Rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị?

Nhiều người thắc mắc “Rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị?” do chưa nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết.

rối loạn lo âu có tự khỏi
Rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị là thắc mắc của nhiều người bệnh

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là hiện tượng sợ hãi, lo lắng quá mức nhưng không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Hầu như những cơn lo lắng, bồn chồn của bệnh nhân xuất phát một cách đột ngột và rất vô lý.

Tình trạng này nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Master coach Bùi Thị Hải Yến – chuyên gia tâm lý, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam từng có chia sẻ rằng:

“Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị triệt để, tình trạng của người bị rối loạn lo âu có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, phức tạp như: mất ngủ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, đau đầu mạn tính, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh lý liên quan, suy nhược cơ thể, cô lập xã hội, ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội, suy giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, trầm cảm, tự làm đau bản thân, thậm chí dẫn đến hành động tự sát”.

Xem thêm: Biến chứng của rối loạn lo âu đến sức khỏe người bệnh

Rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị?

Hiện nay, tỉ lệ người bị mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu ngày càng gia tăng. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào.

Hầu hết những đối tượng bị rối loạn lo âu đều sự bị ảnh hưởng ít nhiều về sức khỏe, học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn lo âu có tự hết không
Đặc trưng của bệnh rối loạn lo âu là thường xuyên lo lắng, căng thẳng, áp lực.

Vậy rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị? Theo các chuyên gia tâm lý thì căn bệnh này không thể tự khỏi. Người bệnh cần được áp dụng nhiều phương pháp điều trị để giảm triệu chứng.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ biểu hiện bệnh của mỗi người, việc áp dụng các phương pháp và thời gian điều trị cũng có phần khác nhau.

Nếu có thể phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, quá trình chữa bệnh sẽ dễ dàng hơn. Lúc này, những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến bệnh nhân chưa quá lớn.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng lo âu phát triển ở mức nghiêm trọng thì đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Điều trị lâu dài giúp giảm triệu chứng, và ngăn chặn bệnh tái phát.

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?

Thông thường, các trường hợp bị rối loạn lo âu cần phải kiên trì điều trị trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Đây là thời gian tối thiểu để bệnh nhân ổn định tâm lý tốt hơn.

Nếu sử dụng thuốc chống lo âu thì cần dùng thuốc đều đặn từ 2 đến 6 tuần mới có thể nhận thấy hiệu quả.

Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định điều trị của bác sĩ. Người bệnh phải tuân theo đúng phác đồ để các triệu chứng được kiểm soát và nhanh chóng thuyên giảm.

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Để có thể điều trị được căn bệnh rối loạn lo âu, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Dựa vào thể trạng và các biểu hiện bệnh của từng bệnh nhan mà các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Một số phương pháp có thể được áp dụng như:

1. Điều trị bằng thuốc

Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu hầu hết đều mang lại kết quả rất tốt. Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng lo lắng, hồi hộp, bất an,…

rối loạn lo âu có cần điều trị không
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu hầu hết điều mang lại kết quả rất tốt.

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh, các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp cho từng bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng, nhưng đi kèm là một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,… Một số tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất, nhưng một số sẽ trở nên nghiêm trọng.

Nếu thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Thông thường, phương pháp điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc sẽ có hiệu quả khá chậm. Bệnh nhân duy trì sử dụng từ 2 đến 6 tuần để thấy được sự thay đổi.

2. Trị liệu tâm lý

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân còn được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý. Các chuyên gia sẽ trực tiếp trò chuyện, trao đổi với người bệnh để hiểu được nguyên nhân và các khúc mắc trong lòng của họ.

Từ đó chuyên gia sẽ dần giúp bệnh nhân tháo gỡ những lo lắng, suy tư, đồng thời hỗ trợ họ kiểm soát cảm xúc và cân bằng cuộc sống tốt hơn.

Với biện pháp điều trị này, các bệnh nhân rối loạn lo âu sẽ được cải thiện một cách tự nhiên và an toàn. Thông thường quá trình điều trị có thể kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm.

rối loạn lo âu có tự khỏi
Trị liệu tâm lý giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lo âu

Tùy vào tình trạng của mỗi người mà thời gian chữa bệnh cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên người bệnh cũng nên theo sát liệu trình điều trị để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

3. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Bệnh nhân rối loạn lo âu cần chú ý chăm sóc và thay đổi thói quan ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn.

Một số lời khuyên mà các chuyên gia tâm lý dành cho người bệnh như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
  • Bổ sung các thực phẩm sạch có chứa protein, vitamin, khoáng chất có lợi.
  • Hạn chế các món ăn nêm nếm nhiều gia vị (đường, muối,…), các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền chánh niệm,…
  • Sắp xếp thời gian một cách hợp lý, cân bằng giữa thời gian học tập, đi làm và nghỉ ngơi.
  • Tránh làm việc quá sức để hạn chế áp lực, căng thẳng.
  • Tập thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
  • Lựa chọn không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, mát mẻ
  • Có thể sử dụng tinh dầu để tạo mùi hương dễ chịu, giúp giấc ngủ được ngon hơn.
  • Uống trà thảo mộc đảm bảo giấc ngủ được trọn vẹn. Mỗi ngày người bệnh có thể uống 1 ly trà thảo mộc atiso, trà hoa cúc,..
điều trị rối loạn lo âu
Uống trà thảo mộc cũng có công dụng hỗ trợ giảm stress, căng thẳng.
  • Thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền, vẽ tranh, đọc sách,…
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung bằng nước ép trái cây, các loại trà.
  • Tuyệt đối không được uống bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, gây nghiện,…
  • Kiểm soát cân nặng tốt, tránh để tăng cân quá mức.

Câu hỏi “Rối loạn lo âu có tự hết không hay phải điều trị?” đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về chứng bệnh này và có biện pháp phòng ngừa, điều trị một cách hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *