Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không? Phòng ngừa thế nào?

Rối loạn lo âu có tái phát không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc sau quá trình điều trị. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu người bệnh không tuân thủ theo những chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa thì căn bệnh này vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát rất cao. Cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua nội dung bài viết sau đây.

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan

Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Lo âu là một trạng thái rất bình thường của con người, hầu hết ai cũng sẽ trải qua cảm giác này vài lần trong đời. Tuy nhiên, khi hiện tượng này xuất hiện thường xuyên và biểu hiện ở mức độ thái quá sẽ khiến cho đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu hay còn được nhắc đến là rối nhiễm lo âu, tên tiếng anh của hội chứng này là anxiety disorder. Những người gặp phải căn bệnh này thường có triệu chứng đặc trưng bởi sự lo lắng, căng thẳng quá mức đối với một vấn đề bình thường hoặc đôi khi không biết rõ nguyên do. Những cơn lo lắng sẽ xuất hiện một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nên rất dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý thì căn bệnh này có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Một số kiểu rối loạn lo âu phổ biến như rối loạn lo âu về sức khỏe, hội chứng sợ hoàn cảnh, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn lo âu phân ly, nỗi ám ảnh đặc biệt, hội chứng sợ xã hội, im lặng có chọn lọc,….Người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều kiểu rối loạn cùng lúc.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

Để có thể nhận biết được tình trạng rối loạn lo âu, bạn có thể dựa vào những yếu tố về mặt tâm lý và thể chất. Một số triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này như:

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không
Lo lắng quá mức là một trong các triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn lo âu
  • Lo lắng quá mức: Những đối tượng bệnh thường xuất hiện các cơn lo lắng, lo âu, căng thẳng đối với những sự việc đang diễn ra xung quanh, đôi khi chỉ là những tình huống bình thường.
  • Lo sợ vô lý: Hầu hết các nỗi sợ của người bệnh đều vô lý hoặc sợ hãi những sự việc, sự vật không mang tính chất nguy hiểm.
  • Bệnh nhân sẽ thường xuyên nhớ lại những việc đã xảy ra.
  • Khi các cơn lo lắng xuất hiện, người bệnh sẽ không thể kiểm soát, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, tay thường đan vào nhau, đứng ngồi không yên,…
  • Nhịp tim tăng nhanh, hoa mắt, chóng mặt.
  • Khó ngủ, hay gặp ác mộng, thức giấc giữa đêm.
  • Cảm giác nghi ngờ chính bản thân.
  • Thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung.
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không?

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không? Theo nhận định của các bác sĩ tâm lý thì khả năng tái phát của rối loạn lo âu là rất cao nếu người bệnh không tiến hành điều trị và tuân thủ đúng theo phác đồ của chuyên gia. Trên thực tế thì căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm nếu bệnh nhân có thể kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh và áp dụng đúng theo phương pháp chữa bệnh của các bác sĩ tâm lý.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều trường hợp người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị rối loạn lo âu. Điển hình là tình trạng ngưng sử dụng thuốc hoặc dừng trị liệu tâm lý khi tự nhận thấy bản thân đã dần cải thiện các triệu chứng. Các chuyên gia cho biết rằng, đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tái phát rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, một trường hợp bệnh nhân có thể tái phát khi gặp phải những yếu tố tác động như thay đổi hormone, môi trường, tính cách, sức khỏe,…

Đặc biệt hơn, đối với những trường hợp tái phát rối loạn lo âu thì các triệu chứng bệnh có nguy cơ gia tăng và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn so với ban đầu. Người bệnh cần phải nhanh chóng tiến hành thăm khám, chẩn đoán để có thể điều trị sớm giúp ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.

Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu tái phát

Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết của rối loạn lo âu, bạn cần nhanh chóng tìm đến các đơn vị chuyên khoa về tâm lý, tâm thần để được chẩn đoán chính xác. Sau khi tiến hành thăm khám và dựa trên các triệu chứng của người bệnh, các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.

1. Điều trị bằng thuốc

Thông thường đối với những trường hợp tái phát rối loạn lo âu thì các chuyên gia sẽ tiến hành kê đơn thuốc để giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được nhanh chóng tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể áp dụng lại đơn thuốc cũ và tăng liều lượng sử dụng hoặc kê đơn thuốc mới hoàn toàn. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không
Phương pháp sử dụng để điều trị sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt được tình trạng lo lắng, căng thẳng thái quá.

Đối với những đối tượng bị rối loạn lo âu nhiều lần thì nên chú ý tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của chuyên gia. Nếu từ khoảng 2 đến 4 tuần dùng thuốc mà không mang lại sự thay đổi nào về cảm xúc, hành vi thì người bệnh nên thông báo và trao đổi với bác sĩ để có thể áp dụng đơn thuốc khác hoặc thay đổi phương pháp điều trị.

Mặt khác, khi áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
  • Không áp dụng lại đơn thuốc cũ hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác.
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.
  • Tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ (liều lượng, giờ uống thuốc,…)
  • Tuyệt đối không được uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất gây nghiện trong quá trình điều trị.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo.

2. Trị liệu tâm lý

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý để cải thiện tốt tình trạng rối loạn lo âu. Các chuyên gia sẽ trò chuyện trực tiếp với người bệnh để tìm ra nguyên nhân tái phát, từ đó giúp bệnh nhân dần khắc phục được các triệu chứng lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, với những kỹ thuật chuyên khoa, các bác sĩ tâm lý còn hỗ trợ bệnh nhân nhìn nhận được những hành vi, lời nói, cảm xúc bất thường của bản thân và giúp họ tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Tuy nhiên, để có thể mang lại hiệu quả tốt cho quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của chuyên gia, đồng thời theo đúng phác đồ điều trị, tránh ngưng trị liệu giữa chừng. Sau quá trình chữa bệnh, các đối tượng bị rối loạn lo âu sẽ cân bằng được cảm xúc, các triệu chứng của bệnh cũng được thuyên giảm một cách tự nhiên.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu tái phát

Hầu hết những đối tượng có tiền sử rối loạn lo âu đều không thể dự đoán được nguy cơ có thể tái phát bệnh. Tuy nhiên, để giúp hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Rèn luyện sức khỏe: Việc thường xuyên nâng cao sức khỏe cũng góp phần ngăn chặn được nguy cơ tái phát của bệnh rối loạn lo âu. Do đó, người bệnh cần thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi để giúp nâng cao sức đề kháng, cần bằng cảm xúc hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể dành ra khoảng 30 phút để chạy bộ, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho bạn có được một sức khỏe tốt nhất. Người bệnh nên chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe để ngăn chặn các căn bệnh quái ác, nhất là tình trạng rối loạn lo âu. Hạn chế dung nạp các món ăn cay nóng, nhiều muối, những đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu: Rượu bia là một trong những yếu tố có thể gây nên tình trạng tái phát của bệnh rối loạn lo âu. Do đó, sau quá trình chữa bệnh, các bệnh nhân tuyệt đối không được lạm dụng quá nhiều bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Tránh làm việc quá sức: Người bệnh cần sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi một cách phù hợp. Hạn chế tối đa việc căng thẳng, áp lực quá mức sẽ khiến cho các triệu chứng rối loạn lo âu dễ tái phát.
  • Suy nghĩ tích cực: Để phòng ngừa tình trạng tái phát rối loạn lo âu, các bệnh nhân nên học cách suy nghĩ tích cực, nhìn nhận mọi sự việc, sự vật xảy ra xung quanh theo hướng khách quan nhất. Đây cũng là một trong các cách giúp cho tinh thần của con người được thư giãn và thoải mái.
  • Đảm bảo giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng và ổn định cảm xúc của con người. Để có thể phòng tránh được nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên chú ý nhiều đến giấc ngủ, ngủ đủ 8 tiếng và ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Nên lựa chọn chỗ ngủ thoáng mát, yên tĩnh, tránh tiếng ồn, có thể lựa chọn một số loại tinh dầu để giúp giấc ngủ ngon hơn.
  • Học cách chia sẻ với người khác: Bạn nên tìm một vài người thân hoặc bạn bè, đồng nghiệp mà mình tin tưởng để có thể thoải mái chia sẻ những vấn đề của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa được những khúc mắc trong lòng, hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, những hành vi làm tổn hại chính mình.
  • Tái khám thường xuyên: Để có thể phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng tái phát bệnh rối loạn lo âu thì người bệnh nên duy trì thói quen tái khám để các chuyên gia theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần ngăn ngừa tái phát rối loạn lo âu hiệu quả

Những thông tin của bài viết này đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không?” và đưa ra một số biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả. Khi nhận thấy các dấu hiệu tái phát của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ hoặc cá đơn vị chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *