Tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu cần lưu ý

Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc dùng thuốc là rất cần thiết để sớm kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng nhưng nếu sử dụng không đúng chỉ định của bác sĩ thì những hệ lụy ngoại ý hoàn toàn có thể diễn ra.

Tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu
8 tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu mà bạn cần lưu ý

8 tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu cần cẩn trọng

Khô miệng, tăng cân, táo bón, mất ngủ, mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, dễ kích động và rối loạn chức năng tình dục là những tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc chữa rối loạn lo âu mà bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình điều trị.

Buồn nôn

Nhiều bệnh nhân đã buồn nôn sau khi dùng thuốc rối loạn lo âu. Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của những loại thuốc này. Vào tuần đầu tiên, người bệnh có thể buồn nôn thường xuyên. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, khi cơ thể đã quen dần với thuốc điều trị, vấn đề này sẽ hoàn toàn biến mất.

Để chủ động ngăn ngừa tác dụng không mong muốn, bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước, sau khi đã ăn no. Bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc chống buồn nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bị buồn nôn kéo dài để được thay đổi loại thuốc.

Khô miệng

Một số loại thuốc chữa bệnh rối loạn lo âu khiến bệnh nhân bị khô miệng, khó chịu, muốn uống nhiều nước mặc dù không hề khát nước. Sau khi uống nước xong, người bệnh vẫn cảm thấy khô miệng như trước. Tuy tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu này không quá nghiêm trọng nhưng có thể làm nhiều người khó chịu.

Để khắc phục tình trạng trên, độc giả hãy luôn mang theo một bình nước cá nhân bên mình để bổ sung nước kịp thời mỗi khi bị khô miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường, ngậm đá viên hay thưởng thức nhiều loại trái cây mọng nước.

Táo bón

Những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trao đổi chất của một số cơ quan bên trong cơ thể (chẳng hạn chứng táo bón).

Để phòng tránh triệu chứng này, người bệnh cần tăng cường bổ sung nước lọc và rau củ quả chứa nhiều chất xơ. Thêm vào đó, bạn nên thường xuyên vận động để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nếu mắc chứng táo bón quá nặng, bạn hãy sử dụng thuốc chữa táo bón và thuốc làm mềm phân.

Tăng cân

Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu tiếp theo trong danh sách này là tăng cân. Sau khi dùng thuốc, nhiều bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn và tăng cân nhanh chóng. Điều này bắt nguồn từ việc lượng nước trong cơ thể đang được giữ lại và người bệnh không vận động nhiều.

Muốn phòng ngừa hiện tượng tăng cân thiếu lành mạnh này, độc giả cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều trái cây, rau xanh, đồng thời kiêng cữ chất béo và đồ ngọt. Hơn nữa, hãy luyện tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày để duy trì sức khỏe dẻo dai và đốt cháy lượng calo dư thừa.

Mệt mỏi, buồn ngủ

Hai triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân dùng thuốc trong tuần đầu tiên. Để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu này, người bệnh nên ngủ thêm một chút vào ban ngày (ngủ trưa), vận động nhẹ nhàng và uống thuốc 2 tiếng trước lúc đi ngủ, đồng thời tuyệt đối không lái xe trong thời gian điều trị.

Mất ngủ

Nhiều người buồn ngủ sau khi uống thuốc (thông thường, họ không ngủ được vào ban đêm nhưng lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ban ngày). Trong khi đó, vài bệnh nhân khác lại bị mất ngủ. Cơ địa của mỗi người rất khác nhau. Do đó, việc thuốc rối loạn lo âu gây ra tác dụng phụ khác nhau đối với từng người cũng là điều dễ hiểu. Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể kích thích thần kinh, khiến não bộ thêm tỉnh táo, từ đó dẫn đến hiện tượng mất ngủ.

Thuốc điều trị rối loạn lo âu gây mất ngủ
Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể kích thích thần kinh, khiến não bộ thêm tỉnh táo, từ đó dẫn đến hiện tượng mất ngủ.

Lo lắng, bồn chồn, dễ kích động

Sau khi sử dụng thuốc rối loạn lo âu, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực, bồn chồn, tinh thần kích động và không thể ngồi yên. Nếu tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài, những triệu chứng này sẽ dễ dàng khiến người bệnh mệt mỏi và căng thẳng. Để cải thiện biểu hiện lo lắng, bồn chồn, dễ kích động, bạn hãy uống thêm thuốc an thần, ngồi thiền, tập yoga, đi dạo hoặc xem các chương trình giải trí.

Rối loạn chức năng tình dục

Chứng rối loạn chức năng tình dục (chậm xuất tinh, rối loạn cương dương, suy giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục…) sau khi dùng thuốc rối loạn lo âu luôn khiến phái mạnh vô cùng lo lắng. Khi gặp phải tác dụng phụ này, bạn hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được đổi thuốc hoặc cho thêm thuốc trị rối loạn tình dục.

Ngoài ra, những tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu khác bao gồm: suy giảm trí nhớ, lệ thuộc thuốc, chóng mặt, mất cân bằng cơ thể, gia tăng mức độ buồn bã – lo âu trong giai đoạn đầu,…

Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu

Nếu gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc chống rối loạn lo âu, bệnh nhân cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thay đổi liều lượng, tần suất hoặc loại thuốc điều trị. Bạn tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng. Bởi điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực và khó lường.

Bên cạnh đó, độc giả cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến loại thuốc mà bạn đang dùng, hãy hỏi lại bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, bạn hãy:

  • Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ
  • Kiểm tra nhãn mác, liều lượng và tần suất dùng thuốc thật kỹ lưỡng
  • Luôn dùng thuốc vào đúng thời điểm cụ thể trong ngày
  • Không bao giờ uống thuốc nhiều gấp đôi sau khi nhớ ra mình lỡ quên uống thuốc
  • Kiêng cữ rượu bia, thức uống có cồn và các chất kích thích

Tóm lại, thuốc điều trị rối loạn lo âu thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để cải thiện bệnh lý này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên khuyến khích bệnh nhân trị liệu tâm lý. Độc giả hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả này qua:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *