho đến tuần thứ 12 thì các biểu hiện của người bệnh không có sự thuyên giảm quá khác biệt ở các nhóm điều trị. Tỉ lệ thuyên giảm ở nhóm bupropion & escitalopram là 38,9%;  nhóm escitalopram & giả dược là 38,8%; nhóm venlafaxine & mirtazapine là 37,7% và tỉ lệ đáp ứng chiếm  51 – 52 %.

Tương tư như thế, sau 7 tháng điều trị tiếp theo tỉ lệ thuyên giảm cũng không có sự chênh lệch quá nhiều ở các nhóm. Cụ thể tỉ lệ thuyên giảm chiếm từ 41,8 – 46,6 %, tỉ lệ đáp ứng 57, 4 – 59, 4%. Khi so sánh nhóm nhóm venlafaxine & mirtazapine cùng nhóm escitalopram & giả dược thì nhận thấy tỉ lệ trung bình các phản ứng bất lớn rất cao (4,7 và 5,7).

Vì thế có thể đưa ra kết luận rằng “Không sự kết hợp thuốc chống trầm cảm nào hơn sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm nào trong trị liệu” và “sự kết hợp venlafaxine ER & mirtazapine có thể có nhiều phản ứng phụ hơn”.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số điểm giới hạn như:

  • Khả năng liều lượng thuốc chưa đủ
  • Thiếu sự phổ quát của các người bệnh trầm cảm nặng kéo dài hoặc tái diễn đang tiến hành điều trị ngoại trú.
  • Chưa có thiết kế mù đôi
  • Chưa có cấu trúc sàng lọc chẩn đoán bệnh ở trục I. Đây là trục liệt kê những rối loạn tâm thần ngoại trừ những rối loạn nhân cách cùng với tình trạng chậm phát triển tâm thần theo Theo DSM- IV.
Kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng gì không?
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về việc kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm

Trong một nghiên cứu khác được các bác sĩ tại Trường YK Bristol Anh quốc thực hiện. Cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về hiệu quả của việc kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm mirtazapine với một loại thuốc nhóm SSNI hoặc một loại nhóm SSRI ở người bệnh trầm cảm kháng thuốc.

Mẫu nghiên cứu sẽ gồm có 106 người bệnh với số điểm từ 14 được đánh giá theo Thang lượng giá Beck Depression Inventory. Có 239 người bệnh đang dùng giả dược và 241 người bệnh đang được chỉ định sử dụng thuốc mirtazapine. Cả hai nhóm này đều sẽ được sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI hoặc SSNI.

Sau quá trình theo dõi và phân tích trong 12 tháng thì các bác sĩ không nhận thấy bất kì chứng cứ hiệu quả lâm sàng nào có giá trị đối với việc kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm này. Các chuyên gia kết luận rằng, các kết quả đối với lĩnh vực này cần nhiều chứng cứ lựa chọn điều trị hơn.

Trong thực tế thăm khám và điều trị ngày nay, các chuyên gia gặp khá nhiều các trường hợp người bệnh thường xuyên than phiền về việc không hiệu quả hoặc chưa nhận thấy hiệu quả, đồng thời gặp một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe dù đã được chỉ định sử dụng 3 loại thuốc chống trầm cảm.

Trường hợp này được đưa ra bàn luận và có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Điều đầu tiên đó chính là xem xét lại tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, cũng bởi có nhiều trường hợp người bệnh khi khai báo tình trạng sức khỏe lại mang tính chủ quan.
  • Bên cạnh đó, quá trình chẩn đoán trầm cảm kháng thuốc khá phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tường tận về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc đã và đang dùng.
  • Ngoài ra, khi người bệnh đã chỉ định điều trị kết hợp đồng thời hai hoặc nhiều loại thuốc chống trầm cảm thì nhiều khả năng sẽ gây ra trạng thái mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,….
  • Đặc biệt, trước khi kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc chống trầm cảm với nhau thì cần tìm hiểu cụ thể về nguy cơ hoặc các bệnh lý nội khoa mà bệnh nhân đang mắc phải.
  • Khi hướng đến cách điều trị trầm cảm bằng việc kết hợp hai loại thuốc với nhau thì cần phải tiếp cận phương cách điều trị tăng cường hợp lý. Tốt nhất là nên chỉ định các loại thuốc chống trầm cảm nhóm khác với cơ chế hoạt động khác cùng với loại thuốc chống trầm cảm mà người bệnh đang dùng.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống trầm cảm có khả năng tương tác thuốc với nhau. Vì thế khi áp dụng biện pháp này, các bác sĩ cần phải nắm rõ về cơ chế hoạt động và những thông tin cần thiết của thuốc để hạn chế tối đa việc xảy ra các ảnh hưởng nghiêm trọng.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết trên đây đã đưa ra một số nhận định về việc kết hợp đồng thời hai loại thuốc chống trầm cảm với nhau. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra. Do đó, người bệnh cần phải trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có thể tìm được biện pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân.

Tham khảo thêm:

Bình luận (23)

  1. Thùy dung says: Trả lời

    eo ôi mấy hôm trước đọc ở đâu là có ông nào bị đột quỵ hay làm sao vì uống 2 loại thuốc trầm cảm í. mình mà bị chắc chẳng biết làm gì luôn.

    1. Scarlet Ng says: Trả lời

      Bạn đọc kĩ tin bạn nhé. Thường chỉ có 1 loại thuốc khi uống cùng các loại phổ biến hay ăn uống sao đó mới dẫn đến trường hợp đó thôi. Loại đó cũng cũ rồi nên thường ít kê đơn bạn ạ.

      1. Jeff says: Trả lời

        Mình mà có người quen thì chắc mình không cho uống thuốc trầm cảm đâu

        1. Scarlet Ng says: Trả lời

          Bạn chọn thế thì tùy bạn, có giải pháp là đi tâm lý trị liệu đấy ạ. Ở VN mình thì mình thấy có trung tâm tâm lý trị liệu NHC, nếu không muốn dùng thuốc thì bên này đảm bảo là không có dùng thuốc trong quá trình trị liệu. Bạn có thể tham khảo https://youtu.be/DnlZqnNFSC8

  2. Tuấn Đặng says: Trả lời

    Ồ có nhiều loại nhỉ, mình cứ tưởng thuốc nào cũng như nhau

  3. Nguyễn Trần Đình Tuấn says: Trả lời

    Cảm ơn vì bài viết này ạ. Người nhà mình bị trầm cảm, mình phải để ý hơn trong chuyện này mới được

    1. Ingmar Tran says: Trả lời

      Nếu cần thì nên phối hợp với tâm lý trị liệu bạn ạ. Có những người tình trạng sẽ cải thiện hơn nhiều sau khi gặp chuyên gia trị liệu đó

  4. Trần Hưng says: Trả lời

    Em bị hay lo lắng hoảng loạn thì có được dùng không ạ?

    1. Đỗ Quang says: Trả lời

      Phải hỏi kĩ chỉ định bác sĩ bạn nhé. Các loại thuốc nêu trong bài chủ yếu để áp dụng điều trị trầm cảm thôi bạn ạ.

    2. Ngân Hoàng says: Trả lời

      Nên đi khám trước bạn nhé. Đừng tự đọc tự mua uống.

    3. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn và hỗ trợ. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  5. hoàng minh says: Trả lời

    ông mình sau khi bà mất thì bắt đầu bị trầm cảm. phải sau một thời gian mới dùng thuốc, cũng may là tình trạng của ông dạo này có đỡ hơn, nhưng mà phải cẩn thận vì có giai đoạn ông cứ một lát lại đòi thuốc. nhà mình nghe lời bác sĩ không cho nên may quá giờ ông ổn hơn rồi

    1. Trung says: Trả lời

      Ối sao nghe như nghiện thuốc vậy bạn

      1. hoàng minh says: Trả lời

        có dấu hiệu nghiện thật đấy ạ, nên ai uống nhớ làm theo chỉ định bác sĩ nhé

  6. Audrey Ong says: Trả lời

    Nhỡ kết hợp mà vẫn không khỏi thì sao ạ 🙁

    1. Phuong Mai says: Trả lời

      Có những người cần phải phối hợp giữ trị liệu tâm lý psychotherapy với dùng thuốc mới thuyên giảm tình hình bệnh bạn ạ. Bạn đừng ngại tìm sự giúp đỡ bạn nhé

      1. Audrey Ong says: Trả lời

        Dạ 🙁 chỗ trên này anh chị có biết ai đi chưa ạ, em đi một lần ở phòng khám tư thấy không hiệu quả lắm

        1. Phuong Mai says: Trả lời

          Chị có người quen từng phải đi trị liệu chỗ nhc việt nam hồi dịch kéo dài. Người ta bị lo âu nặng hay sao đó. Giờ có vẻ bình tâm hơn rồi, cũng phải dần dần

  7. Lý Giang Sơn says: Trả lời

    DÙng thuốc nhiều cũng chưa chắc đã tốt nhỉ

  8. Vũ Văn Viện says: Trả lời

    uiiii trời, thuốc thang gì tầm này nữa, khuyên anh chị em sang hết tâm lý trị liệu đi chữa lành cả bên trong và bên ngoài và thậm chí cả người thân luôn

  9. Trân Thái Hoà says: Trả lời

    2 thuốc đá nhau chết dở, lại thêm tác dụng phụ nữa thì có mà chữa cả đời

    1. Nguyễn Hoàng Phi says: Trả lời

      bác nói chuẩn đấy, gì thì gì chứ uống 1 loại đã thấy hại sức khỏe rồi, đằng này là não của mình mà cứ dùng bừa bãi không khéo đầu óc không bình thường lúc nào không hay

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *