Phức cảm Oedipus: Dấu hiệu và Những lý giải cụ thể

Phức cảm Oedipus là một giai đoạn hình thành và phát triển tâm sinh lý ở trẻ em. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có xu hướng yêu thương quá mức với người bố hoặc mẹ khác giới.

Phức cảm Oedipus là gì?

Phức cảm Oedipus (Oedipus complex) là một dạng tâm lý phức tạp của trẻ em. Đây là xu hướng bình thường trong giai đoạn phát triển tính dục của trẻ.

phức cảm là gì
Phức cảm Oedipus là một dạng tâm lý ở trẻ em được xuất hiện trong giai đoạn phát triển tính dục.

Đứa trẻ sẽ có cảm giác yêu mến, thích thú, và bị thu hút bởi cha hoặc mẹ khác giới. Ngược lại, chúng sẽ có tâm lý ghét bỏ, ghen tị, hoặc cáu gắt với người cha hoặc mẹ cùng giới.

Phức cảm Oedipus thường diễn ra trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Đây là lúc tâm sinh lý của trẻ bắt đầu phát triển. Chúng biết nhìn nhận, và có những nhận thức chính xác hơn về cuộc sống.

Ngoài ra, các bộ phận ở vùng nhạy cảm như: hậu môn, bộ phận sinh dục, miệng,… cũng bắt đầu phát triển. Sự phát triển này khiến trẻ tò mò và thích thú với những hành động tình cảm, thân mật.

Chúng sẽ có cảm giác cạnh tranh với cha hoặc mẹ cùng giới. Đó là do tâm lý bị thu hút bởi người khác giới theo bản năng (không phải tình yêu nam nữ). Trẻ sẽ muốn sở hữu cha hoặc mẹ của mình.

Phức cảm Oedipus là dạng tâm lý được phát triển một cách vô thức và không có chủ đích. Đây là quá trình trẻ đấu tranh với bản thân. Từ đó, trẻ cân bằng và định hình chính xác được cái tôi, giới tính của mình.

Xem thêm: 5 Địa Chỉ Khám Tâm Lý Cho Trẻ Uy Tín Ở Hà Nội

Nguồn gốc của khái niệm phức cảm Oedipus

Sigmund Freud (1856-1939) lần đầu tiên giới thiệu về “phức cảm Oedipus” trong cuốn sách “Giải mộng” (1899). Freud là một nhà phân tâm học, bác sĩ về thần kinh người Áo.

Phức cảm Oedipus lấy cảm hứng từ câu chuyện thần thoại Hy Lạp. Câu chuyện kể về chàng Oedipus mồ côi do lời tiên tri “Giết cha – cưới mẹ” của mình.

Nhà vua đã vứt bỏ chàng khi lọt lòng để mong chống lại tiên đoán. Nhưng mọi thứ vẫn không thể thay đổi. Sau khi biết được sự thật, chàng đã tự chọc mù mắt và lưu vong.

Thuật ngữ phức cảm Oedipus được Freud sử dụng nhằm chỉ riêng về những cậu bé trai có sự gắn bó, và mong muốn gần gũi với mẹ của mình.

phức cảm Oedipus là gì
Câu chuyện thần thoại Hy Lạp về chàng Oedipus tạo cảm hứng cho việc hình thành thuật ngữ phức cảm Oedipus.

Với những bé gái, ông cho rằng đây là Oedipus nữ tính, hoặc phức cảm Oedipus ngược chiều. Carl Jung, một nhà tâm lý học khác, gọi trường hợp này là phức cảm Electra.

Dấu hiệu của phức cảm Oedipus

Một số dấu hiệu cơ bản dưới đây cho thấy đứa trẻ đang trải qua thời kỳ phức cảm Oedipus. Những dấu hiệu này sẽ tùy thuộc vào biểu hiện của mỗi trẻ:

  • Quấn quýt, bám cha/mẹ quá mức.
  • Thể hiện sự chiếm hữu với cha/mẹ.
  • Có sự cạnh tranh, ghen tị với cha/mẹ cùng giới.
  • Thu hút sự chú ý với cha/mẹ khác giới.
  • Chỉ bày tỏ sự yêu thương với duy nhất cha/mẹ khác giới
  • Tức giận, cáu gắt, thù ghét cha/mẹ cùng giới.
  • Thích ngủ gần cha/mẹ khác giới.

Xung đột về tâm sinh lý là điều bắt buộc trong quá trình phát triển. Điều này giúp trẻ nhận thức đúng đắn về xu hướng tính dục của mình, và trưởng thành khỏe mạnh.

Dù là bé trai hay gái đều sẽ có một giai đoạn khiến chúng mâu thuẫn, bức bối trong cơ thể và tâm lý. Cụ  thể:

1. Phức cảm Oedipus ở bé trai

Do tâm sinh lý phát triển, các bé trai bắt đầu gần gũi và mong muốn nhận được sự chú ý nhiều hơn từ mẹ. Chúng sẽ bắt đầu giữ riêng mẹ, và không cho ai động chạm.

Chúng không cho bố hoặc người giới tính nam khác gần gũi, ôm hôn và động chạm vào mẹ. Trẻ cũng sẽ cáu gắt và có thái độ ghen tị với cha của mình.

Trong suy nghĩ của trẻ, cha là đối thủ cạnh tranh và có thể lấy mất mẹ từ tay chúng. Vì thế trong giai đoạn nhạy cảm này, em bé trai sẽ bám mẹ, cần mẹ hơn là cha.

biểu hiện của phức cảm Oedipus
Các bé trai trong giai đoạn phức cảm Oedipus thường sẽ quấn quýt mẹ và tỏ ra cạnh tranh với cha.

Chúng bắt chước hành động của cha mình vì nghĩ sẽ thu hút được mẹ. Nhưng sau này, đứa trẻ sẽ nể phục, tôn trọng cha và xem cha như một tấm gương để bản thân học hỏi.

2. Phức cảm Oedipus ở bé gái

Biểu hiện ở bé gái không rõ rệt và dữ dội như bé trai. Nhưng trong tâm thức, bé vẫn thích gần gũi và mong muốn được người bố chăm sóc hơn là mẹ.

Chúng thích thú khi được cha tắm rửa, cột tóc, chọn quần áo, ru ngủ, ôm ấp,… và không muốn ai thay thế. Các bé gái cũng thể hiện tình cảm quý mến cha của chúng.

Ngược lại, trẻ ghen tị, tranh giành với mẹ khi mẹ động chạm hoặc thân mật với cha. Đó là do tính dục nữ luôn bị thu hút bởi những tính nam trưởng thành, mạnh mẽ.

Sự ngưỡng mộ, quý mến, tự hào về cha sinh ra sự chiếm hữu tuyệt đối. Trẻ sẽ cảm thấy bức xúc, khó chịu khi thấy cha quan tâm và lo lắng cho mẹ hoặc chị em gái.

Phức cảm Oedipus cũng có thể giải thích về xu hướng thích em gái, và có biểu hiện ghen tị, ghen ghét em trai của các bé trai. Tâm lý này có thể gây nhiều xung đột gia đình.

Những bé gái cũng tương tự. Trẻ thường bị thu hút bởi những người khác giới lớn hơn như cha hoặc anh trai.

Nguyên nhân dẫn đến phức cảm Oedipus

Độ tuổi từ 3 đến 6 là khi trẻ bắt đầu hình thành, định hình tâm sinh lý, và xu hướng tính dục của mình. Những mong muốn bản năng và vô thức về vấn đề tình dục cũng bắt đầu phát sinh.

Những đứa trẻ sẽ bị thu hút bởi đối tượng gần gũi chúng nhất trong giai đoạn hình thành. Vì thế chúng mong muốn chiếm lấy toàn bộ sự yêu thương, quan tâm từ cha mẹ khác giới.

Xét về mặt sinh lý khoa học, mẹ và con trai, hoặc cha và con gái, khác nhau về giới tính sinh học. Do đó hai bên sẽ bị thu hút nhau một cách vô thức.

Nguyên nhân của phức cảm Oedipus
Con cái thường bị thu hút giới tính bởi cha/mẹ khác giới của mình

Thu hút không có nghĩa là có tình cảm nam nữ. Đây chỉ là tâm lý muốn gần gũi, và quan tâm nhiều hơn đến đối phương khác giới của mình.

Đây là vấn đề về tâm lý nên không có nguyên nhân cụ thể. Để tâm sinh lý phát triển bình thường, mọi đứa trẻ đều cần phải trải qua giai đoạn này.

Phức cảm Oedipus ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Phức cảm Oedipus có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành giới tính và tâm sinh lý của trẻ. Những tác động này là tích cực hay tiêu cực còn tùy vào cách giáo dục của cha mẹ.

1. Tác động tích cực

Đầu tiên, cần khẳng định phức cảm Oedipus không phải là bệnh. Phức cảm này cũng không vi phạm yếu tố đạo đức. Đây là giai đoạn bắt buộc mà trẻ phải trải qua.

Chỉ khi vượt qua phức cảm Oedipus, tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách của trẻ mới hoàn thiện. Cảm giác ghen tị, cạnh tranh, sợ mất đi người yêu thương sẽ dẫn đến nỗi lo bị trách phạt.

Đứa trẻ hình thành những nỗi sợ phi lý và có phần cường điệu hóa. Để phòng vệ lại những suy nghĩ đó, trẻ con bắt đầu đồng nhất hóa, và hình thành cái gọi là siêu tôi.

Siêu tôi (Superego) là những suy nghĩ được tạo nên bởi sự tiếp nhận những quy tắc đạo đức, luân lý từ gia đình hoặc xã hội. Siêu tôi hình thành giúp đè nén phức cảm Oedipus.

Đứa trẻ bắt đầu tiếp thu đặc tính và giá trị của người cha. Từ đó, người cha sẽ trở thành trở thành một tấm gương khiến đứa trẻ muốn học hỏi và trở thành.

Sau quá trình đồng nhất hóa, đưa trẻ có thể định hình được rõ ràng hơn về giới tính và xu hướng tính dục của mình. Đây là giai đoạn phụ huynh cần quan tâm, hướng dẫn để trẻ đi đúng hướng.

ảnh hưởng của phức cảm Oedipus
Phức cảm Oedipus là  phản ứng bình thường của trẻ khi bắt đầu có nhu cầu nhận thức và khám phá giới tính.

Nếu không có sự chỉ dẫn và dạy dỗ hợp lý, rất dễ có những tư tưởng lệch lạc và sinh ra tâm lý ỷ lại ở trẻ. Một số trẻ không thể bộc lộ và giải tỏa những kích thích của cơ thể sẽ dễ chuyển hóa thành bệnh.

2. Tác động tiêu cực

Nếu trẻ không thể vượt qua  giai đoạn đồng nhất hóa, chúng sẽ không thể rời xa người cha hoặc mẹ khác giới. Chúng chiếm hữu, và phụ thuộc không lành mạnh vào cha hoặc mẹ.

  • Có  tâm lý thù ghét chính cha hoặc mẹ mình mà không cần lý do.
  • Tình trạng hiểu lầm và xung đột gia đình tăng cao
  • Trẻ có xu hướng tìm kiếm, áp đặt người yêu dựa trên tiêu chuẩn của cha/mẹ về ngoại hình, cách sinh hoạt, sở thích, thói quen,…
  • Hình thành tính cách cực đoan, khó chịu
  • Thích áp đặt và giành quyền kiểm soát mọi thứ.
  • Không thể định hình bản thân cần phải làm gì và mong muốn điều gì.
  • Hình thành suy nghĩ lệch lạc, nhân cách xấu

Cách giải quyết phức cảm Oedipus

Phức cảm Oedipus sẽ được giải quyết nếu suy nghĩ bắt đầu đồng nhất hóa. Thật chất, quá trình này sẽ xảy đến một cách tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc hay liệu pháp tâm lý nào.

Mọi đứa trẻ sẽ có cách phát triển riêng, và tự giải quyết vấn đề này. Nhưng bên cạnh đó, cha mẹ và xã hội cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ để con vượt qua nhanh chóng hơn.

1. Phụ huynh

Cha mẹ có thể giúp con vượt qua giai đoạn phức cảm nhanh chóng hơn bằng cách tâm sự và chia sẻ với con thật nhiều. Đừng vị sự bận rộn của mình mà để lỡ mất giai đoạn này của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kiến thức về giáo dục giới tính. Truyền đạt một cách nghiêm túc, dễ hiểu và khoa học để tránh trẻ có những suy nghĩ lệch lạc.

Cách giải quyết phức cảm Oedipus
Độ tuổi từ 3-6 tuổi là thời điểm “vàng” của việc phát triển não bộ, nên trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh.

Những đứa trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi  thấy cha mẹ yêu thương nhau. Nhưng phụ huynh cũng nên lưu ý, hãy thể hiện tình cảm thân mật đúng chỗ và đúng thời điểm.

Cha mẹ cần tránh các hành động quá nhạy cảm, không phù hợp trước mặt con cái. Điều này khiến trẻ tò mò và muốn thực hiện theo.

Nhiều phụ huynh nhầm giữa phức cảm Oedipus với sự bức xúc, sợ hãi, căm ghét của trẻ do bị đòn roi, bị đối xử bất công,… Phụ huynh phải xác định rõ để kịp thời xử lý, tránh gây ra các sang chấn tâm lý ở trẻ.

2. Xã hội

Những đứa trẻ cũng có thể vượt qua phức cảm Oedipus bằng việc tiếp nhận các yếu tố bên ngoài như: đạo đức, quy chuẩn xã hội, tôn giáo, đạo lý,…

  • Tạo ra một môi trường, cộng đồng lành mạnh để trẻ phát triển và hình thành nhân cách đúng đắn.
  • Hỗ trợ và đồng hành trẻ trong những hoạt động thể chất
  • Giáo dục, truyền đạt kỹ năng bảo vệ bản thân, cách phòng thủ khi gặp nguy hiểm,…
  • Không để trẻ tiếp xúc những sản phẩm phim ảnh, truyện có cái nhìn lệch lạc về tình dục

3. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia

Nếu cha mẹ  không biết cách chia sẻ, hỗ trợ trẻ hiệu quả thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ tư vấn, hướng dẫn cha mẹ kỹ năng trao đổi với trẻ.

Trẻ trong mọi độ tuổi đều có những vấn đề khác nhau, và phức cảm Oedipus là một trong số đó. Trẻ hoàn toàn có thể vượt qua nếu cha mẹ biết cách chăm sóc, hướng dẫn trẻ.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Người ta có câu “Con trai yêu mẹ – con gái yêu bố”. Thật ra đây là biểu hiện bình thường nếu lý giải theo phức cảm Oedipus.

Khái niệm này cho thấy sự phát triển xu hướng tính dục của trẻ em. Cha mẹ cần chú ý quan tâm để có thể đồng hành, chia sẻ để trẻ phát triển đúng đắn, mạnh khỏe.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *