Áp lực thi vào lớp 10 chuyên khiến nhiều học sinh quên ăn, quên ngủ

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái ăn không ngon ngủ không yên vì lo sợ thi rớt. Bởi việc được học trường chuyên ngoài đáp ứng được kỳ vọng của gia đình thì còn có nhiều cơ hội đậu vào các trường đại học top đầu hoặc đi du học nước ngoài.

Thực trạng áp lực thi vào lớp 10 chuyên ở học sinh lớp 9

Thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh lớp 9 bị căng thẳng, stress trước kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10 ngày càng gia tăng. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ tỷ lệ “chọi” vào trường cấp 3 quá cao, kỳ vọng từ gia đình hay sức ép từ chính thầy cô và nhà trường. Đặc biệt, áp lực càng gia tăng với những học sinh thành phố muốn thi vào lớp 10 chuyên.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Áp lực thi vào lớp 10 chuyên khiến học sinh lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần nặng nề, lo lắng

Đặt chân vào trường THPT chuyên luôn là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh lớp 9. Đậu vào trường chuyên chính là lời khẳng định rõ ràng nhất về năng lực của con, đồng thời cũng bổ trợ cho hành trình thi đại học, thậm chí là đi du học rất nhiều. Tỷ lệ học sinh trường chuyên đậu vào các trường đại học top đầu, xin được học bổng đi du học thường rất cao. Chính cha mẹ cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, tự hào khi biết con đậu trường điểm.

Tuy nhiên, đậu vào lớp 10 chuyên chưa bao giờ là đơn giản và dự định này đã tạo ra áp lực rất lớn cho các học sinh lớp 9. Quy chế thi vào trường chuyên vừa gắt gao, nhiều yêu cầu, đề thi khó nhưng tỷ lệ cạnh tranh vẫn cực kỳ cao. Thậm chí theo con số thống kê năm 2022, tỷ lệ “chọi” vào trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM là xấp xỉ 1:5 và mỗi năm, con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

Ngay cả chính những học sinh có học lực giỏi, đã từng đạt giải cao tại các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh nhưng vẫn không thể ngừng lo lắng. Với những học sinh có học lực trung bình hay khá nhưng vẫn có nguyện vọng muốn thi thử trường chuyên thì tỷ lệ hầu như bằng 0 bởi những quy chế, yêu cầu gắt gao trong môi trường này.

Thực tế, ngay cả những trường trung học phổ thông hệ không chuyên bình thường ở khu vực các thành phố lớn, tỷ lệ cạnh tranh cũng đã rất cao nên không thể tránh khỏi việc áp lực khi có nguyện vọng thi vào lớp 10 chuyên. Các em học sinh vừa phải cân bằng thời gian để ôn luyện các môn thi tập trung trên lớp để chuẩn bị thi tốt nghiệp, vừa phải học tăng cường các môn xét tuyển vào trường chuyên, áp lực lại nhân đôi áp lực.

Áp lực đến từ việc học tập, ôn thi vào lớp 10 chuyên khiến các em sa sút cả về mặt thể chất và tinh thần nhưng không dám ngưng nghỉ. Càng gần đến ngày thi, nhiều học sinh lại càng trở nên cáu gắt, khó chịu, thậm chí là trốn trong phòng không muốn nói chuyện với cha mẹ. Thế nhưng nhiều phụ huynh không nhận ra đó là bất thường mà vẫn đôn thúc con “cố gắng một thời gian nữa”.

Biểu hiện rõ nhất của áp lực chính là việc học sinh luôn thiếu tập trung, khi lên lớp luôn trong tình trạng mệt mỏi, mơ màng, choáng váng vì học quá nhiều. Nhất là vào trong các tiết học đầu tiên, học sinh lúc nào cũng trong tình trạng ngáp lên ngáp xuống, không thể tập trung vào việc học. Dù mệt mỏi như thế nhưng học sinh vẫn không dám nghỉ ngày nào, đặc biệt khi kỳ thi đến gần.

Xã hội ngày càng phát triển, học sinh ngày càng năng động hơn, tiếp cận nhiều hơn với mạng lưới thông tin trên khắc thế giới nhờ internet. Càng ngày càng có thêm nhiều người giỏi, nhiều người thành công. Điều này chính là động lực để người trẻ tự nhủ mình cần phải cố gắng hơn để có một vị thế trong xã hội. Đồng thời đây cũng lại là áp lực cho rất nhiều học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vì sao nhiều học sinh bị áp lực khi thi vào lớp 10 chuyên?

Không thể phủ nhận, áp lực chính là một “gia vị” cần có trong cuộc sống để thúc đẩy mỗi người cố gắng nhiều hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, nếu áp lực vượt ngưỡng cho phép thì nó lại phản tác dụng và gây ra rất nhiều hệ lụy. Đặc biệt với học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 chuyên thì áp lực thi cử trở thành nỗi ám ảnh do các em chưa có đủ kỹ năng ứng phó với stress để bảo vệ bản thân mình.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, áp lực thi vào lớp 10 chuyên mà nhiều học sinh lớp 9 gặp phải thường liên quan đến một số nguyên nhân sau đây:

Quy chế xét tuyển gắt gao

Để đậu vào lớp 10 chuyên không đơn giản là thi đạt điểm cao, điểm tốt mà thí sinh còn cần phải đạt được rất nhiều tiêu chí khác. Một số trường THPT chuyên cho phép các thí sinh bậc THCS có xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ khá trở lên, tốt nghiệp THCS loại khá được đăng ký thi tuyển sinh, tuy nhiên một số trường khác cũng bắt buộc phải tốt nghiệp THCS loại giỏi mới được xét tuyển.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Quy chế xét tuyển gắt gao khiến nhiều học sinh lo lắng rằng mình sẽ đánh mất cơ hội thi đậu trường chuyên

Điều này có nghĩa là, nếu giai đoạn lớp 6,7, 8 các em chưa đạt đủ tiêu chuẩn về học lực thì trong năm học lớp 9 em phải cố gấp 2, gấp 3 để có thể đạt kết quả tốt nghiệp tốt. Một số tiêu chí khác như phải có sổ hộ khẩu ở thành phố hoặc nếu ở tỉnh thành khác thì phải đạt tiêu chuẩn là đã từng đạt giải trong các cuộc thi cấp huyện hay cấp tỉnh. Nhiều học sinh thậm chí còn không có “cơ hội” được trải nghiệm áp lực thi vào lớp 10 chuyên bởi các yêu cầu này.

Trước đây, một số trường THPT chuyên thậm chí còn đặt ra tiêu chuẩn về việc phải năng nổ tham gia các hoạt động đoàn đội, phải tham gia các bài test về chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ),… mới được xét duyệt vào vòng 2. Với những học sinh chưa có sự chuẩn bị thi vào lớp 10 chuyên từ sớm thì việc cảm thấy áp lực, khó khăn chắc chắn là điều khó tránh khỏi.

Tỷ lệ cạnh tranh quá cao

Trong cuộc họp mới nhất vào đầu tháng 3, Thứ trưởng bộ Giáo dục đã đưa ra nhận định “Khó thay đổi áp lực thi lớp 10” trên mặt bằng chung và điều này càng được khẳng định chắc chắn với các học sinh có nhu cầu thi lớp 10 chuyên bởi tỷ lệ cạnh tranh quá cao. Đặc biệt với những học sinh ở hai khu vực thành phố lớn, nhiều nhân tài là Hà Nội và TP HCM thì đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khốc liệt.

Chẳng hạn như thống kê năm 2021, tỷ lệ chọi ở Trường THPT chuyên Amsterdam – một trong những ngôi trường thuộc hàng top Hà Nội là 1:3,6; riêng với trường THPT chuyên của các trường đại học, chẳng hạn như chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn (đại học Quốc gia Hà Nội), tỷ lệ chọi lên tới 1:17. Tại TPHCM, tỷ lệ chọi cao nhất rơi vào trường THPT Lê Hồng Phong với tỷ lệ 1:5,91.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên càng tăng lên khi các học sinh phải thi đua phấn đấu với các học sinh đã có thành tích tại các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Nhóm các học sinh này thường được thêm điểm cộng trong khi các bạn vốn đã có năng lực rất cao. Bởi thế thế những học sinh chỉ dừng ở mức năng lực tốt phải tập trung học tập đến mất ăn, mất ngủ, cày ngày, cày đêm để đạt được ước mơ.

Áp lực từ dư luận

Gia đình , thầy cô và hầu như tất cả mọi người vẫn luôn có tư tưởng cho rằng, học trường chuyên chính là nền tảng quan trọng nhất để chuẩn bị cho kỳ thi đại học ở tương lai. Với mong muốn con có thể dành một suất vào lớp chuyên 10, chính gia đình đã tạo ra những áp lực nặng nề lên con trẻ. Phụ huynh liên tục thúc giục con phải chăm chỉ, phải cố gắng nhưng lại thiếu quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Gia đình thường xuyên tạo áp lực bắt buộc con phải thi đậu khiến trẻ ngày càng sợ về nhà

Không ít người lớn cho rằng việc thi vào lớp 10 rất đơn giản, “chỉ cần cố gắng là được”. Họ cũng thường xuyên so sánh con cái của mình với anh chị, với con nhà người ta. Nhiều học sinh không thực sự muốn học trường chuyên nhưng lại chịu sự ép buộc từ gia đình để làm “nở mày nở mặt cho cha mẹ”, bởi “vào học lớp 10 chuyên mới có thể thi đại học thành công” khiến gánh nặng áp lực đè lên đôi vai nhỏ bé của các em.

Chính những học sinh đã từng đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh cũng mang rất nhiều áp lực khi thi vào lớp 10 chuyên. Các em lo lắng làm sao để giữ được vị thế của mình bởi nếu đã từng nằm trong đội tuyển lại có thế mạnh về điểm cộng nhưng lại rớt trường chuyên sẽ vô cùng xấu hổ. Áp lực từ sự đánh giá của dư luận xung quanh cũng vô tình đẩy các em vào tình trạng lo lắng đến mất ăn, mất ngủ.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên và những hệ quả khó lường

Dưới áp lực từ việc thi vào lớp 10 chuyên, học sinh rơi vào mất ăn, mất ngủ; ngày nào cũng kín lịch học trên trường, lớp học thêm, khi về nhà vẫn tiếp tục ôn bài đến 2 -3h sáng; 6h sáng lại chuẩn bị dậy đi học là điều bình thường. Càng gần đến ngày thi, nhiều học sinh còn không dám ngủ vì cứ nhắm mắt vào là hình ảnh thi rớt, bị bạn bè cười chê, cha mẹ la rầy lại xuất hiện ngay lập tức.

hệ quả của áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Thiếu ngủ dài ngày, ăn uống qua loa khiến nhiều học sinh kiệt sức khi đến gần ngày thi

Thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất, không được nghỉ ngơi trong thời gian dài khiến các học sinh cuối cấp rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Nhiều học sinh lúc nào trông cũng mệt mỏi, không có sức sống, cảm giác như có thể ngã quỵ bất cứ lúc nào. Thực tế không ít học sinh đã ngất xỉu ngay trong phòng thi hay khi vừa thi xong vì quá căng thẳng, áp lực, thiếu ngủ dài ngày.

Mặt khác, áp lực thi vào lớp 10 chuyên cũng khiến tâm sinh lý của trẻ thay đổi bất thường. Vốn dĩ đây là độ tuổi có tâm lý nhạy cảm, thiếu kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần. Khi coi việc phải đậu vào trường chuyên là mục tiêu, con chỉ biết dành mọi sức lực cho nó. Gia đình hay những người xung quanh nếu không có sự thấu hiểu, động viên con kịp thời mà còn tạo thêm áp lực thì con sẽ ngày càng dễ cáu gắt, khó chịu, bốc đồng, tách biệt với mọi người.

Cảm xúc tiêu cực và sự căng thẳng trong thi cử không được giải tỏa kịp thời khiến không ít học sinh rơi vào các tình trạng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,… Phụ huynh nếu không biết cách chăm sóc con cái mà còn tạo thêm nhiều áp lực có thể thúc đẩy con có các hành vi tiêu cực như tự hành hạ bản thân, thậm chí là tự tử. Rất nhiều các trường hợp này đã xảy ra khiến gia đình, nhà trường và dư luận bàng hoàng.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên làm sao để giải tỏa?

Như đã nói, chính Thứ trưởng Bộ giáo dục đã chia sẻ, để loại bỏ áp lực thi vào lớp 10 chuyên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khó nhưng không phải là không thể. Chính gia đình và nhà trường cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc, giải tỏa áp lực học tập, thi cử cho học sinh bởi các em hầu như chưa có khả năng xử lý khủng hoảng tinh thần.

Vai trò của nhà trường

Thực tế việc các Trường THPT chuyên có yêu cầu tuyển sinh gắt gao, tỷ lệ chọi cao giữa học sinh là điều không thể tránh khỏi. Bất cứ ai cũng có nhu cầu được học tập và phát triển trong môi trường tốt nhất nhưng nếu quá mở rộng việc giảng dạy lại chưa chắc đảm bảo được kết quả như mong muốn. Để thành lập một trường THPT hệ chuyên, không phải chỉ muốn là được nên việc yêu cầu bổ sung thêm chi tiêu, xây dựng thêm trường lớp là rất khó.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Nhà trường nên tổ chức các hoạt động giúp giải tỏa tâm lý cho học sinh khi đến gần kỳ thi

Tuy nhiên nhà trường có thể giảm áp lực thi vào lớp 10 chuyên cho học sinh bằng cách điều chỉnh khối lượng kiến thức, thời gian học tập sao cho phù hợp. Với kỳ thi tốt nghiệp THCS trước mắt, chỉ cần nắm vững các kiến thức ngay từ đầu năm học thì việc đạt kết quả tốt là trong tầm tay.

Bên cạnh đó, thầy cô cũng nên khảo sát và nắm bắt các nhóm học sinh có ý định thi vào trường chuyên để dành thời gian tập trung, ôn luyện, đốc thúc hay cho con bắt đầu giải đề thi ngay từ đầu năm học thay vì đợi “nước đến chân mới nhảy”. Thầy cô cũng có thể hỗ trợ học sinh bằng cách tổng hợp các kiến thức cần thiết, quan trọng để các em tham khảo và dễ dàng ghi nhớ hơn.

Nhà trường cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm đến việc chăm sóc tâm lý cho các học sinh thi cuối cấp nói chung và thi vào lớp 10 chuyên nói riêng để giải tỏa áp lực. Việc giải đáp cho con hiểu tầm quan trọng của việc học, việc đậu vào trường chuyên nhưng đây không phải là tất cả. Việc phát hiện sớm những trường hợp có tinh thần bất ổn, kịp thời gỡ rối tâm lý và thông báo cho gia đình cũng là một trong nhiệm vụ quan trọng của thầy cô, nhà trường hiện nay.

Vai trò của gia đình

Trong thời gian thi cử đầy áp lực này, gia đình chính là bờ vai vững chắc nhất để con dựa vào mỗi khi cảm thấy muốn gục ngã. Gia đình cần là người tiếp tiếp sức mạnh, động lực để con cố gắng tiến về phía trước chứ không nên đặt nặng áp lực về việc đạt thành tích tốt khiến con mệt mỏi nặng nề. Tấm lòng cha mẹ ai cũng mong muốn con thành tài, con được học trong môi trường tốt nhất nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ hoàn toàn phản tác dụng.

Bên cạnh việc dành thời gian chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong giai đoạn ôn thi căng thẳng, gia đình cũng nên khuyến khích, tạo điều kiện cho con ra ngoài vui chơi để giải tỏa phần nào áp lực khi thi vào lớp 10 chuyên. Phụ huynh nên làm rõ quan điểm, con không nhất thiết phải học trường chuyên thay vì luôn áp đặt rằng “con nhất định phải đậu vào trường chuyên”.

Phụ huynh không phải lúc nào cũng có thể theo sát quá trình học tập của con và cũng chưa chắc hiểu về năng lực của con bằng các thầy cô giáo nhưng là người hiểu rõ rất tính cách, cảm xúc của con. Do đó nếu thấy con có những biểu hiện bất ổn về tâm lý, thường xuyên nhốt mình trong phòng, học đến quên ăn, quên ngủ, đầu óc lúc nào cũng mơ màng thì cần nhanh chóng tìm cách nói chuyện, kết nối với con.

Chính gia đình cũng có thể trao đổi trực tiếp với nhà trường nếu thấy việc sắp xếp lịch học quá dày đặc, con không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Học sinh khi có sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái, không đặt nặng áp lực thành tích thì mới có thể đảm bảo kết quả tốt trong kỳ thi vào lớp 10 chuyên. Hãy luôn dành thời gian trò chuyện với con hằng ngày về việc học tập, thi cử, định hướng tương lai và giúp con sắp xếp một cách hợp lý ngay từ khi trẻ còn nhỏ để con dần hình thành thói quen chia sẻ với cha mẹ.

Gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu cần thiết

Nhiều gia đình thấy con có các biểu hiện bất ổn nhưng không làm cách nào để có thể trò chuyện và kết nối với con nên chọn cách bỏ qua, để con làm gì mà con thấy thoải mái. Tuy nhiên nếu trẻ đang trong trạng thái căng thẳng kéo dài, việc cứ mãi duy trì những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Nếu sau đó con đạt các thành tích không như mong đợi thì càng dễ dẫn đến các hành vi tự hủy hoại bản thân.

Trong trường hợp này, gia đình có thể tìm cách đưa trẻ đến gặp gỡ các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Thông qua việc trò chuyện và chia sẻ với nhà trị liệu, học sinh đang bị áp lực khi thi vào lớp 10 chuyện dần hiểu rõ hơn về những cảm xúc tiêu cực của bản thân và nhanh chóng cân bằng lại tâm trí. Những lo lắng, căng thẳng của con trong kỳ thi cũng dần được gỡ bỏ nhờ những lời khuyên chân thành từ chuyên gia.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Nếu tinh thần trẻ quá bất ổn, hãy đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ

Đặc biệt với những trường hợp có dấu hiệu rối loạn tâm thần, trị liệu tâm lý từ sớm sẽ giúp ngăn chặn hoàn toàn các nguy cơ này. Học sinh dần học được cách kết nối với bản thân, hiểu rõ về năng lực và xây dựng mục tiêu, định hướng phù hợp. Khi tinh thần con thoải mái, việc học tập hay thi cử sẽ đạt kết quả tốt hơn hoặc cho dù trẻ có không đạt điểm cao cũng sẽ không có xu hướng tiêu cực, xấu hổ hay tự trách cứ bản thân quá nhiều.

Là một trong những đơn vị đồng hành cùng học sinh trong mùa thi cử, Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giúp rất nhiều học sinh thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về thành tích, điểm số trong kỳ thi. Không chỉ tư vấn cá nhân, đội ngũ chuyên gia tại NHC còn tham gia các buổi tham vấn trực tiếp tại nhà trường nơi có đông đảo học sinh đang phải chịu áp lực trong kỳ thi chuyển cấp và thi vào lớp 10 chuyên.

Với các đối tượng như học sinh lớp 9, tâm lý còn yếu, các kỹ năng xã hội còn non nớt nên cách chuyên gia luôn dành thời gian để các em chia sẻ về bản thân, từ đó thấu hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của từng em. Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa hợp các mối quan hệ, ứng phó với căng thẳng được nghiên cứu bởi các chuyên gia NHC sẽ giúp học sinh có khả năng tự chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của chính mình tốt hơn.

Không chỉ gỡ rối những vướng mắc trong tâm trí cho học sinh và các chuyên gia tâm lý NHC còn mang đến cho phụ huynh và nhà trường nhiều giải pháp tối ưu trong hành trình kết nối, làm bạn với trẻ. Nhu cầu của các con luôn là được tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu nên khi đáp ứng được các tiêu chí này, không khó để trở thành người đồng hành thân thiết của trẻ trên suốt hành trình phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức.

Áp lực thi vào lớp 10 chuyên là điều không khó dự đoán nhưng đừng để điểm số, thành tích trở thành “nỗi ám ảnh kinh hoàng” của học sinh. Không nhất định phải học trường chuyên mới đậu đại học và cũng chẳng phải vào lớp chọn mới là tài năng. Kiến thức và kỹ năng đều là những thứ có thể trau dồi và tích lũy nhưng niềm vui, sức khỏe tinh thần mất đi thì rất khó tìm lại. Do đó gia đình và nhà trường cần có nhiều biện pháp quan tâm đến các em trong giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *