8 Cách để không bị cảm xúc chi phối làm chủ bản thân

Trong cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với những tình huống mà cảm xúc chi phối làm chủ bản thân khiến cá nhân mất kiểm soát, dẫn đến những quyết định sai lầm và hành động không đáng có. Việc học cách nhận diện và quản lý cảm xúc của mình không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống mà còn là chìa khóa để xây dựng tương lai tốt đẹp.

Lý do tâm lý khiến bản thân bị cảm xúc chi phối

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và quyết định hàng ngày. Tuy nhiên, khi cảm xúc chi phối quá mạnh mẽ, nó có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực khó lường.

cảm xúc chi phối
Hiện nay con người thường dễ bị cảm xúc chi phối và không thể làm chủ bản thân

Có nhiều lý do tâm lý khiến chúng ta dễ bị cảm xúc chi phối và việc nhận thức rõ các yếu tố này có thể giúp chúng ta quản lý cảm xúc tốt hơn. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến bao gồm:

  • Căng thẳng và lo âu:

Căng thẳng và lo âu là hai trạng thái tâm lý thường gặp gây ra nhiều tác động tiêu cực. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol – ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc, khiến bản thân dễ bị kích động và bộc phát cảm xúc hơn.

  • Tự ti và lòng tự trọng thấp:

Những người có lòng tự trọng thấp dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận và lo lắng. Đồng thời có xu hướng tự trách móc bản thân, phóng đại những sai lầm của mình, dẫn đến đưa ra quyết định vội vàng dựa trên cảm xúc. Cảm giác tự ti khiến người đó dễ bị tổn thương trước những lời chỉ trích hoặc thất bại.

  • Tiền sử sang chấn tâm lý:

Người trải qua sang chấn tâm lý trong quá khứ như bạo lực gia đình, tai nạn nghiêm trọng, mất mát người thân thường khó kiểm soát cảm xúc. Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến cách cá nhân phản ứng với cảm xúc, gây ra sự kích động. Các trải nghiệm đau thương này có thể để lại ám ảnh và làm tăng khả năng phản ứng quá mức đối với các tình huống căng thẳng hiện tại.

  • Rối loạn tâm lý:

Các triệu chứng của một số rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảmrối loạn nhân cách ranh giới (BPD) có thể khiến người mắc bệnh khó kiểm soát cảm xúc. Chúng bao gồm thay đổi tâm trạng đột ngột, bùng nổ cảm xúc và hành vi bốc đồng. Ví dụ, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có thể trải qua cơn giận dữ dữ dội hoặc cảm thấy trống rỗng mà không rõ lý do, gây ra khó khăn trong quan hệ và cuộc sống hàng ngày.

  • Sử dụng chất kích thích:

Sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến thay đổi tâm trạng, bùng nổ cảm xúc và có hành vi thiếu kiểm soát. Những chất này thường gây ra sự mất cân bằng hóa học trong não, làm tăng sự kích động hoặc thậm chí trầm cảm. Phụ thuộc vào các chất kích thích này còn tạo ra cảm xúc tiêu cực và hành vi tự hủy hoại.

  • Môi trường sống:

Môi trường sống độc hại, đầy căng thẳng và xung đột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và khả năng quản lý cảm xúc của một người. Sống trong một môi trường thường xuyên có mâu thuẫn, áp lực công việc cao, thiếu tình thương có thể khiến con người dễ dàng bị cảm xúc chi phối.

nguyên nhân cảm xúc chi phối
Trải nghiệm sang chấn tâm lý có thể làm con người bị cảm xúc chi phối

Cảm xúc chi phối con người như thế nào?

Cảm xúc có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, hành vi và quyết định của con người. Chúng có thể chi phối con người theo nhiều cách khác nhau và mang lại những tác động tích cực. Cảm xúc tích cực như hạnh phúc, niềm vui giúp mọi người cảm thấy khỏe mạnh, lạc quan và có khả năng chống chọi với căng thẳng tốt hơn. Chúng cũng giúp mỗi người kết nối với những người khác và xây dựng các mối quan hệ bền chặt.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chi phối của cảm xúc cũng mang lại kết quả tích cực từ việc ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, quyết định, sức khỏe đến các mối quan hệ xã hội.

  • Ảnh hưởng đến nhận thức: Cảm xúc làm méo mó nhận thức khiến bản thân nhìn nhận mọi thứ quá mức bình thường. Khi tức giận, con người có xu hướng tập trung vào những điều tiêu cực và đưa ra những quyết định vội vàng mà rất có thể sẽ hối tiếc sau này. Chẳng hạn trong lúc tranh cãi, sự tức giận có thể khiến chúng ta nói ra những lời làm tổn thương người khác và dẫn đến mâu thuẫn không đáng có.
  • Ảnh hưởng đến hành vi: Khi sợ hãi, con người có thể tránh né những tình huống mà mình cảm thấy nguy hiểm, ngay cả khi những tình huống đó thực sự an toàn. Ví dụ, một người sợ nói trước đám đông có thể từ chối những cơ hội thăng tiến hoặc phát triển cá nhân chỉ vì lo lắng và sợ hãi.
  • Ảnh hưởng đến quyết định: Cảm xúc khiến bản thân đưa ra những quyết định dựa trên cảm xúc thay vì logic. Khi hạnh phúc, con người sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn hoặc đưa ra những quyết định rủi ro hơn. Ngược lại, khi cảm thấy buồn bã, bản thân có thể trở nên do dự và bỏ lỡ những cơ hội quan trọng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất. Chúng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và đột quỵ.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Khi tức giận hoặc buồn bã, con người dễ cáu kỉnh và khó chịu với những người xung quanh, dẫn đến mâu thuẫn và rạn nứt trong các mối quan hệ. Ngược lại, cảm xúc tích cực như niềm vui, sự hài lòng có thể giúp bản thân kết nối với người khác sâu sắc và xây dựng nên mối quan hệ bền chặt.
cách cảm xúc chi phối
Cảm xúc chi phối cuộc sống khiến con người bị tác động tiêu cực không ngừng

Điều quan trọng là phải nhận thức được ảnh hưởng của cảm xúc nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa tác động tích cực của chúng lên tâm trí và cơ thể.

8 Cách loại bỏ cảm xúc chi phối làm chủ bản thân bạn nên biết

Khi không được kiểm soát tốt, cảm xúc có thể chi phối hành vi và dẫn đến những quyết định sai lầm. Để làm chủ bản thân tốt hơn, mọi người có thể áp dụng các cách hiệu quả sau đây:

1. Chấp nhận cảm xúc của mình

Để kiểm soát cảm xúc tốt thì bước đầu tiên cần làm là nhận thức và chấp nhận những cảm xúc đang diễn ra bên trong. Thay vì cố gắng kìm nén hay phớt lờ chúng, hãy cho phép bản thân cảm nhận trọn vẹn những cảm xúc đó dù là tích cực hay tiêu cực. Việc trốn tránh chỉ khiến cảm xúc trở nên khó kiểm soát hơn. Hãy tự nhủ rằng cảm xúc đang có là bình thường, việc chấp nhận chúng như một phần tự nhiên của cuộc sống giúp bình tĩnh hơn và giảm bớt áp lực từ việc kìm nén cảm xúc.

2. Suy nghĩ trước khi hành động

Khi cảm thấy bị cảm xúc chi phối, hãy dành thời gian để suy nghĩ trước khi hành động. Hít thở sâu, đếm số hoặc bước ra bên ngoài một chút để lấy lại bình tĩnh. Những hành động tạm dừng suy nghĩ sẽ giúp bản thân đưa ra quyết định sáng suốt và lý trí hơn. Thói quen này không chỉ tránh được những phản ứng bốc đồng mà còn cải thiện khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

loại bỏ cảm xúc chi phối
Việc bản thân suy nghĩ trước khi hành động có thể giữ cho lý trí được sáng suốt

3. Giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh là một yếu tố then chốt khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã hoặc lo lắng. Hít thở sâu là một kỹ thuật hiệu quả để giúp bản thân lấy lại sự bình tĩnh. Mọi người cũng có thể thử thiền, yoga, nghe nhạc êm dịu để thư giãn tâm trí. Đồng thời, việc thường xuyên thực hành những kỹ thuật này sẽ giúp tâm trí dễ dàng duy trì sự bình tĩnh, tập trung trong các tình huống căng thẳng. Đặc biệt, việc giữ bình tĩnh sẽ giúp bản thân không bị cuốn theo cảm xúc và đưa ra những quyết định sai lầm.

4. Nghĩ về những điều tốt đẹp

Khi cảm thấy chán nản hoặc tiêu cực, hãy tập trung nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình. Việc này sẽ giúp bản thân thay đổi tâm trạng và cảm thấy lạc quan hơn. Hãy tạo thói quen viết ra những điều mà mình biết ơn hàng ngày, điều này sẽ giúp tập trung vào những khía cạnh tích cực và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực. Kỹ thuật này không chỉ cải thiện tâm trạng mà còn tăng cường tinh thần và động lực sống cho bản thân.

cách làm chủ bản thân khỏi cảm xúc chi phối
Tâm trạng tích cực có thể làm cho cảm xúc tiêu cực bị loại bỏ

5. Không nên thù hận

Thù hận chỉ khiến con người thêm đau khổ và khó kiểm soát cảm xúc. Hãy tha thứ cho những người đã làm tổn thương mình và buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nhưng đồng thời hãy nhớ việc tha thứ không phải là quên đi sự việc đã xảy ra mà là giải phóng bản thân khỏi gánh nặng cảm xúc. Điều này giúp tâm trí giải tỏa áp lực, sống thanh thản hơn và việc buông bỏ thù hận sẽ giúp bản thân tiến lên phía trước cũng như tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống.

6. Giải tỏa cảm xúc

Giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh là một phần quan trọng trong việc quản lý cảm xúc và duy trì sức khỏe tinh thần. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể để bạn có thể thực hiện:

  • Dành mỗi ngày vài phút để viết nhật ký cảm xúc về những gì đã xảy ra và cách bản thân đối phó với nó trong tương lai
  • Chọn một người mà bạn tin tưởng và dành thời gian trò chuyện với họ về những gì bạn đang trải qua
  • Tham gia các hoạt động thể thao yêu thích như chạy bộ, bơi lội, yoga hay đi bộvà dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động
  • Thực hành thiền và yoga 5 – 10 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian khi cảm thấy thoải mái
  • Tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ, viết, chơi nhạc cụ, làm đồ thủ công để diễn đạt cảm xúc một cách tích cực
  • Dành thời gian hàng tuần cho các hoạt động yêu thích như đọc sách, xem phim, nấu ăn, làm vườn
  • Tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý
cách giải tỏa cảm xúc chi phối
Vận động hàng ngày giúp làm chủ bản thân mà không bị cảm xúc chi phối

7. Khiến bản thân bận rộn

Khi bản thân bận rộn với những hoạt động khác thì mình sẽ ít có thời gian để suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực. Hãy tìm kiếm những hoạt động yêu thích và dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Có thể bắt đầu bằng việc tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội hoặc học hỏi những kỹ năng mới nhằm khiến bản thân bận rộn và hoạt động tích cực hơn. Sự bận rộn sẽ giúp con người chuyển hướng sự chú ý khỏi những cảm xúc tiêu cực và tập trung vào những điều hữu ích trong cuộc sống.

8. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Khi nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực, hãy thách thức và kiểm soát chúng thông qua tìm kiếm những bằng chứng ủng hộ và phản bác những suy nghĩ đó. Đồng thời hãy cố gắng thay thế nó bằng một suy nghĩ tích cực hơn. Ví dụ, thay vì nghĩ “Tôi không thể làm được điều này”, hãy nghĩ theo cách khác rằng “Tôi có thể thử và xem liệu tôi có thành công hay không”.

khắc phục cảm xúc chi phối
Suy nghĩ tích cực mang lại hiệu quả trong việc làm chủ cảm xúc

Môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và suy nghĩ. Tiếp xúc với những người tiêu cực có thể khiến bản thân bị ảnh hưởng tương tự. Hãy dành thời gian cho những người đem lại sự tích cực và lạc quan.

Việc kiểm soát được cảm xúc chi phối làm chủ bản thân là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và ý thức tự giác. Tuy nhiên, lợi ích mà nó mang lại chính là một cuộc sống cân bằng, sự nghiệp thành công cùng các mối quan hệ tốt đẹp. Hãy luôn nhớ rằng, chỉ khi con người làm chủ được cảm xúc của mình, chúng ta mới thực sự làm chủ được cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *