Thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 cùng NHC Việt Nam

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 có tầm quan trọng trong việc giúp các em định hướng tương lai, tập trung vào những điều mình cần, và có thể làm trong 3 năm cuối cấp. Đây chính là bước đệm và là hành trang nhằm chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học cuối năm 12, kỳ thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định tương lai của các em.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 gồm những gì?

Khi chuyển từ cấp 2 lên cấp 3, các bạn học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chưa kịp làm quen với môi trường mới. Cấp 3 là giai đoạn quan trọng nhằm hướng đến kỳ thi vào đại học. Do đó những áp lực đè nặng lên tinh thần của các em về mục tiêu học tập của học sinh cấp 3, mục tiêu nghề nghiệp, điểm chuẩn của các trường,… là rất lớn.

ục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Những bạn học sinh vừa bước chân vào môi trường phổ thông sẽ có nhiều bỡ ngỡ, áp lực, và cần thời gian để làm quen với phong cách dạy và học mới.

Trong đó, lớp 10 sẽ là giai đoạn tập làm quen với sự thay đổi trong phong cách dạy và học của giáo viên và học sinh. Lớp 11 cung cấp những nền tảng cơ bản chuẩn bị cho chương trình ôn thi của lớp 12. Đây cũng là lúc các bạn nên có định hướng về ngành nghề và trường đại học mà mình muốn theo học để tập trung ôn tập kiến thức liên quan.

Cuối cùng, lớp 12 là giai đoạn chạy đà nước rút để bứt phá về đích. Năm lớp 12 là năm học nặng nề, áp lực và có tính chất quyết định cao nhất trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Kỳ thi tuyển sinh vào đại học cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần và tương lai mai sau của các em.

Chính vì tầm quan trọng của giai đoạn này, các bạn học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 ngay từ đầu, để có đường hướng học tập phù hợp nhất. Xác định mục tiêu sớm sẽ giúp các em không bị hoang mang, chán nản và lạc lối trong quá trình học vì luôn có mục tiêu để theo đuổi.

Mục tiêu học tập của mỗi học sinh sẽ khác nhau, bởi vì mỗi em có năng lực và định hướng nghề nghiệp không giống nhau. Các mục tiêu thường được chia thành mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu chi tiết, mục tiêu tổng quát,… nhằm vạch ra lộ trình học tập rõ ràng giúp các em sắp xếp thời gian và kiến thức tốt hơn.

1. Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 – lớp 10

Mục tiêu học tập của các bạn lớp 10 nên chú trọng vào việc làm quen với môi trường mới và cách học mới. Lượng kiến thức của chương trình cấp 3 có sự khác biệt rõ ràng với kiến thức cấp 2. Những khái niệm và tri thức mới sẽ rắc rối hơn, khó ghi nhớ hơn, và nâng cao hơn nhiều.

Do đó các bạn rất dễ mông lung và cảm thấy sốc vì bản thân quá bị động trong việc tiếp thu kiến thức, cảm thấy hụt hơi vì theo không kịp tiến độ của thầy cô và các bạn cùng lớp. Môi trường cấp 3 cũng sẽ có nhiều áp lực và căng thẳng hơn, và nếu không có mục tiêu để phấn đấu, các bạn sẽ nhanh chóng chán nản, mệt mỏi và có tâm lý buông xuôi.

mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 là gì
Mục tiêu của những bạn vừa vào lớp 10 là làm quen với môi trường mới, xác định thế mạnh của bản thân và bắt đầu có định hướng chọn ngành, chọn nghề

Lớp 10 là giai đoạn làm quen, nhưng cũng là lúc các bạn cần nỗ lực nhiều hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới càng nhanh càng tốt. Các bạn cũng có những suy nghĩ đầu tiên về lựa chọn nghề nghiệp thông qua sở thích và thế mạnh của mình. Dưới đây là một số mục tiêu học tập của học sinh lớp 10 tổng quát nên tham khảo:

  • Làm quen với phương pháp dạy và học mới, loại bỏ thói quen cũ từ cấp 2 để nhanh chóng bắt kịp tốc độ học tập.
  • Thích nghi với môi trường mới, làm quen bạn mới để cùng nhau học tập tiến bộ.
  • Nắm được những kiến thức căn bản, tạo nền móng vững chắc để tiếp thu những kiến thức lớp 11 và 12.
  • Đạt thành tích xuất sắc cuối kỳ để tăng tỷ lệ đậu vào trường đại học mong muốn nếu áp dụng xét học bạ.
  • Chủ động và tự giác hơn trong quá trình học tập, không để cha mẹ đốc thúc hay lo lắng.

2. Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 – lớp 11

Lớp 11 là giai đoạn trung gian giữa lớp 10 và 12. Lúc này, các bạn đã làm quen với phong cách cũng như tốc độ dạy và học ở phổ thông, có thêm nhiều bạn mới và những mối quan hệ mới. Lớp 11 là bước đệm chuẩn bị cho lớp 12, do đó đây cũng là khoảng thời gian vô cùng quan trọng trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn căng thẳng nhất.

Số lượng kiến thức lớp 11 sẽ nhiều và khó hơn so với lớp 10. Nếu bạn đã có một nền tảng vững chắc từ lớp dưới, và có ý thức tự giác học tập tốt, những khó khăn này sẽ không ảnh hưởng quá lớn. Đặc biệt là với những bạn đã xác định mục tiêu học tập của học sinh lớp 3 từ sớm, và có kế hoạch nghiêm túc khi thực hiện.

Lớp 12 là giai đoạn chạy nước rút căng thẳng, cho nên thời gian ôn tập lại kiến thức cũ là rất ít. Chưa kể các bạn còn có thể hụt hơi, không tiếp thu kịp kiến thức mới nếu không có nền tảng vững vàng trong năm 11. Vì thế, một số mục tiêu học tập tổng quát cần đạt được của học sinh lớp 11 mà chúng ta cần lưu ý bao gồm:

  • Nắm chắc kiến thức cơ bản, thường xuyên vận dụng để thuần thục và nhớ lâu.
  • Xác định rõ ràng hơn định hướng về ngành và trường bản thân quan tâm.
  • Nhìn ra thế mạnh của bản thân thể hiện qua hứng thú, khả năng, và thành tích học tập.
  • Chuẩn bị tâm lý vững vàng đối mặt với áp lực học tập và thi cử của năm lớp 12.
thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Những kiến thức lớp 11 sẽ là bàn đạp giúp các bạn học sinh tự tin bước vào chương trình lớp 12.

Một số bạn có tư tưởng rằng năm lớp 11 là năm “xả stress” sau quá trình làm quen ở năm lớp 10, cũng như là khoảng nghĩ để sẵn sàng đối mặt với năm lớp 12 đầy áp lực. Vì thế các bạn trở nên chểnh mảng việc học, không có mục tiêu học tập cụ thể nên tạo thành tâm lý lười biếng. Đây là tư tưởng sai lầm, vì 3 năm phổ thông đều có tầm quan trọng nhất định.

3. Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 – lớp 12

Tầm quan trọng của năm lớp 12 là không cần bàn cãi. Đây chính là lúc các em phải dồn hết sức lực chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới, cũng như có quyết định cuối cùng về lựa chọn ngành học, và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Xác định được mục tiêu học tập sớm sẽ giúp các em tập trung vào môn học chính, tránh học lan man không hiệu quả.

Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3, hay chính xác hơn là học sinh lớp 12, đều hướng đến một cái đích chung là có được kết quả tốt trong kỳ thi đại học, vào được ngôi trường mà các em ao ước. Đây sẽ là giai đoạn khó khăn và đầy áp lực,  và những mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này đa phần sẽ là những mục tiêu ngắn hạn, chi tiết và quan trọng nhất.

  • Đưa ra lựa chọn cuối cùng về ngành và trường được chọn để có mục tiêu rõ ràng.
  • Đạt thành tích tốt vào cuối năm học, tạo bước đệm tốt cho kỳ thi đại học sắp tới.
  • Nắm chắc kiến thức căn bản, tập trung vào những môn trọng điểm trong kỳ thi đại học.
  • Đậu vào đúng ngành, đúng trường đã chọn.

Đây chỉ là những mục tiêu chung chung, khái quát những điều các em cần làm trong suốt 3 năm học. Mo64u bạn sẽ dựa trên thế mạnh, nhu cầu và mục tiêu của bản thân để đưa ra những mục tiêu chi tiết hơn. Vậy chúng ta đặt ra một câu hỏi, thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 thế nào là hợp lý, và cần chú ý những gì?

Thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 làm sao cho hiệu quả?

Muốn thiết lập mục tiêu hiệu quả không hề dễ dàng vì yêu cầu rất nhiều yếu tố. Có cả những yếu tố khách quan và chủ quan có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nào giúp thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả, giúp quá trình học tập của các em dễ dàng hơn.

thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 hiệu quả
Làm sao để thiết lập mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 một cách hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng?

Những yếu tố này đều có ảnh hưởng ít nhiều đến mục tiêu học tập của học sinh cấp 3, mà đa phần là phụ thuộc vào thái độ và sự nghiêm túc của các em trong quá trình học tập. Những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu ngắn hạ hay dài hạn mà các em đã vạch ra từ trước.

1. Thái độ học tập nghiêm túc

Thái độ học tập là thứ quyết định mục tiêu và kế hoạch học tập có đạt được thành công hay không. Cho dù mục tiêu chúng ta đặt ra có khả thi đến mấy, nhưng thái độ học tập qua loa, không chịu cố gắng thì cũng không thể thành công. Do đó các bạn học sinh cần xác định quyết tâm, và thể hiện sự nghiêm túc của mình cho việc học.

Thái độ nghiêm túc giúp ta có mục tiêu cụ thể, xác định đúng thực lực của bản thân để đưa ra những mục tiêu phù hợp với khả năng đang sở hữu. Đây cũng là thứ thúc đẩy tinh thần cố gắng, tăng cường khả năng chịu đựng áp lực, và giúp các em không rơi vào tình trạng lười biếng, chán nản.

Số lượng kiến thức trong 3 năm thật sự là một con số khổng lồ, thế nên các bạn không thể nhớ và vận dụng tất cả một cách thành thạo chỉ trong một sớm một chiều. Để có thể biến những kiến thức đó thành của bản thân, sự nghiêm túc và cố gắng trong học tập là không thể thiếu.

Tinh thần này giúp các bạn học sinh có động lực hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn như đạt điểm 10 bài kiểm tra Toán, nắm vững kiến thức Lý, Hóa trong từng chương, hoặc thuộc từ vựng tiếng Anh của một chủ đề nào đó,… Chỉ khi có lòng kiên trì và sự nghiêm túc, khả năng đạt được mục tiêu của các bạn sẽ tăng lên.

2. Xác định sớm ngành học và chọn trường

Việc xác định chính xác ngành học và chọn trường phù hợp với năng lực là vấn đề quan trọng nhất mà các bạn học sinh cần chú ý. Mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 là thi đậu đại học, tốt nhất là đúng ngành, đúng trường theo sở thích của bản thân. Việc xác định này nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Lựa chọn ngành và trường phù hợp với khả năng càng sớm thi các bạn càng có nhiều thời gian chuẩn bị và lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc học.

Có những bạn ngay từ khi bước vào cấp 3 đã xác định rõ ràng bản thân muốn gì và cần gì, nhưng có những bạn đến tận năm lớp 12 vẫn mờ mịt về tương lai và lựa chọn trường nào, ngành nào phù hợp. Các bạn không biết bản thân thích gì, giỏi điều gì, cũng không có hứng thú đặc biệt với bất cứ ngành nghề nào.

Những bạn đã xác định mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 ngay từ đầu sẽ có lợi thế trong việc xác định mục tiêu cần thiết, ưu tiên học môn nào, ôn tập kiến thức nào. Những bạn chưa có định hướng cụ thể sẽ hoang mang, lạc lối dẫn đến học hành lan man, không có trọng tâm, kết quả học tập không như mong đợi.

Chính vì thế, vai trò của việc xác minh mục tiêu chính ngay từ sớm là vô cùng quan trọng. Các bạn cần có mục tiêu rõ ràng như thích ngành nào, những trường nào có đào tạo ngành bạn thích, điều kiện thấp nhất để vào ngành là bao nhiên, tỉ lệ chọi là bao nhiêu để có cơ sở lên kế hoạch học tập.

3. Sắp xếp các mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 theo thứ tự ưu tiên

Việc xác định sớm mục tiêu và sắp xếp chúng một cách hợp lý giúp các bạn học sinh tiết kiệm thời gian, ưu tiên những môn học cần thiết, tăng khả năng hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn, đánh giá năng lực của bản thân, và theo dõi sự thay đổi mức điểm sàn của ngành, hay trường đã chọn theo từng năm.

Đây chính là ưu điểm của việc xác định mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 ngay từ sớm. Những mục tiêu lớn và dài hạn có thể khiến chúng ta chán nản vì thời gian hoàn thành quá lâu, phải qua nhiều công đoạn, và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, chia nhỏ quá trình mục tiêu dài hạn thành từng mục tiêu ngắn hạn là điều cần thiết.

Những mục tiêu được ưu tiên thực hiện là mục tiêu ngắn hạn và được thiết kế một cách chi tiết, rõ ràng. Những mục tiêu ngắn hạn giúp ta nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày, từng giai đoạn. Và ta có thể chủ động thay đổi các mục tiêu cho phù hợp với sự thay đổi của hiện thực.

mục tiêu học tập lớp 12
Thiết kế mục tiêu học tập cho suốt 3 năm học không phải là việc dễ dàng, do đó bạn cần xác định trước những mục tiêu lớn và những mục tiêu ưu tiên.

Mục tiêu dài hạn thường được tính theo học kỳ, năm học. Trong khi mục tiêu ngắn hạn có thể tính theo ngày, tuần hoặc tháng. Việc chia nhỏ như thế nào sẽ tùy thuộc vào môn học, hay tính chất của mục tiêu dài hạn. Ta cũng không nên chia mục tiêu quá ngắn hoặc quá dài, làm ảnh hưởng đến động lực học tập.

4. Lên kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn

Sau khi đã xác định những mục tiêu nào ngắn hạn, những mục tiêu nào dài hạn, và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, chúng ta sẽ lên kế hoạch chi tiết. Ví dụ, để đạt mục tiêu 10 điểm môn Toán vào giữa kỳ, chúng ta sẽ cần nhớ những công thức quan trọng nào, áp dụng vào dạng bài tập ra sao, mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian ôn tập,…

Lê kế hoạch chi tiết giúp ta có phương hướng học tập cụ thể, cân bằng thời gian cho các môn học. Những bài tập không yêu cầu gấp có thể để sau, hoặc bạn tranh thủ làm từng chút hàng ngày. Những bài tập cần ghi nhớ và vận dụng nhiều, thời gian nộp bài gấp sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Việc thiết lạp mục tiêu học tập cho học sinh cấp 3 và lên kế hoạch chi tiết sẽ tùy vào thời gian và dự định của từng bạn, chứ không có một khuôn mẫu cụ thể. Bởi vì khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức của các bạn học sinh nhanh hay chậm là tùy vào mỗi người. Mỗi bạn sẽ từ cân bằng thời gian của bản thân một cách hợp lý.

Một khi đã có kế hoạch, chúng ta cũng cần đảm bảo thực hiện chúng một cách nghiêm túc để đạt được hiệu quả. Bạn nên nghiêm khắc với bản thân, học ra học, chơi ra chơi để vừa hoàn thành mục tiêu đúng hạn, vừa không ảnh hưởng đến thời gian dành riêng cho vui chơi xả stress sau những giờ học căng thẳng.

4. Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần

Một sức khỏe tốt là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để các bạn học sinh thực hiện tốt những mục tiêu trong suốt ba năm học. Nếu phân chia mục tiêu không hợp lý dẫn đến học hành quá sức mà không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của các bạn sẽ bị ảnh hưởng một cách nặng nề.

mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
Học hành chăm chỉ, nhưng cũng không được quên phải bảo vệ sức khỏe bằng cách ăn ngủ đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý.

Trong mục tiêu học tập của học sinh cấp 3, các bạn cũng cần chú ý những yếu tố như không học quá khuya, không bỏ bữa, không học dồn trong thời gian ngắn mà không nghỉ ngơi. Mục tiêu và kế hoạch học tập muốn đạt hiệu quả thì cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Ngoài ra trong kế hoạch học tập, cá bạn cũng nên dành thời gian cho việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao, hay tập thể dục. Tránh ngồi lâu một chỗ mà không vận động, nếu không sức khẻo sẽ bị ảnh hưởng, dễ mắc phải các bệnh như cong vẹo cột sống hay đau lưng.

Việc thư giãn và tập thể dục cũng giúp bạn giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung tốt hơn. Trung bình cứ từ khoảng 1 tiếng học, các bạn nên thay đổi tư thế ngồi, hoặc đứng lên đi lại để cơ thể được vận động, trí óc thư giãn, đảm bảo sự minh mẫn và khả năng học tập.

5. Tham khảo ý kiến chuyên gia

Ban đầu, chắc chắn không ít bạn sẽ cảm thấy lo lắng và lóng ngóng trong việc xác định bản thân thích gì và cần gì. Các bạn cảm thấy lạc lõng, chán nản vì không tìm được động lực để cố gắng. Áp lực học tập và áp lực của một “người lớn” khiến các em ngày càng hoang mang, mệt mỏi, và rất dể dẫn đến stress hay trầm cảm.

Để giúp đỡ các em tìm được mục tiêu học tập đúng đắn, tăng cường sự tự tin, và có dũng khí lựa chọn con đường tương lai mình theo đuổi, các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã thiết kế chương trình “Thiết lập mục tiêu – thổi bùng động lực cho năm học mới” dành riêng cho các em học sinh.

Chương trình bao gồm 4 giai đoạn, và được gói gọn trong 10 buổi nói chuyện. Thông qua những cuộc trò chuyện theo hình thức 1:1 (1 chuyên gia:1 khách hàng), các chuyên gia có thể giúp các em định hướng tư duy, nhận ra tiềm năng của bản thân, từ đó có mục tiêu rõ ràng hơn trong học tập.

mục tiêu học tập của học sinh cấp 3
NHC Việt Nam luôn đồng hành cùng các bạn học sinh trong năm học mới, gíup các bạn luôn tự tin, thoải mái, và có định hướng tốt cho tương lai.

Các chuyên gia tâm lý tại NHC Việt Nam không chỉ có chuyên môn cao, tận tâm với nghề, mà còn dành những tình cảm triều mến nhất đến các em học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Hy vọng thông qua chương trình, các chuyên gia có thể giúp các bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *