Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD) là gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD) là một dạng rối loạn nhân cách lập dị khiến người bệnh luôn nghi ngờ, hoang tưởng về những điều xung quanh.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì
Rối loạn nhân cách hoang tưởng hay còn được gọi tắt là PPD, đây là một bệnh lý khá nguy hiểm.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD) là gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng, hay còn được gọi tắt là PPD (Paranoid Personality Disorder), là một dạng rối loạn nhân cách lập dị khá nguy hiểm.

Bệnh lý này khiến người bệnh có hành vi kì lạ, bất ổn. Họ hoàn toàn không tin tưởng bất cứ ai, và luôn muốn che giấu cảm xúc của mình

Họ thường nghi ngờ mọi thứ, và cảm thấy người khác đang có ý định làm hại mình. Họ trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh, và chấp nhận sống với cảm giác nghi ngờ.

Ngoài ra, những người bệnh PPD còn thường mang tư tưởng hận thù với người khác. Họ dễ nổi nóng, tức giận, khó kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ.

Đặc biệt hơn, những đối tượng bệnh không bao giờ chấp nhận những hành vi của mình là tiêu cực, hoặc đe dọa người khác.

Căn bệnh này dễ gặp ở những người trưởng thành. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh sẽ cao hơn so với nữ giới.

Hiện nay theo ước tính, bệnh lý này đang chiếm khoảng 2,3 đến 4,4% dân số.

Xem thêm: Hoang Tưởng Bị Hại Là Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng.

Nhưng một số chuyên gia cũng cho biết, bệnh lý này có thể liên quan đến các yếu tố về tâm lý và sinh học.

  • Cấu trúc sinh học và gen di truyền: Bệnh lý này xuất hiện phổ biến hơn ở những gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt.
  • Trải nghiệm thời thơ ấu: Những người trưởng thành có thể nhớ lại những kí ức thời thơ ấu đã từng bị tổn thương, chấn thương tâm lý hay thể chất.
  • Môi trường: Những người tiếp xúc thời gian dài với người bệnh PPD có thể chịu những ảnh hưởng nhất định.
  • Sự bất thường trong não: Cấu trúc  não bất thường có thể phóng đại cảm giác nghi ngờ và sự hoang tưởng.

Người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi một, hay nhiều nguyên do khác nhau.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Các triệu chứng đặc trưng của PPD

Một số triệu chứng mà người rối loạn nhân cách hoang tưởng thường gặp phải bao gồm:

  • Rất nhạy cảm với những lời chê bai, chỉ trích của người khác.
  • Luôn nghi ngờ ý tốt của những người bên cạnh.
  • Không có khả năng làm việc nhóm
  • Dễ cáu gắt, nóng giận, nghi ngờ.
  • Xa cách với mọi người, tách rời khỏi xã hội.
  • Luôn có tư tưởng phòng thủ nạng nề
  • Thường xuyên tranh luận với mọi người
  • Gặp nhiều vấn đề như mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược tinh thần,…
paranoid là gì
Người bệnh thường nghi ngờ, cảnh giác với những người xung quanh mình.

Những triệu chứng của rối loạn nhân cách hoang tưởng và tâm thần phân liệt có rất nhiều điểm giống nhau. Do đó, chúng khá dễ bị nhầm lẫn.

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng

Thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhân. Ngoài ra, họ còn thăm hỏi về tiền sử bệnh, kí ức tuổi thơ, và các thông tin có liên quan.

Chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá thể chất của người bệnh để xác định chính xác hơn. Họ cũng có thể đưa ra một số tình huống tưởng tượng để biết được phản ứng của bệnh nhân.

Sau khi tổng hợp các kết quả, các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng giải quyết phù hợp.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng

Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, các chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh cũng cần chia sẻ cụ thể những vấn đề mà mình đang gặp phải. Sự nỗ lực, kiên trì trong quá trình điều trị sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

1. Liệu pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là một trong các phương pháp được đánh giá cao trong điều trị PPD. Hầu hết các đối tượng bệnh đều có thể áp dụng được biện pháp điều trị này.

điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng
Liệu pháp trị liệu tâm lý sẽ mang lại kết quả tốt cho những đối tượng bệnh PPD

Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, giao tiếp với người bệnh để thấu hiểu vấn đề. Từ đó, chuyên gia sẽ tìm cách tháo gỡ, đưa ra giải pháp giúp họ cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng sẽ dần kiểm soát được các hành vi, cảm xúc của bản thân. Phương pháp này sẽ mang lại một số hiệu quả như:

  • Thuyên giảm các cảm giác hoang tưởng, nghi ngờ
  • Giúp bệnh nhân học được các ứng phó với những rối loạn
  • Học được cách để giao tiếp, trò chuyện với mọi người

2. Sử dụng thuốc

Nếu các biểu hiện hoang tưởng diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.

Thuốc có thể giúp cho các triệu chứng PPD được kiểm soát tốt hơn. Đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng của những căn bệnh liên quan như rối loạn lo âu, trầm cảm.

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm phù hợp.

Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đúng theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ.

điều trị ppd
Người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết.

Những loại thuốc này cần phải có thời gian lâu để phát huy tác dụng. Thông thường bệnh nhân phải duy trì sử dụng ít nhất từ 2 đến 6 tuần mới nhận thấy hiệu quả.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, các mối quan hệ bên ngoài của người bệnh.

Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khỏe để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *