Thực trạng nghiện Game Online: Biểu hiện, hệ luỵ, cách cai nghiện

Nghiện game online đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là bệnh tâm thần chính thức cần phải được thăm khám và điều trị y tế. Tuy nhiên, những hiểu biết của cộng đồng về bệnh lý này còn nhiều hạn chế.

Nghiện game là gì? Thực trạng nghiện game online tại Việt Nam

Nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi. Biểu hiện điển hình là không thể kiểm soát cảm giác thèm muốn chơi game, ưu tiên việc chơi game hơn so với những việc khác.

nghiện game online
Nghiện game online là một dạng rối loạn tâm thần liên quan đến việc không thể chế ngự cảm giác thèm chơi game

Nghiện game online đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là bệnh tâm thần và chính thức được bổ sung trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD) từ tháng 6/2019.

Chứng bệnh này khiến người bệnh nhập tâm vào thế giới ảo, chơi game liên tục không nghỉ trong nhiều giờ. Hậu quả là gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất như hiệu suất học tập-làm việc giảm, sống thu mình, cô lập và giảm khả năng giao tiếp.

Theo thống kê của WHO, khoảng 70 – 80% trẻ từ 10 – 15 tuổi yêu thích game online, trong đó có 10 – 15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Con số thực tế của thực trạng nghiện game có lẽ còn cao hơn.

Hiện tại, chưa có khảo sát chính thức về tỷ lệ người nghiện game ở nước ta. Tuy nhiên, thực trạng các vụ việc thương tâm bắt nguồn từ nghiện game ở người trẻ đang tăng cao là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho phụ huynh.

Nghiện game online là bệnh tâm thần, hoàn toàn không phải là sở thích hay thói quen đơn thuần. Tuy nhiên, bệnh lý này khá mới và chỉ mới được WHO công nhận vào năm 2019 nên cộng đồng vẫn chưa có những hiểu biết.

Đây cũng là lý do khiến người nghiện game không được gia đình phát hiện sớm, đến khi xuất hiện những biến chứng như suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng các hành vi kích động, hung hăng,… thì mới được đưa đi điều trị.

Dấu hiệu của chứng nghiện game online

Game online là một thú vui giải trí có tính kích thích, đặc biệt là những trò chơi đối kháng, mang nặng tính thắng thua và so kè lẫn nhau giữa các người chơi.

Trong quá trình chơi, não bộ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone endorphin có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, thỏa mãn và sảng khoái. Hormone này hoạt động mạnh dẫn đến tình trạng người nghiện không thể dứt khỏi trò chơi, từ đó chơi liên tục trong nhiều giờ.

Yêu thích chơi game khác hoàn toàn với chứng nghiện game online. Thông thường, thực trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay thể hiện qua:

thực trạng nghiện game online
Người nghiện game online thường dành ít nhất 2 giờ cho các trò chơi trực tuyến và ưu tiên việc chơi game hơn những vấn đề khác
  • Chơi game online mất kiểm soát, chơi mọi lúc, mọi nơi, bất chấp thời gian và địa điểm trong nhiều giờ liền.
  • Luôn đề cập đến trò chơi trực tuyến, quan tâm quá mức đến thành tích trong game, chỉ kết bạn, trò chuyện với những người có cùng sở thích.
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú với những thứ xung quanh.
  • Nghiện game khiến cho người bệnh bỏ bê những vấn đề quan trọng khác như học tập, làm việc, gặp gỡ bạn bè, giúp đỡ gia đình,…
  • Nếu không được chơi game, hoặc thua game quá nhiều, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực như bồn chồn, cáu kỉnh, dễ nóng nảy và tức giận.
  • Nhiều trẻ vị thành niên chìm đắm trong thế giới ảo để quên đi những sự việc xảy ra không mong muốn trong cuộc sống như xung đột với bố mẹ, gia đình kiểm soát quá mức, người thân không thấu hiểu, thiếu sự quan tâm.…
  • Thường nói dối gia đình về việc học thêm, học nhóm để có thời gian chơi game.
  • Đặc điểm chung thường thấy ở những người nghiện game là tiêu tốn nhiều tiền bạc để đầu tư những thiết bị chơi game. Thậm chí, nhiều trẻ nhịn ăn uống để trang bị cho nhân vật ảo các thiết bị và vật phẩm đắt đỏ.
  • Người bệnh có dấu hiệu suy nhược cơ thể, học tập kém, trí nhớ suy giảm, sống cô lập, tách biệt và giảm khả năng giao tiếp do quá nghiệm game.
  • Nhiều người nghiện game hình thành tư tưởng lệch lạc, hiếu thắng và có các hành vi bạo lực, gây hấn.
  • Nếu nghiện các game bạo lực, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện loạn thần như xuất hiện ảo giác, ảo thanh và hoang tưởng bản thân là nhân vật trong game. Từ đó dẫn đến các hành vi bạo lực gây tổn thương cho chính bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm: Rối loạn tâm thần do nghiện game: Nhận biết và điều trị

Các biểu hiện của bệnh lý này tương đối dễ nhận biết. Ngay khi nhận thấy con trẻ có những biểu hiện kể trên, nên cho trẻ thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây ra chứng nghiện game online

Về cơ bản, game online được tạo ra với mục đích thư giãn. Người chơi có thể xây dựng cho mình một thế giới riêng, hoặc gặp gỡ so tài với những người chơi khác. Đó là mặt tích cực của trò chơi trực tuyến.

Tuy nhiên, game online cũng đi kèm với nhiều hệ lụy, mà thực trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay là minh chứng rõ nhất cho tình trạng này.

Nghiện game online thường xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có sự khác biệt rõ rệt ở từng trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, đặc điểm tính cách, môi trường sống và phương pháp giáo dục của gia đình, nhà trường.

Nguyên nhân nghiện game online
Việc thiếu hụt serotonin tại khe synap não là một trong những nguyên nhân gây chứng nghiện game online

Các nguyên nhân, yếu tố dẫn đến chứng nghiện game:

  • Khi chơi game online, não bộ sẽ tiết ra hormone endorphin và các morphine nội sinh khác có tác dụng hưng phấn, tạo cảm giác thỏa mãn và thoải mái. Sự hưng phấn thôi thúc cảm giác thèm muốn chơi game liên tục.
  • Trẻ có tính cách hung hăng, bạo lực và tư tưởng hiếu thắng thường có nguy cơ nghiện game cao hơn. Nguyên nhân là vì trẻ có thể thỏa mãn với các hành vi bạo lực “ảo”, và giành chiến thắng trước những đối thủ “đáng gờm”. Điều này thôi thúc khao khát được chinh phục, làm chủ và thể hiện bản thân.
  • Nhiều trẻ tìm đến game online để quên đi những sự việc xảy ra không như mong muốn. Thống kê cho thấy, không ít trẻ sa đà vào game online vì muốn né tránh gia đình do phải sống với cha mẹ độc hại, gia đình giáo dục nghiêm khắc, kiểm soát con cái quá mức,…
  • Ngoài ra, gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ và bỏ bê con cái cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sa đà vào game online và bỏ quên những vấn đề quan trọng khác như học tập, bạn bè, gia đình, sức khỏe của bản thân,…
  • Nghiện game online thường xảy ra ở trẻ không có môi trường giải trí lành mạnh. Do đó, trẻ chỉ có thể chơi game online để giải trí. Dần dần trẻ bị nghiện game và không thể thoát khỏi các trò chơi trực tuyến.
  • Đa phần những người nghiện game đều có sự sụt giảm đáng kể của serotonin tại khe synap não (cơ chế tương tự như bệnh sinh của trầm cảm). Chính vì vậy, những trường hợp nghiện game phần lớn đều có biểu hiện trầm cảm.

Học sinh và sinh viên là đối tượng có nguy cơ nghiện game online cao. Nếu không được phát hiện và khắc phục sớm, chứng nghiện game sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và cuộc sống.

Nghiện game online và những hệ lụy nặng nề

Nghiện game online là một dạng rối loạn tâm thần mới xuất hiện trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học công nghệ. Đồ họa và tính năng của game ngày càng được nâng cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người chơi.

Do đó, người chơi rất dễ chìm đắm trong thế giới “ảo” và thỏa mãn với những thành tích đã đạt được. Cảm xúc hứng thú mà game online mang lại khiến không ít người bị sa đà vào các trò chơi trực tuyến.

Nghiện game online gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị suy nhược, mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém, tâm trạng bất ổn và khó kiểm soát hành vi.

Những trẻ không được gia đình quan tâm, bạn bè tẩy chay và chịu ức chế tâm lý trong thời gian dài dễ bị nghiện game hơn do muốn trốn tránh cuộc sống thực bằng cách đắm chìm trong game online.

Tình trạng nghiện game online của giới trẻ hiện nay
Người nghiện game online thường không kiểm soát được cảm xúc, hành vi và thể trạng thường bị suy nhược nặng nề

Nghiện game khiến học sinh, sinh viên tiêu tốn nhiều tiền bạc. Nếu không được gia đình đáp ứng, trẻ sẽ có hành vi trộm cắp, lừa gạt,… thậm chí một số trẻ còn có hành vi bạo lực với mục đích có tiền để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến.

Nghiện game online khiến các em không thể tập trung vào việc học, nghề nghiệp và gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Người bệnh có thể giảm khả năng giao tiếp, sống cô lập và tách biệt với mọi người.

Những bất ổn về tâm lý kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ trầm cảm, hội chứng tự ngược đãi bản thân, rối loạn lo âu, loạn thần, rối loạn hoang tưởng,… Nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý sẽ tăng lên nếu sử dụng rượu bia, chất gây nghiện và không nhận được sự quan tâm đúng mực từ gia đình.

Chẩn đoán chứng nghiện game online

Tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức đối với chứng nghiện game online là chơi game ít nhất 2 giờ mỗi ngày, đi kèm với ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau đây:

  • Sử dụng phần lớn tiền bạc cho mục đích chơi game
  • Có các triệu chứng của bệnh trầm cảm
  • Nói dối về thời gian chơi game
  • Che giấu các cảm giác khó chịu bằng cách chơi game
  • Bỏ bê các vấn đề khác trong cuộc sống
  • Mất nhiều thời gian cho việc chơi game
  • Luôn có cảm giác thèm chơi game
  • Không kiểm soát được việc chơi game online
  • Chơi game liên tục, không ngừng nghỉ trong nhiều giờ liền

Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, chứng nghiện game online sẽ được chẩn đoán chủ yếu qua triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ xem xét những yếu tố nguy cơ như gia đình quá nuông chiều hoặc bỏ bê, không quan tâm, trẻ bị ức chế tâm lý trong thời gian dài,….

Làm sao khắc phục thực trạng nghiện game online

Nghiện game online khiến người bệnh dễ bị ám thị bởi những chiến thắng “ảo”, các vật phẩm, sự hào quang và ngưỡng mộ của mọi người đối với nhân vật của mình, và rất dễ hình thành những quan niệm lệch lạc, không phù hợp với xã hội.

Hiện tại, liệu pháp hóa dược và liệu pháp tâm lý được xem là phương pháp chính trong điều trị chứng bệnh này. Các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng bình ổn tâm lý và tránh tình trạng tái nghiện.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Để tránh những hệ lụy nghiêm trọng do chứng nghiện game online gây ra, gia đình cần cho các em đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

1. Trị liệu tâm lý nghiện game tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Trị liệu tâm lý là phương pháp phổ biến được sử dụng để cải thiện các vấn đề tâm lý của con người, đặc biệt là nghiện game ở độ tuổi vị thành niên.

Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm, nhằm tháo gỡ những cảm xúc, hành vi và suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí, qua đó giúp khách hàng có thể thay đổi dần về tâm trạng, hành vi và lối sống. 

Gia đình có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc những trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để được hỗ trợ. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những lựa chọn hoàn hảo mà phụ huynh có thể tin tưởng.

NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý, giúp đỡ các bạn vượt qua thực trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay.

Khách hàng sẽ được tham vấn, xây dựng lộ trình trị liệu tâm lý, hỗ trợ giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng nghiện game online, từ đó cai nghiện game hiệu quả. 

Ngoài ra, khách hàng cũng được cung cấp các kỹ năng và phương pháp cách chăm sóc sức khỏe tinh thần để có đủ sức mạnh vượt qua khó khăn trong tương lai.

biện pháp cai nghiện game
Trung tâm Tư vấn tâm lý NHC Việt Nam có thể giúp trẻ cai nghiện game hiệu quả hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về liệu trình hỗ trợ trị liệu nghiện game online, khách hàng xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây

2. Điều trị tấn công

Điều trị tấn công sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần tùy theo từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu của giai đoạn này là cắt nhanh cơn nghiện game online, tránh tình trạng bỏ trốn, không hợp tác và hạn chế các hành vi đe dọa đến những người xung quanh.

Nghiện game online có phác đồ tương tự như điều trị nghiện ma túy. Phác đồ sẽ được điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân.

Các loại thuốc được dùng đợt điều trị tấn công:

  • Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc)
  • Thuốc bình thần
  • Thuốc an thần kinh thế hệ mới

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ phải cách ly hoàn toàn với game online nên không tránh khỏi tâm trạng cáu kỉnh, bứt rứt, khó chịu và đôi khi nảy sinh những hành vi hung hăng, bạo lực. Chính vì vậy, tất cả bệnh nhân phải được điều trị nội trú để đảm bảo an toàn.

Gia đình cần tránh tình trạng nhốt con trẻ trong nhà để cai nghiện game. Việc này không mang lại hiệu quả, và trẻ dễ nảy sinh những hành vi đe dọa đến thân thể, thậm chí là tính mạng của bản thân.

3. Điều trị củng cố

Điều trị củng cố có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát. Để đạt hiệu quả cao, bắt buộc phải kết hợp liệu pháp hóa dược cùng với các liệu pháp tâm lý – xã hội. Liệu pháp tâm lý bao gồm:

điều trị nghiện game online
Các hoạt động thể chất sẽ giúp người nghiện game online quên đi cảm giác hứng thú và thỏa mãn khi chơi game
  • Tăng cường các hoạt động thể chất: Tăng cường các hoạt động thể chất như bơi lội, đá bóng, đạp xe, chơi bóng rổ,… có thể hạn chế ảnh hưởng của game online. Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ tiếp xúc với mọi thứ xung quanh, tìm được đam mê thực sự và quên đi cảm giác hứng thú khi chơi game.
  • Từ bỏ internet: Từ bỏ internet là bước quan trọng trong việc chống tái nghiện game online. Người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều bất tiện trong cuộc sống, nhưng đây là yếu tố bắt buộc. Từ bỏ internet là điều rất cần thiết để tránh tình trạng tái nghiện và đảm bảo cuộc sống được ổn định lâu dài.
  • Các liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng trong điều trị chứng nghiện game online. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi, hay trị liệu nhóm là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Người bệnh có động lực hơn, và không để bản thân sa đà vào game online thêm một lần nào nữa.

Điều trị tấn công thường diễn ra trong 4 – 6 tuần nhưng điều trị củng cố cần phải thực hiện trong một thời gian dài. Theo các chuyên gia, thời gian điều trị củng cố phải kéo dài ít nhất 6 năm và tốt nhất là nên duy trì cho đến khi bệnh nhân ngoài 30 tuổi.

Phòng ngừa chứng nghiện game online bằng cách nào?

Chủ động phòng ngừa game online là việc làm vô cùng cần thiết. Gia đình có thể giảm nguy cơ nghiện game cho con bằng cách giáo dục đúng đắn và hướng con đến lối sống khoa học, lành mạnh.

Các biện pháp giúp phòng ngừa nghiện game online:

  •  Luôn thể hiện sự thấu hiểu, tôn trọng con cái, tránh để trẻ sa đà vào những thói quen thiếu lành mạnh.
  • Quản lý thời gian con sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử, hạn chế thời gian sử dụng hàng ngày.
  • Cho trẻ chơi các trò game online phù hợp với lứa tuổi, tránh các game bạo lực và game có nội dung lệch lạc.
  • Giáo dục con đúng cách, hạn chế tình trạng quá nghiêm khắc và kiểm soát thái quá, cũng không được bỏ bê trẻ không quan tâm.
  • Hướng con đến lối sống lành mạnh và khoa học. Đảm bảo con có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể thao, hoặc đi cắm trại ngoài trời.
  • Trang bị cho con những kiến thức về chứng nghiện game, cũng như các hậu quả nghiêm trọng để trẻ có ý thức tránh né.
  • Cho con khám phá những khía cạnh khác trong cuộc sống để tìm ra thế mạnh và sở thích của bản thân. Nếu không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ sẽ chìm đắm trong game online và thế giới ảo.
ngăn ngừa nghiện game online
Gia đình nên tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời để giúp con trẻ phát triển lành mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ nghiện game

Cha mẹ cũng nên cùng con thiết lập mục tiêu học tập phù hợp với thế mạnh, mong muốn và khả năng của con. Từ đó, trẻ có thể xây dựng kế hoạch học tập, không xao nhãng vào game hay các vấn đề không lành mạnh khác.

Nếu cha mẹ gặp khó khăn trong vấn đề này, cha mẹ có thể tham khảo chương trình “Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới” của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam với hành trình khoảng 3-5 tuần.

Nghiện game online đang trở thành vấn nạn toàn cầu với những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu có sự hỗ trợ từ gia đình, trẻ sẽ nhanh chóng vượt qua chứng bệnh này và có thể ổn định cuộc sống lâu dài.

Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghiện game là tương đối cao nên gia đình cần trang bị kiến thức về bệnh và theo sát trẻ trong nhiều năm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm:

Bình luận (37)

  1. Minh Anh says: Trả lời

    Nghiện game có gây trầm cảm không mọi người , 3 kì nghỉ hè con trai chơi game giờ bị trầm cảm ,không biết do game hay gì nữa

    1. Thanh Hà says: Trả lời

      Em chỉ trầm cảm khi thiếu tình cảm – ko có tiền thui, chứ có đợt e nghiện game nhưng là game kiếm tiền và thua nh tiền e rơi vào trang thái hoảng loạn luôn c ạ . Và h đã bỏ đang làm lại cuộc đời.

    2. Trà Trà says: Trả lời

      Đợt trước mình có nghe ở đâu là k phải chơi game bị trầm cảm, mà trầm cảm rồi chơi game thì đúng hơn, người ta thường có xu hướng nghiện một cái gì đó khi muốn trốn tránh thực tại.

    3. Tuấn Anh says: Trả lời

      hên xui, chơi game với trầm cảm nó hay đi vs nhau thật nhưng mà k phải là cái này gây ra cái kia đâu. tuỳ người c ạ. nhưng trước mắt e thấy c cứ giải quyết vấn đề thằng bé bị trầm cảm đã, cho nó đi gặp chuyên gia ng ta giúp tìm ra nguyên nhân gốc rễ cho

    4. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào chị. Cảm ơn anh đã quan tâm. Trung tâm đã gửi thông tin phản hồi về email cho chị. Chị vui lòng check email hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 096 589 800, nhắn tin tại đây: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

  2. Khánh Linh says: Trả lời

    Em họ mình năm nay lớp 11, đang nghiện game, có biểu hiện của trầm cảm vì thấy hắn hay cáu gắt, tức giận vô cớ, cả ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại chơi game đánh đấm. Gia đình mình muốn tìm 1 địa chỉ uy tín để khám tâm lý cho hắn và có cách điều chỉnh càng sớm càng tốt để hết cấp 3 cho đi du học. Mọi người có ai biết ở đâu chữa cai nghiện game và tâm lý uy tín ko ạ?

    1. Minh Đức says: Trả lời

      Bạn này nghiện game lâu chưa e hay mới chỉ đam mê một thời gian thôi? Mấy đứa hồi mới chơi game thường sẽ đắm chìm kiểu như vậy

      1. Khánh Linh says: Trả lời

        Được khoảng 3 tháng anh ạ, mà nhà em ko muốn dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng thần kinh của bạn ý

    2. Hà Phương says: Trả lời

      Gia đình có thể tham khảo bên Tâm lý trị liệu NHC nhé, nhà chị có 1 bạn cũng lớp 11, con trai, trầm cảm do áp lực học tập rồi mới nghiện game nhưng mà đến đây trị liệu thì cải thiện được cả 2 vấn đề.

      1. Ngọc Ánh says: Trả lời

        Bên này ok c ạ, em từng trị liệu rối loạn lo âu ở đây còn chị gái em thì trầm cảm sau sinh

  3. Việt Hùng says: Trả lời

    Các bạn trẻ giờ chơi game nhiều thật ấy, không chỉ con trai đâu mà con gái cũng chơi nhiều, nghiện game cũng có. Mình không phản cảm việc chơi game nhưng biết cách chơi để giải trí hay chơi những game giúp nâng cao tư duy logic hay kỹ năng gì đó thì ok, chứ chơi mà theo phong trào, vào game toàn các bạn lít nhít, chửi thề nói bậy đủ kiểu ra thì thôi.

    1. Thế Anh says: Trả lời

      Em đồng ý với anh ạ, em cũng có một thời gian chơi game, ban đầu cũng vui vì có bạn bè thân thiết lập nhóm, thi thoảng chơi giải stress với nhau. Sau đó thấy nhiều bạn nhỏ vào chơi, môi trường game nó thay đổi hẳn nên bọn em bỏ luôn. Game sinh ra chỉ nên là công cụ để giải trí hoặc cũng có bạn bạn ý phấn đấu trở thành game thủ chuyên nghiệp, đi thi đấu thì ok, còn những mục đich khác thì em không tán thành lắm vì cái gì quá cũng không tốt

    2. Hà Lan says: Trả lời

      Có bận em tò mò cũng tải 1 game khá nổi về chơi thử, em chơi được 2 ngày thì xóa app bỏ luôn. Vì các bạn nhỏ ơi là nhỏ, chỉ khoảng cấp 2 thôi cũng vào chơi mà có tư tưởng khinh thường người cấp cao cấp thấp trong game, rồi phân biệt giàu – nghèo qua việc ai nạp nhiều tiền hơn vào game để mua trang phục, vũ khí gì đó. Thật sự là em đã rất sốc vì các em ý còn nhỏ như thế mà đã có tư tưởng vậy rồi

      1. Thùy Tiên says: Trả lời

        1 phần cx phải tính đến trách nghiệm của các bậc ph. còn nhỏ thì các b í nên đc định hướng, giáo dục và qtam đúng cách. chứ tớ thấy nhiều nhà cứ nghĩ để con tự chơi cx chả sao, cho nó dùng đt hay mấy đồ thông min 1 cách vô tội vạ mà ko có sự quan sát để chỉnh kịp thời í

        1. Hà Lan says: Trả lời

          Ừ cái này tớ công nhận

  4. Chi Chu says: Trả lời

    Trước em có xem video nào trên fb, họ cảnh báo rối loạn tâm thần do nghiện game, nghe xong tự nhiên thấy sợ vì lúc ấy em cũng đang chơi game khá nhiều. Sau đó phải mất 1 thời gian khá dài, cộng thêm việc bận học hơn em mới điều chỉnh lại được. Tự thấy mình may mắn vì chưa đến mức nghiện game và chưa phải đi gặp chuyên gia tâm lý

    1. Thaảo Nhi says: Trả lời

      Tớ vừa đi tìm thử trên fb, ra luôn video này cậu ạ, nghe rén ghê, chắc nghỉ luôn liên quân với hội bạn mất https://www.facebook.com/watch/?v=651370285965721

      1. Chi Chu says: Trả lời

        Ừm đúng video này r cậu ạ, thực ra nếu c biết điểm dừng thì chơi game cũng ko phải xấu và ko phải ai cũng nghiện game

    2. Công Thành says: Trả lời

      Theo quan điểm cá nhân của mình thì một bộ phận các bạn trẻ thời nay có xu hướng bạo lực hơn là do nghiện game, bị rối loạn cảm xúc, rối loạn cả nhân cách ý. Các bạn nhỏ xíu đã chơi mấy game bạo lực chém giết nhau rồi

      1. Huy Quang says: Trả lời

        thời xưa mình chơi bắn bi, thời nay các cháu cầm đt thông minh thao tác chơi game thành thạo hơn cả mình, thật đúng là ko biết nên vui hay nên buồn

        1. Công Thành says: Trả lời

          Đúng rồi em ạ, nhiều khi nói thì bảo mình cổ hủ nhưng có nhiều cái ngày nay nó khác quá, phát triển quá rồi riết không có cách cân bằng lại chỉ thấy hại hơn chứ lợi chưa được bao nhiêu

  5. Ngan Ha says: Trả lời

    ui giờ mới biết WHO coi nghiện game là một bệnh tâm thần

  6. Hương Hương says: Trả lời

    Mình không bao giờ coi game là 1 hình thức giải trí vì bản thân cảm thấy khó dứt ra 1 cái gì đó vui, mình sợ chơi game rồi bị cuốn vào, để nó lấn lướt các thói quen khác dù bạn bè mình rủ rê rất nhiều và không ai nghiện game cả

    1. Minh Thanh says: Trả lời

      toi cx giong nhu b

    2. Trang Minh says: Trả lời

      Thay vì chơi game thì mình đọc sách, nghe podcast hay ra ngoài cafe với bạn bè, ncl dù sao mình cũng ko tìm đến game

      1. Hạnh Lê says: Trả lời

        Bản chất game ko hẳn xấu vì bất cứ cgi được phát minh ra trên đời này đều có giá trị của nó, chỉ có điều khi thành nghiện rồi thì nó chắc chắn là xấu

        1. Trúc Phương says: Trả lời

          Cô giáo dạy tâm lý học của e bảo, nhiều khi sự vật sự việc đó không sai, sai là do cách mình sử dụng hay ứng xử với nó thôi, e thấy nó giống ý c đang muốn nói

    3. Việt Chinh says: Trả lời

      M từng chơi game với mục đích giải trí nhưng chơi đc 3 ván thôi thấy ko hợp văn hóa lắm nên bỏ luôn

      1. Phương Anh says: Trả lời

        Ooi vậy mà có nhiều ng nghiện được mới tài

  7. Hà Chi says: Trả lời

    Làm thế nào để chắc chắn mình đang nghiện game hả mọi người? Mình thấy mình có khá nhiều biểu hiện như kiểu chơi game quên thời gian, nhiều khi chỉ muốn chơi game, không muốn làm gì khác nhưng cơ bản cuộc sống của mình vẫn vậy, mình không bị suy nghĩ tiêu cực hay cáu gắt vô cớ vân vân

    1. Khanh Trần says: Trả lời

      E bao nhiêu tuổi rồi bé?

    2. Hường Vũ says: Trả lời

      Tùy ng mà biểu hiện có thể khác nhau em ạ, đôi khi em tự nhận thấy mình như vậy nhưng sự thật chưa chắc đã là thế

    3. Ha Pham says: Trả lời

      Cháu có thể nói với ba mẹ để đến găp chuyên gia tâm lý, họ sẽ giúp cháu xác định chính xác hơn. Con gái cô trước có bận cũng như cháu và gia đình cho bạn ý đến chuyên gia tâm lý thì ổn

      1. Hà Chi says: Trả lời

        cô ơi cô đưa em đến chỗ nào vậy ạ? cháu thấy quảng cáo trên mạng khá nhiều mà không biết ở đâu uy tín, vì ba mẹ cháu khá khó tính, muốn xin ba mẹ đưa đi đâu thì phải nói rõ ràng mọi thứ ạ

      2. Ha Pham says: Trả lời

        Trung tâm NHC cháu, cô thấy nhiều người đưa con đến chỗ này

        1. Hà Chi says: Trả lời

          vâng cháu cảm ơn cô ạ

  8. Đặng Duy Hùng says: Trả lời

    Em ko biết mình bị nghiện game hay không, nhưng cứ sau 10h trưa là phải tắt 🙂

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *