Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia) là gì? Cách vượt qua

Hội chứng sợ tắm rửa khiến con người sợ các hoạt động liên quan đến tắm rửa hay làm sạch nói chung. Nếu cho rằng mình mắc phải hội chứng này hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác.

hội chứng sợ tắm rửa là gì?
Hội chứng sợ tắm rửa là nỗi sợ các hoạt động liên quan đến tắm rửa hay làm sạch nói chung.

Hội chứng sợ tắm rửa là gì?

Hội chứng sợ tắm rửa có tên khoa học là Ablutophobia, là nỗi sợ hãi liên tục, bất thường, không có cơ sở về việc sợ tắm rửa và ám ảnh về các hoạt động làm sạch nói chung. Ablutophobia là một dạng của rối loạn ám ảnh, khiến người bệnh biết rằng nỗi sợ hãi của mình không thực tế nhưng lại không thể giải quyết chúng.

Bệnh nhân của hội chứng Ablutophobia vô cùng cực đoan với việc tắm rửa, hoạt động làm sạch cơ thể và đồ vật như giặt giũ. Hội chứng thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên nỗi ám ảnh đối với trẻ em thường biến mất vì trẻ được dạy tắm rửa không phải là thứ đáng sợ.

Tương tự như các nỗi ám ảnh khác, hội chứng sợ tắm rửa có thể là tình trạng sức khỏe tâm thần chưa được chẩn đoán, nghĩa là không có số liệu thống kê riêng lẻ nào cho thấy có bao nhiêu người mắc chứng ám ảnh với việc tắm rửa, giặt giũ, làm sạch.

Cần lưu ý rằng không phải tất cả những người không thích tắm đều mắc chứng Ablutophobia. Thiếu vệ sinh cá nhân có thể là đặc điểm của trầm cảmtâm thần phân liệt.

Triệu chứng của hội chứng sợ tắm rửa

Những người mắc hội chứng sợ tắm rửa có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau khi ở trong hoàn cảnh phải tắm rửa, giặt giũ, làm sạch. Các triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tự động và không thể kiểm soát được. Để phân loại Ablutophobia, các triệu chứng phải diễn ra ít nhất trong vòng 6 tháng như sau:

Triệu chứng tâm lý:

  • Trẻ em quấy khóc, giận dữ
  • Bị căng thẳng hoặc kích động
  • Hoảng sợ, lo lắng quá mức
  • Cảm thấy bất động, đông cứng bởi sợ hãi
  • Thường xuyên gặp ác mộng hoặc đau khổ liên quan đến tắm rửa
  • Cảm giác như đang gặp nguy hiểm hoặc sắp chết
  • Có các phản ứng vô thức và không kiểm soát được
  • Cảm thấy không có khả năng tự vệ hoặc dễ bị tổn thương
  • Cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy đồ vật trong nhà tắm như khăn tắm, xà phòng,…
dấu hiệu của hội chứng sợ tắm rửa.
Trẻ em quấy khóc trước và trong khi tắm có thể là triệu chứng của hội chứng sợ tắm rửa.

Triệu chứng hành vi:

  • Tránh tắm rửa, làm sạch
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Từ chối xem phim ảnh, sách báo có cảnh tắm rửa, giặt giũ
  • Không thể ăn hoặc chán ăn
  • Tránh né các địa điểm, tình huống khiến người bệnh buộc phải tắm rửa
  • Từ chối nói hay nghĩ về việc tắm
  • Rút lui khỏi các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội
  • Từ chối tắm ngay cả khi mắc các bệnh về da

Triệu chứng sinh lý:

  • Khó thở, thở nhanh, tim đập nhanh
  • Huyết áp tăng cao
  • Căng tức ngực, đau ngực, căng cơ
  • Tê hoặc ngứa ran, đặc biệt ở bàn chân và cánh tay
  • Đau bất thường hoặc đau đầu dữ dội
  • Da nhợt nhạt hoặc đỏ bừng
  • Đổ mồ hôi bất thường, ớn lạnh
  • Chóng mặt, choáng váng, run rẩy
  • Nhạy cảm bất thường với nhiệt độ

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tắm rửa

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ tắm rửa không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên các chuyên gia đã phân tích một người có thể mắc phải chứng này do những nguyên nhân sau đây:

  • Di truyền: Người bệnh mắc chứng này thường có bố mẹ, người thân từng mắc chứng tương tự hoặc chứng sợ ánh sáng.
  • Sự thay đổi các hoạt động não bộ như chấn thương, tổn thương não,…
  • Trải nghiệm tiêu cực nghiêm trọng: từng trải qua ám ảnh đau thương hoặc chấn thương tâm lý liên quan như suýt chết đuối trong bồn tắm hoặc xem bộ phim có cảnh tắm đáng sợ.
nguyên nhân hội chứng sợ tắm rửa.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tắm rửa có thể do trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống.
  • Trải nghiệm tiêu cực ít nghiêm trọng: những trải nghiệm kết hợp góp phần phát triển hội chứng sợ tắm rửa như dầu gội làm cay mắt, da nổi mẩn do rửa tay,…
  • Mắc chứng rối loạn cảm giác.
  • Bị dị ứng với nước (mề đay Aquagenic) hoặc dị ứng xà phòng.
  • Trải qua tiền sử rối loạn lo âu.
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện như ma túy, rượu bia.
  • Có vết thương ở da.
  • Khác biệt văn hóa: Ở một số nơi không được tiếp cận với nước sạch, ảnh hưởng đến thói quen tắm rửa khiến người bệnh có thái độ khó chịu với việc vệ sinh cơ thể.

Cũng cần lưu ý rằng một người không mắc bất kỳ triệu chứng nào ở trên cũng có thể gặp phải hội chứng Ablutophobia. Và ngược lại, một số người có các yếu tố trên lại không bao giờ phát triển hội chứng.

Hội chứng sợ tắm rửa có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ tắm rửa có thể gây ra một số hậu quả xã hội và sức khỏe nghiêm trọng, khiến người mắc chứng bệnh rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nhiều người trong đó có các biểu hiện xấu về sức khỏe như:

  • Cảm thấy buồn nôn, run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt.
  • Khó thở, huyết áp cao, nhịp tim nhanh.
  • Cảm giác xấu hổ vì nhiều nơi coi trọng sự sạch sẽ, nên việc từ chối tắm rửa có thể khiến người bệnh bị chế giễu, làm tăng mức độ ám ảnh.
  • Nếu cha mẹ ép con cái đi tắm, trẻ có thể phát triển hội chứng Ablutophobia nghiêm trọng hơn.

Vì tắm rửa, làm sạch là hoạt động hằng ngày nên nếu người bệnh có hành vi né tránh và không điều trị chứng bệnh sớm thì rất dễ dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực sau:

  • Trầm cảm: Bị trêu chọc vì không tắm rửa khiến người bệnh mắc các bệnh lý khác trong đó có trầm cảm.
  • Việc từ chối tắm rửa khiến vi rút, vi khuẩn dễ lây lan làm nhiễm trùng da, viêm da, nấm trên da,…
hậu quả của hội chứng sợ tắm rửa.
Hội chứng sợ tắm rửa gây ra một số hậu quả xã hội và sức khỏe nghiêm trọng.
  • Sử dụng chất kích thích: Để đối phó với nỗi sợ căn bệnh này, nhiều người tìm đến các chất kích thích như rượu bia, ma túy.
  • Cô lập: Tình trạng không tắm rửa lâu ngày khiến cơ thể có mùi khó chịu, điều này khiến người trong xã hội phán xét và cô lập.
  • Bên cạnh đó nhiều người lựa chọn chống trả cực đoan đối với chứng bệnh này bằng cách tự hại, thậm chí là tự sát.
  • Việc tránh để bị bẩn tại địa điểm, tình huống nào đó có thể làm hạn chế cuộc sống và mối quan hệ xung quanh.

Các cách vượt qua hội chứng sợ tắm rửa

Có nhiều sự lựa chọn trong việc khắc phục hội chứng sợ tắm rửa. Tuy nhiên phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần trước khi quyết định thực hiện bất kì phương pháp điều trị nào sau đây:

1. Sử dụng thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng các loại thuốc lo âu trong việc điều trị hội chứng sợ tắm rửa như d-closerin (DCS) kết hợp với liệu pháp phơi nhiễm. Tuy loại thuốc này chưa có nhiều hứa hẹn trong việc điều trị nhưng có thể giảm bớt các triệu chứng liên quan đến hội chứng sợ tắm rửa sau khoảng 3 tháng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được kê các đơn thuốc dưới sự theo dõi của chuyên gia như thuốc chống trầm cảm (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI), thuốc an thần.

2. Điều trị tại nhà

Các bác sĩ hoặc chuyên gia có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống hoặc có hướng dẫn cụ thể các cách điều trị tại nhà như:

  • Vận động, tập thể dục
  • Các bài tập thư giãn như thiền định
  • Các kỹ thuật thư giãn như yoga
  • Học các bài học thở sâu nhằm nhắc nhở não bộ thư giãn, bình tĩnh
điều trị hội chứng sợ tắm rửa
Người mắc hội chứng sợ tắm rửa có thể thực hiện bài tập thư giãn như thiền định.

3. Điều trị tâm lý

Những người mắc hội chứng Ablutophobia có thể nhận được sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ bắt đầu cuộc phỏng vấn lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác và các liệu pháp điều trị tâm lý phù hợp:

  • Liệu pháp phơi nhiễm: Người bệnh sẽ được tiếp xúc dần với việc tắm rửa. Trong quá trình đó sẽ học được các kỹ năng quản lý cảm xúc, làm giảm tác động của nỗi ám ảnh đối với cuộc sống hàng ngày và sức khỏe.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Bệnh nhân học được các kỹ thuật thay đổi quan điểm về hoạt động tắm rửa, từ đó làm giảm lo lắng và sợ hãi.
  • Liệu pháp nhóm (Group therapy): Chuyên gia tâm lý điều hành nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp, bao gồm những người đối mặt với ám ảnh tương tự. Người bệnh nhận được thông tin, lời khuyên, sự đồng cảm từ các buổi học.
  • Liệu pháp thôi miên lâm sàng: Liệu pháp thôi miên giúp giải quyết nguyên nhân sâu xa bằng cách đưa con người vào trạng thái thư giãn sâu. Sau đó người bệnh xác định và vượt qua những hành vi, suy nghĩ tiêu cực hình thành nên nỗi sợ hãi.

Hội chứng sợ tắm rửa là nỗi ám ảnh có tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh cuộc sống bao gồm sức khỏe tinh thần và thể chất. Nếu không thể tắm rửa vì sợ hãi, hãy tìm ngay đến bác sĩ và chuyên gia để thiết lập kế hoạch điều trị thoát khỏi chứng bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *