Động lực học tập: Ý nghĩa, cách tạo và duy trì hiệu quả

Động lực học tập là điều mà bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng cần sở hữu. Tuy nhiên, với sự khắt khe, áp lực của việc học hiện nay thì tình trạng mệt mỏi, chán nản và quá tải là rất khó tránh khỏi. Do đó, cần biết cách thổi bùng động lực để luôn cảm thấy hào hứng với việc học và đạt được kết quả tốt nhất.

Động lực học tập
Động lực học tập tạo sự thôi thúc hành động và mang đến nguồn năng lượng tích cực khi học.

Động lực học tập là gì?

Học tập là một hành trình dài luôn được ưu tiên thực hiện đối với mỗi con người. Việc học tập được thực hiện ngay từ khi chúng ta vừa mới chào đời và kéo dài cho đến lúc chết đi.

Học tập giúp chúng ta bổ sung thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để có thể áp dụng hiệu quả vào nhiều khía cạnh trong đời sống, giúp ta có thể đạt được nhiều thành công hơn. Bên cạnh đó, học tập còn bồi dưỡng tốt về cả cảm xúc, nhận thức và những cảm nhận của bản thân về cuộc sống, giúp chúng ta biết cách ứng xử, hòa nhập với cộng đồng.

Không chỉ là quá trình học tập tại trường lớp, tiếp cận những kiến thức có trong sách vở mà mỗi con người còn phải trải qua quá trình học làm người, học cách để vượt qua khó khăn, thử thách, học cách đối nhân xử thế và vô vàng thứ cần phải học tập trong cuộc sống. Chúng ta không thể học tập trong một sớm một chiều mà đó chính là sự kiên nhẫn, bền bỉ theo thời gian.

Tuy nhiên, trong cuộc sống có muôn vàn khía cạnh khác nhau và không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy có động lực trong học tập. Đặc biệt là đối với sự khắc khe, áp lực trong học tập ngày nay càng khiến cho nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy mệt mỏi, quá tải và mất dần động lực.

Động lực học tập là gì?
Động lực học tập giúp bạn kiên trì và nhẫn nại với mục tiêu, định hướng của bản thân.

Theo đó, động lực học tập chính là sự thúc đẩy bên trong giúp cho chúng ta có thêm niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm. Động lực học tập bao gồm tất cả các yếu tố thôi thúc hành động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu muốn học tập, khơi dậy nguồn năng lượng tích cực, dồi dào bên trong mỗi cá nhân.

Người có động lực học tập luôn mang đến những nguồn năng lượng mới mẻ, lạc quan, tích cực và luôn nhiệt huyết với việc học, sẵn sàng dành thời gian, đối diện với thử thách, căng thẳng để đạt được mục tiêu học tập của bản thân. Cũng chính vì thế mà khi có động lực học tập, chúng ta sẽ gia tăng được năng suất, tính sáng tạo, tư duy giúp cho quá trình học đạt được chất lượng hiệu quả hơn.

Động lực học tập được chia thành 2 loại là động lực bên ngoài và động lực bên trong.

  • Động lực bên ngoài chính là sự tác động từ cá nhân hoặc các yếu tố thúc đẩy nào đó có liên quan đến thưởng phạt. Ví dụ, một người có thể gia tăng động lực học tập khi họ biết rằng mình sẽ nhận được một phần thưởng nào đó sau khi đạt được kết quả tốt.
  • Động lực bên trong là động lực xuất phát từ chính bản thân mỗi con người, nó bắt nguồn từ sự đam mê, yêu thích, khao khát.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của động lực học tập

Động lực học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình học và trau dồi kiến thức của học sinh, sinh viên hoặc bất kể ai trong chúng ta. Nếu có thể duy trì được trạng thái này bạn sẽ luôn cảm thấy tích cực, tràn đầy năng lượng và luôn được thôi thúc hành động để cố gắng đạt được những mục tiêu học tập của bản thân.

Đồng thời, động lực còn là yếu tố thúc đẩy chúng ta hoàn thành việc học ở mức tối đa, đạt được những thành tích tốt và vượt qua rào cản của chính bản thân mình. Ngược lại, những lúc thiếu động lực học tập, bạn sẽ có xu hướng trì hoãn mọi thứ, luôn tìm kiếm lý do để từ chối việc học và hoàn toàn không có bất kỳ nguồn năng lượng tích cực nào để bắt đầu cho quá trình học tập.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì khi có được động lực học tập, chúng ta cũng dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu, tầm nhìn của bản thân đối với quá trình trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Chúng ta sẽ hiểu rõ được những mong muốn của chính mình và có sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực, quyết tâm để đạt được những mục tiêu đã đưa ra.

Động lực học tập
Động lực học tập hạn chế sự trì hoãn, chán nản trong quá trình học và phát triển bản thân.

Hơn thế, động lực học tập còn giúp bạn phát triển tốt về các kỹ năng cần thiết, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kết nối, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng vượt qua căng thẳng, khó khăn,…Động lực giúp chúng ta có thêm niềm tin và sự nhẫn nại để hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được giao phó, từ đó giúp chúng ta phát triển bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống.

Và đặc biệt, động lực chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thất bại và không bao giờ từ bỏ mọi sự cố gắng. Nhờ có động lực học tập mà bạn có thể sở hữu được tư duy tích cực, bình tĩnh trong việc tìm kiếm giải pháp, không bao giờ từ bỏ và sẵn sàng bắt đầu lại dù chặng đường học tập có nhiều thách thức, chông gai.

Làm cách nào để thổi bùng động lực trong học tập?

Như đã chia sẻ, học tập luôn là sự ưu tiên hàng đầu của mỗi cá nhân trong đời sống và việc học góp phần tích cực để giúp chúng ta trở nên tốt đẹp, thành công hơn. Tuy nhiên, có những thời điểm bạn sẽ cảm thấy khá chênh vênh, các động lực dần suy giảm khiến bạn trở nên chán nản, trì hoãn việc học.

Động lực học tập là gì?
Để thổi bùng động lực trong học tập cần có sự nỗ lực của bản thân và sự tác động của các yếu tố bên ngoài.

Vậy làm sao để gia tăng động lực học tập?

1. Xác định rõ mục tiêu học tập

Để có thể duy trì tốt động lực trong học tập, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu và đích đến cuối cùng mà mình cần đạt được. Học tập hay làm bất cứ công việc nào cùng cần có định hướng rõ ràng ngay từ đầu để giúp bạn đi đúng hướng, biết rõ những việc mình cần phải thực hiện và cố gắng cho những dự định của bản thân.

Mục tiêu học tập của mỗi người là khác nhau nên đừng cố gắng chạy theo những ước mơ của người khác mà hãy tập trung vào những điều mà mình đang mong muốn. Khi biết rõ mục tiêu của bản thân, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch cho việc học, xác định rõ những ưu và nhược điểm của bản thân để phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn.

2. Gia tăng động lực nội tại

Động lực học tập được chia thành 2 loại là động lực bên ngoài và động lực bên trong (nội tại). Đối với các động lực bên ngoài thường là do tác động từ các phần thưởng phạt. Ví dụ, khi đạt được thành tích học sinh giỏi, ba mẹ sẽ thưởng cho trẻ một chiếc xe đạp.

Tuy nhiên, việc duy trì và thúc đẩy động lực từ bên ngoài thực chất không có tác dụng dài lâu, thậm chí đến một thời điểm nào đó các tác động không đủ lớn sẽ khiến cho trẻ mất đi hoàn toàn động lực. Do đó, cách tốt nhất đó chính là gia tăng động lực từ bên trong, thúc đẩy sự đam mê từ nội tại.

Nếu động lực học tập xuất phát từ chính niềm đam mê, yêu thích của cá nhân thì nó sẽ có khả năng phát triển bền bỉ và lâu dài. Vì thế, đối với các em học sinh, sinh viên chưa yêu thích học tập thì các bậc phụ huynh, nhà trường hãy tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn để thu hút sự hứng thú của trẻ.

Bên cạnh đó, hãy giúp trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc học, phân tích về những lợi ích mà trẻ sẽ nhận được khi học tập tốt. Khi hiểu được những ý nghĩa to lớn đó trẻ cũng sẽ có ý thức nhiều hơn trong việc học, từ đó nâng cao động lực và tính tự giác trong học tập.

3. Khi mất động lực hãy sắp xếp lại góc học tập của bạn

Sắp xếp lại góc học tập là một trong những cách gia tăng động lực hiệu quả và thường xuyên được áp dụng thành công. Một góc học tập sạch sẽ, ngăn nắp với vài chậu cây xanh, ánh sáng phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn trong việc học.

Ngoài, ra môi trường học tập cũng góp phần cải thiện sự tập trung, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ, tư duy và sáng tạo hơn. Do đó, những lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi thì bạn hãy thử dọn dẹp lại bàn học của mình, sắp xếp mọi thứ theo cách mới mẻ hơn để tạo sự hứng thú trong quá trình học.

Động lực học tập
Sắp xếp lại góc học tập gọn gàng, ngăn nắp chính là cách để bạn có thêm động lực để học hiệu quả, tập trung hơn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc góc học tập của bạn phải là không gian sang trọng, đầu tư hoành tráng. Tùy vào sở thích và điều kiện cá nhân của mỗi người mà bạn có thể bố trí bàn học ở một nơi ít tiếng ồn, hạn chế các yếu tố gây xao nhãng, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.

4. Viết nhật ký

Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thói quen viết nhật ký hàng ngày lại chính là một trong các cách tạo động lực hiệu quả đối với mỗi chúng ta. Dành thời gian để suy nghĩ, hồi tưởng lại những cảm xúc, những hoạt động đã thực hiện trong ngày và ghi chép nó ra giấy sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái và giảm căng thẳng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc viết nhật ký chính là cách giúp bạn tổng hợp lại quá trình học tập của bản thân, biết rõ được những bước phát triển của chính mình và có biện pháp kiểm soát, khắc phục những trở ngại, những sự suy giảm về động lực. Nhờ thế mà bạn có thể hiểu rõ bản thân hơn, biết được năng lực của chính mình và dần phát huy tốt các tiềm lực vốn có, hạn chế tình trạng suy giảm động lực học tập.

5. Gia tăng kết nối với những người có động lực học tập tốt

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là lời dạy đã được lưu truyền từ rất lâu và thực tế nó cũng rất đúng trong rất nhiều trường hợp của đời sống. Việc bạn lựa chọn những người mang nguồn năng lực tích cực trong học tập để chia sẻ, kết nối sẽ giúp bạn có thêm nhiều hứng thú hơn, gia tăng niềm tin vào việc học.

Khi bạn chơi cùng một nhóm siêng học, luôn có những mục tiêu và đam mê mãnh liệt với việc học thì bản thân bạn sẽ không có cơ hội để được lười biếng, bỏ cuộc. Bởi chỉ cần một phút lơ là, mất động lực thì bạn cũng có thể trở nên lạc lõng và bị tụt lại phía sau.

6. Tìm kiếm phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp

Khả năng học tập của mỗi người là khác nhau vì thế việc lựa chọn phương pháp học phù hợp với nhu cầu của cá nhân là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn có thể xây dựng một kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả thì việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó giúp bạn duy trì được động lực học tập và có thể đạt được nhiều thành tích vượt trội trong quá trình trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.

Động lực học tập sẽ không thể nào tồn tại đối với các bạn không biết cách lựa chọn phương pháp học phù hợp. Cũng bởi, nếu cứ mãi dành thời gian cho việc học, học tràn lan, học không có định hướng thì tất nhiên bạn sẽ không thể đạt được những thành tích, điểm số như mong đợi. Và sự thất bại liên tục sẽ khiến cho chúng ta dễ cảm thấy chán nản và dần từ bỏ động lực.

7. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Để có được một tinh thần học tập tích cực, lành mạnh thì việc duy trì lối sống lành mạnh, các thói quen sinh hoạt phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn học tập căng thẳng, mệt mỏi như đã chuẩn bị thi chuyển cấp lên lớp 10, thi đại học,…

Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ,…sẽ giúp cho trẻ có được một sức khỏe ổn định để phục vụ tốt cho quá trình học tập vất vả. Ngoài ra, bên cạnh việc học thì trẻ nhỏ cũng cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn, vận động phù hợp với lứa tuổi để tránh tình trạng suy nhược, kiệt sức.

NHC thổi bùng động lực học tập
NHC tổ chức chương trình “Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực” dành riêng cho học sinh, sinh viên trong dịp hè.

Động lực học tập là yếu tố chủ chốt góp phần tạo nên sự thành công trao quá trình học hỏi, trau dồi kiến thức, phát triển bản thân của mỗi trẻ nhỏ. Do đó, việc hỗ trợ các em duy trì mục tiêu, động lực trong học tập là điều vô cùng cần thiết và cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh.

Hiểu được những tâm tư, lo lắng đó, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã hỗ trợ tổ chức chương trình THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 trong dịp hè này để hỗ trợ kết nối, khám phá ước mơ và thổi bùng tinh thần học tập của các em học sinh, sinh viên. Chương trình được thực hiện bài bản, khoa học, chuyên nghiệp với 6 hoặc 10 buổi hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia với 4 giai đoạn:

  • Tuần 1: Tiếp cận, kết nối và khám phá ước mơ.
  • Tuần 2: Cập nhận tư duy mới mẻ, thổi bùng động lực.
  • Tuần 3: Thiết lập mục tiêu học tập cho năm học mới bùng nổ.
  • Tuần 4: Lên kế hoạch học tập phù hợp cho mỗi cá nhân.

Hy vọng thông tin bài viết này sẽ giúp cho các bạn học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, ý nghĩa của động lực học tập và biết cách duy trì, phát triển động lực hiệu quả. Gia đình, ba mẹ và giáo viên cũng cần quan tâm, hỗ trợ tốt, tạo môi trường học tập lành mạnh để các em có thể trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực bản thân một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *