Các giai đoạn tâm lý sau khi chia tay và cách vượt qua

Đối với những ai yêu thật lòng thì việc nói lời chia tay là một điều hết sức khó khăn. Sau khi kết thúc một cuộc tình họ thường phải trải qua những ngày tháng buồn bã, đau khổ và day dứt. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến 5 giai đoạn tâm lý sau khi chia tay thường gặp nhất được đề xuất bởi nhà tâm lý học Elisabeth Kübler-Ross.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Sau khi kết thúc một cuộc tình chắc hẳn ai cũng phải trải qua những ngày tháng buồn bã, đau khổ

Các giai đoạn tâm lý sau khi chia tay

Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có được một tình yêu “màu hồng” và có thể đi cùng nhau đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trong chuyện tình cảm có rất nhiều việc không thể đoán trước được và chia tay cũng là một điều khó tránh khỏi. Dù bạn là người có tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối thì sau khi chia tay đều sẽ cảm thấy đau buồn và chán nản.

Cảm giác thất vọng, mệt mỏi, chán chường sẽ lan tỏa và bao trùm khắp cả tâm trí và cơ thể. Cũng bởi lúc này não bộ sẽ liên tục giải phóng ra các loại hormone gây căng thẳng, điển hình nhất là adrenaline. Những loại hormone này sẽ di chuyển vào máu khiến cho hệ tim mạch phải làm việc không ngừng nghỉ gây nên tình trạng co thắt nhanh hơn so với mức bình thường. Điều này có thể giải thích vì sao sau khi chia tay nhiều người lại cảm thấy đau nhói ở tim, thậm chí còn có ý muốn tự sát.

Cũng chính vì những cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện sau khi chia tay mà chúng ta cần phải nhận thức được mình đang ở đâu, trong giai đoạn tâm lý nào để có thể sáng suốt hơn trong những quyết định của mình. Thực tế, việc kết thúc một mối tình không hẳn là một điều tồi tệ, đôi lúc nó chính là một “phép thử” để bạn có thể trở nên tốt hơn.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Trong cuốn sách On Death and Dying của nhà tâm lý học Elisabeth Kübler-Ross được xuất bản vào năm 1969 cũng có nhắc đến 5 giai đoạn tâm lý sau khi chia tay. Tuy nhiên, không phải ai sau khi chấm dứt một cuộc tình đều phải trải qua tất cả các giai đoạn này theo đúng thứ tự được nhắc đến sau đây.

1. Giai đoạn phủ nhận

Sau khi vừa mới chia tay, tâm lý thường gặp nhất của chúng ta đó chính là phủ nhận sự thật. Mặc dù đã kết thúc một chuyện tình nhưng bạn vẫn không thể chấp nhận rằng đối phương sẽ không còn là người yêu của mình, nhất là khi bạn là người bị động. Trong giai đoạn này, cảm xúc của bạn sẽ bị chiếm lấy bởi con tim nhiều hơn, vì thế bạn luôn có niềm tin rằng mọi chuyện vẫn có thể cứu vãn và cả hai vẫn còn có cơ hội quay lại với nhau.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Sau khi vừa mới chia tay, tâm lý thường gặp nhất của chúng ta đó chính là phủ nhận sự thật.

Đêm đầu tiên sau khi chia tay, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán và đau khổ, các cơn co thắt trở nên nặng nề và dữ dội. Lúc này trong tâm trí không thể suy nghĩ thêm về những vấn đề khác, cảm giác hụt hẫng, trống rỗng sẽ bao trùm lên toàn bộ tâm trí. Bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, mặc dù không có việc gì bận cũng vẫn không thể chợp mắt.

Một số trường hợp khi không chấp nhận được việc chia tay nên sẽ có xu hướng nhắn tin, đặt ra hàng loạt câu hỏi cho đối phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bạn không nên làm như thế vì càng “quấy rối” cuộc sống của người yêu cũ sẽ càng khiến bạn trở nên đáng thương, đôi lúc một chút tình cảm còn lại của họ dành cho bạn cũng không còn nữa.

2. Giai đoạn giận dữ

Giận dữ là một trong các giai đoạn tâm lý thường gặp sau khi chia tay. Sau thời gian cố gắng tìm kiếm các lý lẽ để phủ nhận sự thật rằng mối tình của bạn đã chấm dứt thì bạn sẽ bắt đầu nhìn rõ hơn vào thực tế và cảm nhận nỗi đau dâng trào. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra rất nhiều các loại hormone tiêu cực, điển hình như cortisol và adrenaline khiến cho bạn cảm thấy vô cùng tức giận và oán trách bản thân hoặc với người yêu cũ, thậm chí là những người xung quanh.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Giận dữ là một trong các giai đoạn tâm lý thường xuất hiện ở những người sau khi chia tay

Đây cũng chính là giai đoạn mà chúng ta dễ nói ra những lời làm tổn thương người khác và chính mình như “Anh là kẻ tồi”, “Tôi đã nhìn nhầm cô”, “Mình thật ngu ngốc”,….Thậm chí để có thể hoàn chỉnh đóng vai thành những nạn nhân “tội nghiệp” họ còn tạo ra hàng loạt chi tiết, câu chuyện drama để có thể thỏa thích thể hiện sự tức giận, bực tức trong lòng.

Thực chất việc bạn giận dữ, tức tối cũng là điều dễ hiểu vì giai đoạn này có thể bạn vẫn chưa thể buông bỏ được mọi thứ. Lúc này bạn sẽ có nhiều xu hướng đổ lỗi cho người khác, không muốn chịu trách nhiệm và tìm lý do để tự biện hộ cho bản thân. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng, tình yêu chỉ tồn tại khi nó xuất phát từ hai phía. Kể cả đối phương có lừa dối bạn thì bạn cũng cần hiểu rằng bản thân cũng chính là một phần tạo ra những khoảng trống để người thứ 3 có cơ hội xuất hiện.

3.  Giai đoạn đàm phán

Sau khi trải qua quá trình liên tục phủ nhận và tức giận dữ dội thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra bản thân đang đứng trước nguy cơ bị đẩy vào hố sâu. Lúc này chắc chắn bạn sẽ không thể chấp nhận được nỗi đau này và cố gắng níu giữ, muốn hàn gắn lại mối quan hệ. Nhiều trường hợp sẽ sử dụng mọi cách để níu kéo đối phương, từ việc đàm phán, thương lượng cho đến những lời nói, hành vi đe dọa.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Nhiều người sau khi chia tay liên tục nhắn tin, gọi điện nhằm níu kéo, van xin đối phương quay lại

Có rất nhiều các trường hợp, sau khi chia tay, đối phương sẽ đến khóc lóc, liên tục gọi điện, đứng trước cửa nhà, đến nơi làm việc, năn nỉ, van xin để mong người kia có thể đổi ý và tiếp tục vun đắp cho cuộc tình. Hoặc thậm chí cũng có những người sử dụng các biện pháp bạo lực, đe dọa sát hại nếu người yêu cũ không đồng ý tiếp tục mối quan hệ tình cảm. Nếu bạn cứ liên tục thực hiện những hành vi này chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi, tuyệt vọng, đối phương cũng sẽ cảm thấy phiền và chán ghét bạn nhiều hơn.

4. Giai đoạn trầm cảm

Đây cũng chính là lúc những cảm xúc tiêu cực, cảm giác tuyệt vọng, bế tắc, chán chường xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm trí của bạn. Giai đoạn này sẽ được thể hiện một cách đa dạng, mỗi người sẽ trải qua nó một cách khác nhau. Có người sẽ ủ rũ, buồn chán, tự nhốt mình trong phòng. Có người muốn chết, cảm thấy cuộc đời không còn ý nghĩa và muốn chấm dứt sự sống của mình. Cũng có người lạm dụng cờ bạc, rượu chè, thuốc lá để giải tỏa nỗi sầu.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Sự tuyệt vọng, bế tắc, chán chường sẽ bao trùm lên toàn bộ tâm trí của những người sau khi chia tay

Những ngày trong giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy mọi thứ như trở nên vô vọng, không còn một chút sức lực nào cả. Bạn thậm chí còn nghĩ rằng bản thân sẽ mãi buồn chán, đau khổ, bế tắc và không thể vượt qua được. Thực tế cũng đã có không ít các trường hợp sau khi chia tay không thể thoát ra khỏi những cảm xúc trầm cảm và dẫn đến rất nhiều hậu quả bi thương sau đó.

5. Giai đoạn chấp nhận

Giai đoạn chấp nhận sẽ xuất hiện khi bạn đã dần quen với nhịp sống không còn sự hiện diện kề bên của người ấy. Lúc này thực chất không phải là bạn đã hoàn toàn quên đi người đó nhưng bạn đã có thể buông bỏ và dần chấp nhận sự thật. Vì thế, nếu tình cờ có người nhắc đến tên của đối phương bạn cũng sẽ cảm thấy buồn đôi chút nhưng bạn đã không còn sự kì vọng hay mơ mộng thêm về mối quan hệ đã cũ.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Sau một khoảng thời gian họ cũng sẽ dần chấp nhận và tiếp tục cuộc sống của chính mình

Bạn bắt đầu đã chấp nhận sự rời bỏ của người đó trong cuộc đời của mình và hiểu rằng sự ra đi của họ sẽ là cũng giống như một chiếc áo đã “cũ”. Đến khi nó không còn vừa vặn và phù hợp nữa thì việc từ bỏ là điều tất yếu. Tùy vào mỗi người mà thời gian xuất hiện giai đoạn này sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường cũng phải trải qua một khoảng khá lâu bạn mới có thể hoàn toàn đến với giai đoạn tâm lý này.

Cách vượt qua những giai đoạn tâm lý sau chia tay

Sau khi một cuộc tình tan vỡ chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy buồn bã và vô cùng đau khổ. Khi đứng trước những nỗi đau sau khi chia tay, nhiều người có thể cảm thấy tuyệt vọng, chán chường, tự dằn xé bản thân nhưng cũng có người biến đau thương trở thành động lực và càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, dù bạn ở tuýp người nào thì cũng phải vượt qua được những giai đoạn tâm lý phức tạp sau khi chia tay để có thể mạnh mẽ tiến về phía trước. Hãy hiểu rằng, chia tay không thực sự đáng sợ, thứ đáng sợ nhất đó chính là bạn không thể đánh bại được nỗi đau của chính mình.

Để có thể nhanh chóng vượt qua được những giai đoạn tâm lý sau khi chia tay thì trước hết bạn cần biết được bản thân đang ở trong giai đoạn nào. Sau đó việc bạn nên làm là:

1. Giai đoạn phủ nhận

Cũng bởi lúc này bạn vẫn chưa thể chấp nhận được ngay việc bản thân đã không còn được ở cạnh bên để quan tâm, chăm sóc. Vì thế việc bạn nên làm lúc này đó chính là học cách chấp nhận từng chút một. Bạn nên hiểu rằng, cuộc sống sẽ thay đổi mỗi ngày, tình yêu cũng không phải là điều ngoại lệ và người bạn yêu cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó.

Có thể cả hai đã từng có những khoảng thời gian tuyệt đẹp cùng với nhau, cũng đã từng hứa hẹn nhiều điều về tương lai và những điều đó hoàn toàn xuất phát từ con tim. Tuy nhiên, hiện tại họ đã không còn muốn thực hiện lời hứa đó và không muốn tiếp tục đi trên con đường của hai người. Vì thế, bạn cần phải học cách chấp nhận rằng, đôi khi lời hứa cũng chỉ đơn giản là một câu nói hết sức bình thường, không nên cứ đem nó ra để tự dằn vặt bản thân.

2. Giai đoạn giận dữ

Giận dữ là một trong các giai đoạn tâm lý thường gặp ở hầu hết những người sau khi chia tay. Như đã chia sẻ ở trên, phản ứng này đôi lúc là sự biểu hiện của sự chưa thể buông bỏ và cố gắng để đổ lỗi cho một ai đó. Vì thế điều bạn cần làm để vượt qua giai đoạn này đó chính là bình tĩnh và chấp nhận rằng việc chia tay là do lỗi của cả hai.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Gặp gỡ bạn bè là một trong những cách giúp bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn sau khi chia tay

Bạn cần hiểu rằng, trong chúng ta không ai là hoàn hảo, chúng ta sẽ luôn có những lựa chọn sai lầm của bản thân. Việc nhìn nhận lại những sai lầm của chính mình sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này, đồng thời biết được những điều sai của mình để có thể trở nên tốt hơn trong tương lai. Việc cứ liên tục tức giận không thể giải quyết được vấn đề mà còn khiến cho khí chất của bản thân bị mất đi trước mặt nhiều người, đôi lúc lại làm tổn thương đến chính mình.

Lúc này bạn hãy tìm cho mình một vài hoạt động để giải trí, thư giãn như nghe nhạc, xem phim, gặp gỡ bạn bè,….Hoặc đọc một cuốn sách có nội dung thú vị cũng giúp bạn có được lối suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn. Hãy tập mỉm cười nhiều hơn bởi nụ cười chính là “liều thuốc” tốt nhất giúp bạn xoa dịu tâm hồn và giảm nhanh các cơn tức giận vô cớ.

3. Giai đoạn đàm phán

Việc lúc này bạn cần làm đó chính là tránh xa các trang mạng xã hội và những phương tiện có thể liên lạc với đối phương. Đừng nóng vội kết nối với người ấy, cũng đừng liên tục gửi tin nhắn, gọi điện nhằm mục đích van xin, đàm phán và níu kéo tình cảm.

Tốt nhất bạn nên tránh xa mạng xã hội một thời gian, đừng cứ tìm kiếm các hình ảnh, kỉ niệm liên quan đến người yêu cũ hoặc theo dõi xem họ đang làm gì. Ngay cả những dòng trạng thái buồn chán, thất tình của bạn cũng không thể làm thay đổi được mọi thứ. Vì thế đừng nên cố gắng bày tỏ sự đau buồn, chán nản của mình lên mạng, điều này chỉ càng làm cho bạn thêm tổn thương và đau khổ.

Việc rời xa mạng xã hội sẽ giúp bạn có thêm khoảng thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Lúc này bạn cũng có thể thoải mái thực hiện những điều mà mình yêu thích, đi những nơi mà bản thân đã từng mơ ước hoặc gặp gỡ bạn bè để nhanh chóng quên đi người ấy.

4. Giai đoạn trầm cảm

Đây chính là giai đoạn hoàn hảo để bạn có thể bắt đầu những ý tưởng mới và tập trung hoàn toàn năng lực của mình vào công việc để có thể quên đi nỗi buồn. Bạn nên biết rằng, dù có thất tình bạn cũng không thể nằm yên một chỗ khóc lóc từ ngày này sang ngày khác.

Giai Đoạn Tâm Lý Sau Khi Chia Tay
Tạo cho mình sự bận rộn cũng là phương thức hiệu quả giúp bạn tránh khỏi những nỗi muộn phiền

Hãy đứng dậy và bắt đầu công việc của mình. Đó có thể là tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, những khóa học ngoài giờ, những câu lạc bộ thể thao dựa theo sở thích. Việc tự làm mình bận rộn và yêu thương bản thân nhiều hơn cũng là cách tốt nhất để bạn vượt qua được giai đoạn tâm lý khó khăn này.

Dù bạn có cảm thấy tuyệt vọng, dù cho trên con đường từ nhà đến chỗ làm bạn cứ liên tục khóc thì vẫn cứ đi, có thể vừa đi vừa khóc nhưng khi đã đến nơi làm việc thì hãy lau khô nước mắt và bắt đầu hoàn thành mọi việc. Cuối cùng, sau khi bạn đã chán ngán với việc khóc lóc, buồn bã, trầm cảm thì bạn cũng sẽ thấy việc chia tay không phải là điều gì quá ghê gớm.

5. Giai đoạn chấp nhận

Lúc này chắc hẳn bạn đã cảm thấy bình tĩnh và ổn định hơn rất nhiều. Sau một khoảng thời gian đau khổ, buồn chán thì việc chấp nhận và bình thản sống tiếp cuộc sống của mình là điều mà bạn cần phải làm. Hãy học cách yêu bản thân nhiều hơn, chăm chút cho ngoại hình và làm những điều giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.

Thực tế, chia tay không phải là điều gì đó quá to lớn và đáng sợ. Nỗi đau sau khi chia tay cũng sẽ phần nào làm hủy hoại đến các tế bào thần kinh của chúng ta. Tuy nhiên nó cũng giúp cho bản thân trở nên trưởng thành và thấu hiểu chính mình hơn. Hãy suy nghĩ về những điều tích cực và những gì bạn nhận được sau khi kết thúc một cuộc tình. Đồng thời hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân để có thể đưa ra những lựa chọn mới, đúng đắn và phù hợp hơn.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc nắm bắt được các giai đoạn tâm lý sau khi chia tay. Tuy nhiên, đừng quên rằng thời gian chính là “liều thuốc” kì diệu giúp bạn có thể xoa dịu được nỗi đau. Hãy biết yêu thương bản thân và biến những sự đau khổ thành sức mạnh để có thể trưởng thành và tìm kiếm hạnh phúc trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *