Vô cảm với người thân trong gia đình: Hệ luỵ & cách cải thiện

Vô cảm với người thân trong gia đình thường bắt nguồn từ suy nghĩ sai lệch và cách giáo dục không đúng đắn. Thái độ vô cảm có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Vô cảm trong gia đình là gì? Thực trạng hiện nay

Vô cảm trong gia đình là tình trạng thiếu sự quan tâm, chia sẻ giữa những người thân. Họ không hề có cảm xúc xót thương, buồn bã khi người thân gặp chuyện không may.

Vô cảm với người thân
Thái động sống vô cảm với người thân trong gia đình đang dần trở nên phổ biến

Ngày nay, mọi người chú trọng vào những giá trị vật chất hơn tinh thần. Con người xem trọng “cái tôi” bản thân thay vì những người xung quanh.

Hiện tại, chưa có thống kê về tỷ lệ người có lối sống vô cảm. Tuy nhiên tình trạng con cái sống vô cảm, bỏ mặc ông bà và bố mẹ, hoặc cha mẹ xem nhẹ con cái, xảy ra rất thường xuyên.

Sự vô cảm của người trẻ còn được thể hiện trong mối quan hệ xã hội. Về cơ bản, thái độ sống vô cảm thường bắt nguồn từ môi trường sống, và cách giáo dục của gia đình

Tuy nhiên, những ảnh hưởng nặng nề của lối sống này có tốc độ “lây lan” rất nhanh, trở thành “căn bệnh nan y”. Sự vô cảm có thể lan dần và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Nhận biết thái độ vô cảm trong gia đình

Vô cảm với những người thân trong gia đình được thể hiện qua nhiều biểu hiện khác nhau. Tùy theo mức độ, những biểu hiện có thể gặp phải bao gồm:

  • Người thân không quan tâm đến nhau, chỉ chú ý đến cảm xúc và lợi ích bản thân.
  • Các thành viên trong gia đình không bày tỏ sự tình yêu thương lẫn nhau.
  • Người vô cảm không quan tâm, không đồng cảm khi người thân gặp khó khăn
  • Sống tách biệt, cô lập với những thành viên khác trong gia đình.
  • Không muốn gặp các thành viên khác, thậm chí không ăn cùng với gia đình.
  • Cảm thấy khó chịu khi được mọi người quan tâm, hỏi han
  • Trở nên chai lì, không đau buồn, và xót thương khi mất đi người thân.
  • Lời nói, hành vi thể hiện rõ thái độ bất cần, thờ ơ
  • Không bao giờ gọi điện hỏi han gia đình
  • Cung cấp đầy đủ vật chất, nhưng không chia sẻ và hỏi han cuộc sống

Vô cảm trong gia đình là khởi nguồn của nhiều vấn đề. Nếu không ngăn chặn kịp thời, thái độ vô cảm sẽ xảy ra ở những khía cạnh khác như nhà trường và xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm trong gia đình

Để có biện pháp cải thiện kịp thời, cần xác định những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vô cảm với người thân trong gia đình:

1. Bố mẹ nuông chiều và bảo bọc quá mức

Ngày nay, nhiều bố mẹ nuông chiều và bảo bọc con thái quá. Họ nghĩ đến tuổi thơ cơ cực của bản thân nên muốn con có được cuộc sống tốt nhất.

Tuy nhiên, trẻ sống trong sự sung túc và đủ đầy sẽ dần hình thành tính ích kỷ. Trẻ không biết cách quan tâm và chia sẻ đến những người xung quanh.

Vì luôn được ba mẹ cưng chiều nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, cáu kỉnh và tức giận khi bị từ chối. Trẻ hình thành tư duy ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân.

trẻ vô cảm trong gia đình
Bố mẹ nuông chiều, bảo bọc quá mức khiến con cái sống vô cảm

Trẻ hầu như chỉ biết “nhận” mà không biết “cho” đi. Trẻ nghĩ rằng bản thân có đặc quyền riêng, không ai có được xâm phạm. Dần dần trẻ sẽ trở nên vô cảm, không quan tâm đến người thân

Những trẻ được gia đình bảo bọc quá mức thường nghèo nàn về cảm xúc. Trẻ không biết thương xót cho những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.

2. Gia đình bỏ bê, không quan tâm

Ngoài ra, thái độ sống vô cảm trong gia đình cũng có thể do bố mẹ quá bận rộn. Bố mẹ không quan tâm đến con cái vì nghĩ con đã lớn. Họ nghĩ bản thân chu cấp đầy đủ vật chất nên ít quan tâm đến con.

Tuy nhiên, bản thân con cái lại rất cần sự quan tâm của bố mẹ. Con chỉ đơn giản muốn có bố mẹ ở bên cạnh, quan tâm và chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Nếu bố mẹ bỏ bê và ít quan tâm đến con cái, con sẽ không cảm nhận được tình yêu thương và dần dần trở nên vô cảm với những người thân trong gia đình.

3. Bố mẹ là người vô cảm

Nếu bố mẹ vốn dĩ là người vô cảm, con cái cũng sẽ bắt chước. Bản thân trẻ chưa có hiểu biết về cuộc sống nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Khi sống chung với bố mẹ là người thờ ơ, lãnh đạm và vô cảm với mọi thứ, con cái cũng sẽ lớn lên với những suy nghĩ và tính cách tương tự.

4. Ảnh hưởng của mạng xã hội

Sự ra đời của mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển khoa học công nghệ cũng đi kèm với nhiều hệ lụy.

Trên các mạng xã hội, người trẻ được thể hiện bản thân và dần dần chạy theo vật chất. Nhiều trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi trở nên vô cảm với gia đình vì giam mình quá lâu trong thế giới ảo.

Thậm chí, một số con cái thù ghét bố mẹ do sinh con ra trong gia đình không khá giả. Trẻ bị ám ảnh về những tấm hình “lung linh” và cuộc sống đủ đầy trên mạng xã hội.

5. Sống với cha mẹ độc hại

Cha mẹ độc hại thực sự nỗi ám ảnh của con cái. Dạng cha mẹ này khiến con phải đối mặt với những tổn thương về thể chất, tinh thần.

cha mẹ vô tâm với con cái
Thái độ vô cảm có thể bắt nguồn từ việc trẻ phải sống với cha mẹ độc hại

Những lời nói, hành động từ cha mẹ độc hại sẽ khiến trẻ chai sạn và vô cảm với mọi thứ xung quanh – đặc biệt là gia đình. Những bậc cha mẹ này thường không biết cách giáo dục con cái đúng đắn.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đicon cái không ý thức được các giá trị về đạo đức và không được rèn những tính cách tốt. Về lâu dài, con cái có xu hướng sống hời hợt, vô tâm với những người thân trong gia đình.

Xem thêm: Cha Mẹ Độc Hại Là Gì? Đặc Điểm Nhận Biết Và Sự Ảnh Hưởng Đến Con Cái

Vô cảm trong gia đình và hệ lụy không ngờ đến

Vô cảm là mối nguy hại của gia đình và xã hội. Tình trạng này cho thấy sự suy đồi về đạo đức và nhân cách. Đồng thời nó cũng phản ánh cách giáo dục sai lầm từ gia đình và nhà trường.

Thái độ sống vô cảm sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của gia đình. Chúng khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa cách.

Lối sống vô cảm khiến bản thân mỗi người trở nên nghèo nàn về cảm xúc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình. Sự vô cảm cũng khiến ta mất đi hứng thú và động lực trong cuộc sống.

Người vô cảm chỉ quan tâm đến bản thân, không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Những người này thường không thể thành công do không có động lực và quyết tâm.

Nếu một bộ phận lớn có lối sống vô cảm, xã hội sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, gia đình cần phải có biện pháp khắc phục khi nhận thấy con cái đang trở nên vô cảm.

Cách cải thiện tình trạng vô cảm trong gia đình

Vô cảm trong gia đình sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu dài. Gia đình và bản thân người sống vô cảm cần thực hiện các biện pháp cải thiện để bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn.

1. Hướng khắc phục dành cho bố mẹ

Phần lớn những trường hợp vô cảm với người thân trong gia đình đều do bố mẹ giáo dục sai cách. Cha mẹ không quan tâm, giáo dục con cẩn thận.

Ngoài thái độ sống vô cảm và thờ ơ, giáo dục không đúng đắn còn khiến con cái hình thành những suy nghĩ và quan niệm sai lệch. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại và tương lai.

Thái độ vô cảm trong gia đình
Gia đình nên bồi dưỡng nhân cách cho con cái từ sớm

Để giúp con bồi dưỡng tâm hồn và gạt bỏ lối sống vô cảm, gia đình cần:

  • Cải thiện bản thân: Trong quá trình trưởng thành, con sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi lối suy nghĩ và quan niệm sống của gia đình. Do đó, bố mẹ cần cải thiện bản thân và thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với con cái, với những người thân. Dần dần, trẻ cũng sẽ học được đức tính tốt này.
  • Nghiêm khắc với con cái: Không nên nuông chiều con cái quá mức. Bố mẹ cần nghiêm khắc để con thay đổi tính ích kỷ, giúp trẻ không còn chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Tuy nhiên, sự nghiêm khắc cũng cần vừa phải. Tránh giáo dục hà khắc khiến trẻ trở nên trơ lì và chai sạn cảm xúc.
  • Tôn trọng và lắng nghe con: Tôn trọng và lắng nghe con là cách đơn giản để giúp con biết cách quan tâm, chia sẻ với những người thân trong gia đình. Hơn nữa, việc tôn trọng trẻ cũng sẽ con nâng lòng tự trọng. Trẻ nhận thức được những điều đúng sai, có sự đồng cảm và chia sẻ hơn.
  • Bồi dưỡng nhân cách cho con: Bên cạnh việc học tập, gia đình cũng cần bồi dưỡng nhân cách cho con. Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ việc nuôi dưỡng tâm hồn, hệ quả là con trẻ nghèo nàn cảm xúc và sống vô cảm với gia đình. Chính vì vậy, gia đình cần bồi dưỡng nhân cách cho con ngay từ nhỏ.

2. Các biện pháp cải thiện cho con cái

Bên cạnh những biện pháp khắc phục từ gia đình, con cái cũng cần tự cải thiện bản thân.

  • Nâng cao ý thức về các giá trị đạo đức: Các em nên tăng cường đọc sách để tự nâng cao ý thức về những giá trị đạo đức cao đẹp như tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân cách, vị tha, bao dung,…
  • Học cách chia sẻ và quan tâm với người khác: Cách đơn giản nhất để thay đổi lối sống vô cảm là học cách quan tâm đến những người xung quanh. Nhờ đó con trẻ sẽ cảm nhận được cảm xúc mất mát và buồn bã, từ đó dần có sự thấu cảm và chia sẻ. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, và những người xung quanh.

Vô cảm với người thân trong gia đình khiến cho tình cảm giữa những thành viên bị sứt mẻ, phai nhạt. Để xây dựng gia đình hạnh phúc và xã hội lành mạnh, bố mẹ cần chú trọng đến việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho con.

Cá nhân mỗi người cũng cần nâng cao ý thức về chuẩn mực đạo đức. Hãy hướng bản thân đến những giá trị bền vững thay vì chỉ quan tâm đến vật chất, quyền lợi.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Tham khảo thêm:

Bình luận (1)

  1. Hoa Ly says: Trả lời

    viết văn nghị luận mà tìm đc trang này thì tuỵt vời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *