Biến chứng của rối loạn lo âu đến sức khỏe người bệnh

Người bệnh tuyệt đối không nên xem nhẹ biến chứng của rối loạn lo âu. Bởi trên thực tế căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

biến chứng rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng lớn sức khỏe tổng thể và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân.

Thống kê cho thấy, cứ mỗi 100 người thì có đến 4 người mắc chứng rối loạn lo âu. Trong đó, những người dưới 39 tuổi và phụ nữ là hai đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ căn bệnh này. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, rối loạn lo âu khiến các công ty, doanh nghiệp và hệ thống chăm sóc y tế tổn thất trên 42 tỷ USD/năm. Lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, tự tử… là những biến chứng của rối loạn lo âu mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn lo âu

Tình trạng lo lắng, căng thẳng, áp lực, cáu gắt kéo dài khiến người bệnh nảy sinh nhiều suy nghĩ bi quan, tiêu cực và không có lối thoát. Họ luôn lo lắng dai dẳng về mọi vấn đề/sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống. Đối với bệnh nhân, mỗi ngày trôi qua đều rất khó khăn, mệt mỏi. Những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng
  • Thường xuyên hoảng sợ
  • Cáu gắt, khó chịu, dễ bị kích động
  • Tránh né tiếp xúc với những người xung quanh, ngần ngại đến nơi đông người
  • Mất tập trung, hay phân vân, khó đưa ra quyết định sáng suốt và đúng đắn
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: ớn lạnh, đau cổ – lưng – đầu, nhức mắt, tê cóng…
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Sụt cân đột ngột
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Mắc phải một số vấn đề về tim mạch và đường tiêu hóa

Biến chứng của rối loạn lo âu cần cẩn trọng

Rối loạn lo âu là một căn bệnh tinh thần nghiêm trọng, có thể gây ra hàng loạt hậu quả tồi tệ và nặng nề. Chứng bệnh này không chỉ kéo theo một số dạng rối loạn tâm thần và bệnh lý thực tổn khác mà còn có thể dẫn đến nhiều trường hợp tự sát.

Theo nhiều thống kê, có đến khoảng 18% số người tự sát mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Ước tính, ở Hoa Kỳ, tỷ lệ bị rối loạn lo âu từng dạng ở người trưởng thành như sau:

  • 2% mắc rối loạn lo âu tổng thể
  • 2% bị rối loạn lo âu do ly thân
  • 2% mắc chứng sợ thắt lưng
  • 2 – 3% bị rối loạn hoảng sợ
  • 7% mắc rối loạn lo âu xã hội
  • 9.4% bị sợ khoảng trống
  • 24% mắc một số ám ảnh xã hội cụ thể

Nhìn chung, đây là căn bệnh nguy hiểm với nhiều mức độ khác nhau và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, phái đẹp là đối tượng dễ mắc chứng rối loạn lo âu nhất. Bệnh lý này thường dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp và khó lường. Những biến chứng của rối loạn lo âu bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ – Biến chứng của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ kéo dài, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm kéo dài trên 2 tuần.

rối loạn lo âu có nguy hiểm không
Rối loạn lo âu khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ kéo dài, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm kéo dài trên 2 tuần.

Làm nặng thêm một số bệnh lý mạn tính vốn có

Những người bệnh cường giáp, suy giáp, tăng huyết áp, tiểu đường… cần tự tạo cho mình tâm lý vui vẻ, thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng quá mức. Nếu không may mắc thêm chứng rối loạn lo âu, những căn bệnh mạn tính có thể trở nặng và khó được điều trị dứt điểm.

Mỏi cơ, đau nhức toàn thân

Các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh cho biết, nguy cơ mắc chứng mỏi hàm, đau vai, đau nhức toàn thân của bệnh nhân rối loạn lo âu tăng cao đáng kể so với những người bình thường.

Lạm dụng chất kích thích

Những người bệnh bị rối loạn lo âu thường có xu hướng sử dụng thuốc lá, rượu bia, thuốc phiện, ma túy… Những chất kích thích này vô cùng độc hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Theo thời gian, họ sẽ từ từ phụ thuộc và có thói quen lạm dụng chúng để ức chế nỗi lo lắng, bất an đang tồn tại trong lòng. Cuối cùng, họ trở nên nghiện ngập và có thể gây ra nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm.

Tác động tiêu cực đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội

Khi bị rối loạn lo âu, bệnh nhân có xu hướng sống cô lập, khép mình và ngần ngại chia sẻ những vấn đề cá nhân. Do đó, công việc và các mối quan hệ tự từ rạn nứt, đổ vỡ theo năm tháng. Đặc biệt, một số người bệnh còn thường xuyên cáu gắt, khó chịu và liên tục đổ lỗi cho người khác. Điều này khiến cuộc sống xã hội của họ ngày càng tồi tệ.

Rối loạn tiêu hóa

Khi chúng ta lo âu, căng thẳng, vùng dưới đồi của bộ não sẽ thúc đẩy tuyến vỏ thượng thận giải phóng hàng loạt cortisol (một loại hormon kích thích quá trình tiết ra dịch vị và co thắt dạ dày). Vì vậy, bệnh nhân rối loạn lo âu có thể bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, viêm đường ruột, viêm ruột kích thích…

Ảnh hưởng xấu đến tim mạch

Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của chứng rối loạn lo âu. Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài khiến hệ thống tim mạch chịu nhiều tác động tiêu cực và bắt đầu suy nhược. Do đó, những bệnh nhân rối loạn lo âu rất dễ bị tức ngực, đau tim và đột quỵ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng lo âu kéo dài, thái độ cưỡng bức và tư duy ám ảnh sẽ gia tăng rõ rệt. Thế nên, họ có xu hướng dễ mất bình tĩnh và không hoàn toàn sáng suốt, minh mẫn để xử lý tình huống một cách hiệu quả.

hậu quả của rối loạn lo âu
Nếu bạn rơi vào tình trạng lo âu kéo dài, thái độ cưỡng bức và tư duy ám ảnh sẽ gia tăng rõ rệt.

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể được biểu hiện thông qua nhiều suy nghĩ và hành động bất thường, chẳng hạn không dám ra đường vì sợ tai nạn giao thông, tắm hàng chục lần trong ngày vì sợ dơ bẩn, không động chạm vào bất cứ thứ gì vì sợ lây nhiễm vi khuẩn…

Trầm cảm có thể là biến chứng của rối loạn lo âu

Hội chứng rối loạn lo âu thường đi kèm với căn bệnh trầm cảm. Những dấu hiệu nhận biết của hai bệnh lý này tương đối giống nhau và khá khó phân biệt rạch ròi.

Trong đa số trường hợp, sau khi bị rối loạn lo âu, nhiều bệnh nhân sẽ mắc thêm bệnh trầm cảm. Lúc này, họ thường cố tình xa lánh xã hội, sống cô lập, khép kín với tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Đặc biệt, bệnh nhân cũng lo lắng tột độ, mất ngủ, hay quên, kém tập trung và thường xuyên cáu gắt.

Rối loạn lo âu kéo dài dẫn đến tự sát

Hội chứng rối loạn lo âu có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, suy kiệt cả về mặt thể chất và tinh thần, từ đó dẫn đến hành vi tự sát.

Thống kê của Liên minh Quốc gia Trợ giúp những bệnh nhân nhân thần Hoa Kỳ, trên 90% trường hợp tự tử đều xuất hiện dấu hiệu nhận biết của những căn bệnh tâm thần (bao gồm cả rối loạn lo âu). Hiện nay, con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng vì cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên áp lực, căng thẳng.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt khi phát hiện những biểu hiện bất thường sau:

  • Cảm thấy quá lo lắng, bồn chồn và điều này đang tác động tiêu cực đến chất lượng của công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội
  • Tình trạng lo âu, sợ hãi khiến bạn cảm thấy buồn phiền thái quá và hầu như không thể kiểm soát chúng
  • Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dùng nhiều rượu bia và các chất kích thích hay xuất hiện một số dạng rối loạn tâm thần kèm theo
  • Người bệnh cho rằng chứng rối loạn lo âu liên quan đến một (một số) bệnh lý nền khác
  • Bạn nảy sinh suy nghĩ tự tử hoặc cố gắng tự tử

Hướng dẫn ngăn ngừa biến chứng của rối loạn lo âu

Hãy chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện các biểu hiện điển hình của hội chứng rối loạn lo âu. Nếu gặp phải bất kỳ khúc mắc nào trong cuộc sống, độc giả nên chia sẻ, tâm sự cởi mở với người thân, bạn bè, đồng thời hạn chế kìm nén, tránh né cảm xúc thực sự của bản thân. Thêm vào đó, bạn cần:

  • Ngừng chỉ trích, phê phán chính mình
  • Tận hưởng trọn vẹn cuộc sống trong khoảnh khắc hiện tại
  • Học cách buông bỏ quá khứ và chấp nhận thua cuộc như một phần tất yếu của cuộc sống thường nhật
  • Yêu thương và chăm sóc bản thân thật tốt
  • Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, xây dựng nhiều thói quen tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
  • Sắp xếp thời gian thư giãn – nghỉ ngơi hợp lý
  • Viết nhật ký đều đặn mỗi ngày

Bài viết đã điểm danh những biến chứng của rối loạn lo âu mà độc giả cần nắm vững để tích cực điều trị và phòng ngừa. Hy vọng những thông tin ngắn gọn, hữu ích trên có thể mang đến cho bạn góc nhìn toàn cảnh khách quan và đầy đủ nhất về căn bệnh nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

Bình luận (1)

  1. Phạm Văn Tuấn says: Trả lời

    Bài viết này thật hữu ích cho những ai tìm hiểu về bệnh liên quan về cảm xúc

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *