Mục tiêu học tập là gì? Cách xác định và thiết lập cho giới trẻ
Học tập mà không có mục đích cụ thể cũng giống như người lữ hành lạc giữa sa mạc mênh mông, không biết đi đâu về đâu. Vì thế, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học cần xác định mục tiêu học tập ngay từ sớm để tạo động lực phấn đấu cho bản thân, giúp bản thân đi đúng hướng và gặt hái thành công.
Mục tiêu học tập là gì?
Mục tiêu học tập là những mong ước chúng ta muốn đạt được sau khi kết thúc khóa học hay năm học. Muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta rất cần động lực. Động lực là sức mạnh nội tại, là thứ được truyền cảm hứng từ chính bản thân hay những người xung quanh, khuyến khích chúng ta cố gắng hơn từng ngày.
Mỗi bạn học sinh, sinh viên sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu và động lực phấn đấu riêng cho mục đích mà các bạn hướng tới. Do đó việc xác định mục tiêu học tập cũng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ có bạn đặt mục tiêu ra trường với tấm bằng giỏi, nhưng có bạn chỉ đặt mục tiêu ở mức khá.
Mục tiêu khác nhau dẫn đến động lực và phương pháp đạt đến mục tiêu cũng không giống nhau. Các bạn học sinh, sinh viên hoàn toàn có thể đặt mục tiêu vừa tầm, hoặc cao hơn bình thường để tạo động lực cố gắng mạnh mẽ hơn. Mục tiêu học tập giúp các bạn học sinh thúc đẩy bản thân tiến bộ, không rơi vào cảm giác chán nản hay mất phương hướng.
Học sinh cấp 3 và sinh viên đại học là những đối tượng rất cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng, và cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra. Học sinh cấp 3, đặc biệt là lớp 12, sẽ đối mặt với kỳ thi đại học quan trọng. Thế nên mục tiêu hàng đầu của các em là đạt thành tích cao và đậu vào ngôi trường mơ ước.
Cấp 3 là giai đoạn quan trọng và là bước đệm để các em tự tin hơn trước khi bước vào môi trường đại học. Các em cần xác định bản thân giỏi và yêu thích ngành học nào, trường đại học nào để lên kế hoạch chi tiết cho 3 năm phổ thông. Tập trung vào thế mạnh của bản thân là cách đúng đắn để mang đến kết quả tốt nhất.
Còn với sinh viên, mục tiêu hàng đầu là có nền tảng kiến thức vững chắc nhằm đảm bảo cơ hội việc làm, cũng như đáp ứng điều kiện ra trường đúng hạn. Môi trường đại học là môi trường hoàn toàn tự chủ, thế nên học thể nào là dựa vào bản thân mỗi sinh viên, giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn và đánh giá kết quả cuối cùng.
Khác với áp lực khi còn học phổ thông, áp lực của sinh viên đại học đến từ nhiều phương diện như tài chính, thời gian, điều kiện ăn ở, học hành, việc làm thêm, và những rắc rối phát sinh khác. Các bạn cũng phải tự lo lắng mọi thứ trong cuộc sống. chứ không còn được cha mẹ lo lắng bảo bọc như thời còn bé.
Vào những lúc này, mục tiêu học tập sẽ là động lực để các bạn sinh viên không ngừng cố gắng, khắc phục những khó khăn, thử thách và áp lực. Ngoài ra, việc xác định mục tiêu, sau đó lập kế hoạch chi tiết cho những việc cần làm có thể giúp các bạn sinh viên quản lý thời gian và công việc tốt hơn, tránh stress, căng thẳng dẫn đến trầm cảm.
Tác hại khi không xác định mục tiêu học tập từ sớm
Đối với nhiều bạn, việc xác định mục tiêu học tập rất khó khăn. Một phần vì các bạn đã quen sự bảo bọc, làm theo ý muốn của cha mẹ hay thầy cô, không có khả năng tự quyết định những vấn đề của bản thân. Một phần vì các bạn vẫn còn mông lung với tương lai, chưa có suy nghĩ về những mục tiêu xa hơn.
Thậm chí nhiều bạn vào đại học theo ý nguyện của cha mẹ, do đó các bạn không thiết tha với những dự định trong tương lai mà có tư tưởng “học đại”, “học cho xong” để cha mẹ vừa lòng. Quá trình học tập không có mục tiêu, không có động lực cố gắng khiến cuộc sống sinh viên tẻ nhạt, trôi qua vô ích mà không có bất cứ giá trị gì.
Chúng ta cần biết, không xác định mục tiêu học tập từ sớm sẽ ảnh hưởng đến phương hướng và kế hoạch của các bạn học sinh, sinh viên. Các bạn không có mục đích phấn đấu rất dễ cảm thấy chán nản, mất đi sự tự giác trong quá trình học tập, dễ bị xao nhãng bởi những thú vui và lời rủ rê từ bạn bè.
Mục đích học tập là đích đến của quá trình không ngừng nỗ lực hấp thu kiến thức, không ngừng hoàn thiện bản thân để hướng đến tương lai xa hơn. Sự tập trung và nghiêm túc chỉ được thể hiện khi chúng ta có quyết tâm và lên kế hoạch tỉ mỉ cho quá trình thực hiện. Nếu không, các bạn loay hoay không biết nên làm gì, cuối cùng không việc nào ra việc nào.
Nếu không có mục tiêu hay động lực, các bạn học sinh, sinh viên sẽ giống như một người lữ hành trên sa mạc, mãi mãi không tìm thấy phương hướng chính xác để thoát khỏi khó khăn. Mục tiêu giúp ta không ngừng tiến về phía trước, cũng như biết nên làm gì trước, làm gì sau để đạt đến mục đích cuối cùng.
Ngoài ra, việc không xác định mục đích học tập cũng có thể khiến thời gian biểu của sinh viên học sinh mất cân bằng. Thời gian vui chơi nghỉ ngơi quá nhiều, thời gian học ít dẫn đến không hoàn thành bài tập, không đạt kết quả tốt trong thi cử. Sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng dẫn đến những vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Làm sao để xác định chính xác mục tiêu học tập ?
Mục tiêu học tập của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào sở thích, khả năng và tham vọng trên con đường chinh phục ước mơ. Có bạn đặt mục tiêu phù hợp với khả năng, nhưng có bạn lại đặt mục tiêu cao hơn để thách thức bản thân và tìm cách vượt qua giới hạn.
Vậy, làm sao để xác định chính xác mục tiêu học tập và thiết lập mục tiêu hiệu quả? Các bạn có thể áp dụng nguyên tắc SMART, với SMART là từ viết tắt của 5 yếu tố bao gồm: Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể tính toán), Attainable (Có tính khả thi), Relevant (Phù hợp, liên quan) và Time-bound (Giới hạn về thời gian)
Hiểu đơn giản là khi bạn đưa ra một mục tiêu cho bản thân, mục tiêu đó phải là một mục tiêu cụ thể (đạt điểm 10 bài kiểm tra Toán), có thể tính toán quy trình thực hiện, mang tính khả thi (không vượt quá khả năng), phù hợp với điều kiện đặt ra, và có giới hạn về thời gian thực hiện.
Nếu mục tiêu học tập đáp ứng 5 yêu cầu nêu trên, khả năng hiện thực hóa mục tiêu này sẽ cao hơn. Muốn vậy, chúng ta cần chú ý một số yếu tố quan trọng được đề cập dưới đây để xác định xem, mục tiêu mà bạn đề ra có hợp lý, mang tính khả thi cao và hiệu quả hay không.
1. Xác định thế mạnh và mong muốn
Mục tiêu nên xuất phát từ thế mạnh và mong muốn của bản thân thì mới có hiệu quả. Ví dụ bạn mong muốn trong 6 tháng ôn tập có thể đạt được IELTS 5.5, thế mạnh của bạn là phần đọc – viết, nhưng phần nghe – nói lại không đạt yêu cầu. Như vậy, mục tiêu đặt ra là cải thiện hai kỹ năng nghe và nói, trong khi vẫn phải giữ vững điểm số hai kỹ năng đọc – viết.
Khi đã biết bản thân giỏi gì và cần gì, bạn sẽ có thể lên kế hoạch chi tiết cho từng buổi học, những việc cần làm để cải thiện những kỹ năng chưa giỏi. Song song với đó cũng không ngừng ôn tập hai kỹ năng là đọc – viết để điểm số được giữ ở mức cân bằng. Không nên quá nghiêng về một phương diện và bỏ qua những phương diện khác.
2. Xác định năng lực bản thân.
Mong muốn cũng cần phù hợp với năng lực bản thân. Nếu bạn hoàn toàn không có khả năng đạt đến mục tiêu mà vẫn cố chấp theo đuổi, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất động lực phấn đấu, và tuyệt vọng vì đã đủ mọi cách vẫn không thể đạt được điều mình mong muốn.
Do đó, suy nghĩ cứ đặt mục tiêu cao để tạo động lực phấn đấu không chính xác trong mọi hoàn cảnh. Mục tiêu cao bao nhiêu là đủ? Và bạn có năng lực thực hiện nó hay không? Mục tiêu khác với mơ ước hay ảo tưởng. Do đó, chọn mục tiêu vừa sức và phù hợp với năng lực là điều các bạn học sinh, sinh viên cần chú ý.
Đương nhiên, việc đặt mục tiêu bất khả thi là điều không được khuyến khích, vì nó rất dễ khiến các bạn học sinh thất vọng và xuống tinh thần khi mọi nỗ lực đều thất bại. Tuy nhiên, đặt mục tiêu học tập cao hơn tiêu chuẩn bình thường một chút để thoát khỏi vùng an toàn và đột phá giới hạn của bản thân cũng là việc nên làm.
3. Chọn lọc và sắp xếp mục tiêu theo thứ tự ưu tiên
Khi đã xác định năng lực bản thân và mục tiêu hướng đến, các bạn sẽ lên kế hoạch chi tiết để hoàn thành mục đích. Bây giờ, mục tiêu chính hay mục tiêu tổng quát sẽ được chia thành những mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục đích của việc phân chia là khuyến khích bản thân không ngừng cố gắng thông qua những thành công nhỏ.
Mục tiêu dài hạn sẽ là mục tiêu lớn cần hoàn thành trong một học kỳ, một năm học, hoặc mục tiêu trước khi ra trường cần đạt đến. Mục tiêu dài hạn không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, yêu cầu nhiều bước và thường ít có biến động. Chúng ta thường không thay đổi mục tiêu chính, vì đó là đích đến cho mọi nỗ lực và kế hoạch.
Việc thực hiện một mục tiêu dài hạn, kéo dài từ vài tháng đến một năm rất dễ gây cảm giác nhàm chán, vì chúng ta không thấy được những thành công và cảm giác hài lòng để khích lệ tinh thần. Thay vào đó, việc chia nhỏ mục tiêu thành các nhiệm vụ ngắn hạn có tác dụng kích thích sự cố gắng của người thực hiện.
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu thực tế, nằm trong khả năng, và có thời gian ngắn nên được ưu tiên thực hiện trước. Những mục tiêu ngắn hạn được tách ra từ mục tiêu dài hạn, nhằm mang đến cảm giác hài lòng, cảm giác thành tựu, và tạo bước đà đẩy mạnh tinh thần cho việc thực hiện những mục tiêu về sau.
Mục tiêu ngắn hạn không có tính chất cố định, mà hoàn toàn có thể thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Các bạn sinh viên học sinh có thể linh hoạt sắp xếp vị trí ưu tiên của các mục tiêu ngắn hạn, nhằm ứng phó với nhu cầu của bản thân hay yêu cầu của nhà trường.
Từng bước hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn. Do đó bạn cần duy trì quá trình hoàn thành mục tiêu học tập, tìm kiếm niềm vui và động lực từ những thành công nho nhỏ để bản thân cảm thấy vui vẻ, tự hào, suy nghĩ tích cực và cố gắng hơn.
4. Tạo thói quen và nghiêm khắc với bản thân
Mục tiêu có được lên kế hoạch và thực hiện hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của các bạn dành cho việc học. Nếu bạn không nghiêm khắc, đốc thúc bản thân tự cố gắng để hoàn thành từng mục tiêu thì việc đặt ra mục tiêu học tập sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
Tính khả thi trong việc thực hiện một mục tiêu nằm ở nhiều yếu tố. Ngoài việc mục tiêu đó phù hợp với khả năng của người thực hiện, chính các bạn học sinh sinh visn cũng cần tạo thói quen học tập tốt, đảm bảo tuân thủ những quy tắc mà kế hoạch và mục tiêu học tập đề ra, không để những yếu tố khác làm xao nhãng.
Thực hiện những mục tiêu ngắn hạn hàng ngày để tạo thói quen tập trung, kiên trì với mục tiêu đã đề ra. Đây sẽ là thói quen tốt giúp bạn luôn hoàn thành mục tiêu đúng hạn, không bị trễ hay thiếu sót bài vở những lúc cần nộp bài. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách tạo động lực cho bản thân bằng hình thức thưởng và phạt.
Nếu đã đặt ra kế hoạch và mục tiêu thì phải hoàn thành đúng hạn. Nếu bạn làm đúng như kế hoạch, bạn có thể thưởng cho mình những phút giây nghỉ ngơi, xem phim hay đọc sách. Nhưng nếu không hoàn thành, bạn cũng nên có những hình phạt nhất định như hôm đó không được lướt Facebook chẳng hạn, để nhắc nhở bản thân cố gắng.
5. Tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Với những bạn học sinh phổ thông, hoặc những bạn sinh viên vừa bước chân vào giảng đường đại học, chắc chắn nhiều bạn vẫn còn bỡ ngỡ và chưa có suy nghĩ gì về những dự định tương lai. Vì thế các bạn cũng chưa tìm được mục tiêu học tập thật sự, mà chỉ học như một lẽ dĩ nhiên.
Các bạn không có phương hướng cụ thể, và cũng không nhận được sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm. Hiểu được những băn khoăn và khó khăn mà các bạn học sinh, sinh viên đang phải đối mặt, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam quyết định đồng hành, giúp đỡ các bạn xác định mục tiêu học tập trong năm học mới.
THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 là chương trình bổ ích, ý nghĩa mà NHC Việt Nam muốn gửi đến các bạn học sinh sinh viên nhằm giúp cho các bạn tìm ra sở thích, thế mạnh, xác định ước mơ, tạo động lực, có mục tiêu đúng đắn, và lên kế hoạch để có một năm học mới thật thành công.
Chương trình bao gồm những chuyên gia tâm lý có nhiều kinh nghiệm, tận tâm với nghề từ NHC Việt Nam. Các chuyên gia sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, đồng hành như những người bạn thân thiất, và luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bạn một cách đầy chuyên nghiệp.
Thông qua chương trình, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam muốn giúp các bạn học sinh, sinh viên vẫn đang mờ mịt về mục tiêu, mục đích của bản thân trong học tập có một tâm thế vững chắc hơn để đối diện với năm học mới. Hy vọng các em và các bạn có một năm học vui vẻ, thành công và đạt được ước muốn.
Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về mục tiêu học tập của các bạn học sinh, cũng như làm sao xác định mục tiêu một cách chính xác, và lên kế hoạch thực hiện. Mục tiêu học tập là điều không thể thiếu để giúp các bạn học sinh có động lực hơn trong học tập, hướng đến thành công trong tương lai, và là một công dân mẫu mực.
Có lẽ bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!