Hành trang chuẩn bị vào đại học: 7 điều dành cho tân sinh viên

Đại học là một trong các bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Việc được theo học tại các ngôi trường đại học danh tiếng là mơ ước của rất nhiều các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để gắn bó với môi trường đại học trong suốt 3 đến 4 năm thì các bạn tân sinh viên cũng cần phải chuẩn bị hành trang vững chắc trước khi bước vào môi trường mới với nhiều điều xa lạ, mới mẻ.

chuẩn bị vào đại học
Sau khi nhận tin trúng tuyển, các tân sinh viên cần nhanh chóng chuẩn bị hành trang để bước vào môi trường học tập mới.

Tân sinh viên cần chuẩn bị hành trang gì khi bước vào đại học?

Nếu so sánh với các thế hệ trước thì những tân sinh viên của hiện nay sẽ cảm thấy đỡ áp lực, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn bởi các em có thể dễ dàng cập nhật thông tin, tiếp cận với nhiều kiến thức trên giảng đường đại học thông qua internet. Tuy nhiên, việc rời xa vòng tay ba mẹ để đến với một môi trường học tập, một cuộc sống tự lập mới lại là một trong những nỗi lo lắng, căng thẳng đối với hầu hết tân sinh viên.

Phần lớn các sinh viên năm nhất hiện nay đều là những cô nàng, anh chàng ở nhiều tỉnh thành khác nhau tụ hội về một ngôi trường đại học trọng điểm. Sau khi trải qua hành trình ôn luyện vất vả, khi nhận được kết quả đậu tuyển lúc nào cũng khiến cho các tân sinh viên vỡ òa trong hạnh phúc nhưng xen lẫn vào đó là sự lo lắng về việc cần chuẩn bị hành trang gì khi vào đại học.

Không chỉ là cảm giác xa nhà, phải trưởng thành để có được cuộc sống độc lập, tự chủ mà cả việc làm sao để thích ứng tốt với môi trường giảng dạy trên bậc đại học. Cũng bởi, khác hẳn với những chương trình học tập của cấp 1,2,3 sinh viên thường phải có sự chủ động và tự giác hơn trong thời gian học đại học, phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng sẽ hoàn toàn mới mẻ khiến cho nhiều em khó có thể thích ứng và cảm thấy áp lực.

Tuy nhiên, nếu có thể chuẩn bị sẵn sàng ngay từ bây giờ, các bạn tân sinh viên hoàn toàn có thể an tâm và vững lòng tin để bước vào chặng đường học tập mới. Dưới đây là một số thông tin chi tiết để giúp cho các em giải đáp được cho thắc mắc “Cần chuẩn bị hành trang gì khi bước vào đại học?”.

1. Tân sinh viên cần ổn định chỗ ở

Chỗ ở chính là một trong các yếu tố cần đặc biệt quan tâm và chuẩn bị trước khi nhập học, đặc biệt là đối với các tân sinh viên ở những tỉnh thành xa cần phải dành thời gian để tìm kiếm và đăng ký chỗ ở ngay từ sớm. Hiện nay, sinh viên có khá nhiều các lựa chọn về chỗ ở.

Đối với những tân sinh viên thì thường ưu tiên lựa chọn việc ở ký túc xá ngay tại gần trường để thuận tiện cho việc đi lại và cũng đảm bảo được an ninh. Một số khác có thể chọn thuê nhà trọ bên ngoài, ở nhờ nhà người thân hoặc nếu điều kiện kinh tế thuận lợi hơn thì có thể chọn ở nhà riêng, chung cư,…

vào đại học cần chuẩn bị gì
Ký túc xá thường là lựa chọn của nhiều tân sinh viên xa nhà.

Tuy nhiên, đối với các bạn lần đầu tiên xa nhà, chưa quen với cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp của các thành phần trọng điểm thì nên tránh lựa chọn việc ở một mình. Thời gian đầu hãy tìm kiếm cho mình những “người bạn cùng phòng” để có thể hỗ trợ, san sẻ cùng nhau trong đời sống xa nhà.

Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế thấp thì nên ưu tiên cho các con ở ký túc xá. Phần lớn các trường đại học đều có xây dựng ký túc xá với phòng ốc khang trang, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu ăn ở của các bạn sinh viên ở xa, đồng thời chi phí hàng tháng cũng vô cùng rẻ. Hoặc nếu lựa chọn thuê nhà, các bạn sinh viên cũng nên ưu tiên lựa chọn các khu vực gần trường học và đảm bảo an ninh.

2. Tìm hiểu về ngôi trường đại học

Tìm hiểu về trường đại học là một trong những hành trang cần phải chuẩn bị khi trở thành tân sinh viên đại học. Đây chính là ngôi trường sẽ gắn bó và đồng hành cùng bạn trong suốt 3-4 năm sắp đến và chính là môi trường mà bạn cần phải thích nghi, phát triển tốt.

Do đó, ngay sau khi có giấy báo đậu đại học, các tân sinh viên hãy dành thời gian để tìm hiểu về ngôi trường mà mình sẽ theo học. Việc hiểu rõ về một số thông tin cơ bản của trường, ví dụ như vị trí, các cơ sở, ngành học, các câu lạc bộ,…để có thể biết thêm những kiến thức về ngôi trường đại học.

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển vượt trội của công nghệ nên các tân sinh viên sẽ dễ dàng tham khảo thông tin qua rất nhiều hình thức. Đối với các trường đại học, bạn có thể tìm kiếm trên website, fanpage, confession của trường và khoa mà bạn sẽ theo học để biết thêm về những “bí mật” của trường.

Bên cạnh đó, các tân sinh viên cũng nên sắp xếp thời gian check-in trường học trước vài ngày nhập học để có thể khám phá được khuôn viên của trường, biết được sơ đồ các địa điểm cần thiết để có thể thuận tiện hơn trong việc học và sinh hoạt tại đây. Bạn cần ghé qua các dãy phòng học, thư viện, phòng đào tạo, căn tiên, văn phòng khoa,…để có thể biết rõ hơn về ngôi trường của mình.

3. Chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ nhập học

Hồ sơ nhập học là thứ không thể thiếu khi các bạn tân sinh viên chuẩn bị bước vào môi trường học tập mới. Sau khi nhận được kết quả trúng tuyển, bạn cũng sẽ được thông báo về những hồ sơ, thông tin cần phải chuẩn bị để tiến hành các thủ tục nhập học tại trường đại học.

vào đại học cần chuẩn bị gì
Các tân sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập học đúng theo yêu cầu của nhà trường.

Các tân sinh viên cần nắm rõ về thời gian nhập học, học phí của trường, các giấy tờ cần chuẩn bị để đáp ứng tốt yêu cầu của nhà trường. Do đó, bạn cần xem kỹ giấy báo trúng tuyển xem trường có những yêu cầu gì hoặc có thể tham khảo ý kiến của các anh chị khóa trước để có thêm thông tin chi tiết, thực tế hơn.

4. Các kỹ năng học tập, quản lý thời gian

Nếu đang thắc mắc về những hành trang cần chuẩn bị khi bước vào đại học thì các kỹ năng học tập, quản lý thời gian là câu trả lời mà các tân sinh viên không thể bỏ qua. Như đã chia sẻ, cách giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học hoàn toàn khác với những bậc trung học phổ thông nên việc trang bị kỹ năng học tập là điều vô cùng cần thiết của mỗi cá nhân.

Một lớp đại học có thể có đến hàng trăm sinh viên nên giảng viên dường như không có thời gian để dành sự quan tâm đặc biệt cho từng cá nhân. Phần lớn các giảng viên đại học chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn bài học chung cho các sinh viên chứ không thể theo sát để nhắc nhở, rèn luyện cho từng em.

Do đó, các tân sinh viên cần phải rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu ngay trước khi bước vào giảng đường đại học. Theo đó, các tiết học trên lớp sẽ chiếm khoảng 30% sự thành công, còn 70% còn lại sẽ phụ thuộc vào sự tự giác, siêng năng tìm tòi, học hỏi của sinh viên ngoài giờ.

Khi tự học, các bạn sinh viên có thể lựa chọn những nơi yên tĩnh, thoáng mát như thư viện, phòng tự học của trường để dễ dàng dung nạp kiến thức. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng cần biết cách sắp xếp, lên kế hoạch học tập, nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp để đảm bảo tốt về đời sống cá nhân.

Khác hẳn với các cấp học dưới, sinh viên đại học ngoài việc học tập còn phải tự chăm sóc cho bản thân, tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi lành mạnh. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cũng là một trong các yếu tố quan trọng, cần thiết đối với mỗi tân sinh viên, giúp các bạn có thể dễ dàng thích ứng với môi trường học tập mới, đảm bảo cả việc học và việc sinh hoạt, vui chơi.

5. Chuẩn bị kế hoạch chi tiêu hợp lý

Chi tiêu tài chính cũng là một trong các vấn đề cần được chuẩn bị cho các tân sinh viên chuẩn bị rời xa vòng tay của ba mẹ. Các bạn sinh viên năm nhất thường vẫn sẽ cần sự chu cấp từ gia đình để có thể đảm bảo tốt cuộc sống và các chi phí học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Đối với một số bạn trẻ, lên đại học có thể là một trong các bước ngoặt đầu đời bởi đây là lần đầu tiên phải xa gia đình, phải bước vào cuộc sống độc lập, tự chi tiết cho tất cả các phí sinh hoạt. Vì thế, để tránh tình trạng “cháy túi” thì các bạn tân sinh viên cũng cần học kỹ năng về quản lý chi tiêu, đặc biệt là những gia đình có điều kiện kinh tế không quá khá giả.

những thứ cần chuẩn bị cho tân sinh viên
Kỹ năng chi tiêu hợp lý là hành trang rất cần thiết cho những bạn trẻ chuẩn bị lên đại học.

Đối với những sinh viên thuê nhà ở, việc lựa chọn chỗ ở và sắm sửa các vật dụng cần thiết là điều nên làm từ sớm. Tuy nhiên, để tránh vung tiền quá mức bạn cũng cần lên danh sách cụ thể cho các món đồ muốn mua, lựa chọn đồ dùng với mức chi phí phù hợp nhất. Ngoài ra, đối với sinh viên thì việc trang bị một chiếc laptop cũng là một trong các dụng cụ thiết yếu bởi trên giảng đường đại học bạn có thể phải liên tục thuyết trình, tìm kiếm tài liệu, làm bài trực tuyến,…

Còn trong đời sống thường ngày, các bạn sinh viên cũng cần có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mức chi phí mà gia đình chu cấp hàng tháng. Việc này sẽ giúp bạn biết rõ nên đầu tư vào những thứ gì, hạn chế việc sử dụng tiền quá mức dẫn đến tình trạng chỉ mới nửa tháng đã tiêu sạch tiền trong ví.

6. Sắp xếp phương tiện di chuyển

Phương tiện di chuyển cũng là một trong các vấn đề cần được quan tâm của các tân sinh viên khi chuẩn bị bước vào đại học. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi cá nhân mà bạn có thể lựa chọn đi xe bus, xe máy, xe đạp hoặc có thể đi bộ đến trường.

Đối với cuộc sống sinh viên thì xe bus có lẽ là phương tiện thông dụng và thuận tiện nhất để các bạn có thể đi lại khi chưa quen đường xá. Hoặc đối với các bạn ở xa trường, có điều kiện tốt thì cũng có thể chuẩn bị một chiếc xe máy để trở thành “người bạn đồng hành” trong 4 năm đại học sắp đến.

Ngoài ra, khi đến một thành phố mới, các bạn tân sinh viên cũng nên học cách sử dụng các ứng dụng như Bus Map, Google Maps để giúp cho việc di chuyển được thuận tiện hơn. Hoặc nếu khó khăn trong việc tìm đường thì bạn cũng có thể nhờ đến các ứng dụng đặt xe phổ biến hiện nay để có thể chủ động trong việc đi lại.

7. Chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần

Hành trang sau cùng mà các tân sinh viên cần chuẩn bị trước khi bước vào đại học đó chính là một tinh thần thoải mái, lạc quan. Thay vì cứ mãi lo nghĩ, căng thẳng và tự tạo áp lực cho bản thân thì các bạn sinh viên năm nhất cần duy trì một tâm lý thoải mái, tích cực để chuẩn bị tốt cho chặng đường học tập sắp đến.

những thứ cần chuẩn bị cho tân sinh viên
Một tinh thần thoải mái, tích cực là điều không thể thiếu của các tân sinh viên đại học.

Việc bở ngỡ khi trở thành tân sinh viên, khi phải rời xa vòng tay của ba mẹ và đến một thành phố mới để sinh sống là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự lo lắng không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề mà thậm chí nó còn khiến cho trạng thái của bạn trở nên tồi tệ, khiến bạn khó có thể tập trung tốt vào việc học.

Trong giai đoạn nghỉ hè, các bạn có thể dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng để bù đắp cho những tháng ngày ôn luyện thi vất vả, mệt mỏi. Song song với đó, hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội để giúp bản thân thêm vui vẻ, gia tăng kỹ năng giao tiếp, phát triển sự tự tin, năng động để có thể sớm thích nghi với môi trường mới, dễ dàng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh ở ngôi trường đại học.

những thứ cần chuẩn bị cho tân sinh viên
NHC tổ chức chường trình Thiết lập mục tiêu thổi bùng động lực dành cho các học sinh, sinh viên trong dịp hè.

Việc chuẩn bị hành trang để bước vào đại học là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi tân sinh viên. Đồng hành cùng chặng đường này, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã xây dựng chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 để giúp các tân sinh viên cùng phụ huynh giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng và xây dựng mục tiêu , định hướng rõ ràng cho chặng đường học tập sắp đến.

Chương trình được thiết kế bài bản, khoa học và chuyên nghiệp với sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý hàng đầu tại NHC. Chương trình được thực hiện với 6 hoặc 10 buổi đồng hành trực tiếp giữa chuyên gia và khách hàng để tư vấn học đường, hỗ trợ đặt mục tiêu, chuẩn bị hành trang và các trải nghiệm thiên nhiên cực kỳ hấp dẫn, lý thú.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết để giúp cho các tân sinh viên có thể chuẩn bị đầy đủ các hành trang để bước vào đại học. Môi trường đại học chính là nền tảng để giúp các bạn trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng và trưởng thành hơn nên chúng ta cần phải có sự trang bị kỹ lưỡng trong giai đoạn này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *