Mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống & #3 cách để lấy lại

Mất cảm xúc với mọi thứ thường xảy ra sau khi trải qua những sự kiện gây sang chấn như ly hôn, tai nạn, mất người thân, thất bại trong công việc,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm và bản thân mỗi người phải đối mặt với nhiều bất ổn trong tâm lý.

mất cảm giác với mọi thứ xung quanh
Mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống là tình trạng thường gặp khi trải qua những sự việc xảy ra không như mong muốn

Mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống – Nguyên nhân do đâu?

Đôi khi chúng ta có thể bị chán nản, mệt mỏi và mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh. Tình trạng này thường xảy ra khi bị stress và quá áp lực với công việc, học tập, gia đình,… Khi đối mặt với áp lực trong thời gian dài, những hormone tạo ra cảm xúc tích cực như serotonin, dopamine, endorphine,… sẽ sụt giảm. Kết quả là gây ra cảm giác chán nản, buồn bã, bi quan và tuyệt vọng. Về lâu dài, bạn có thể bị mất cảm xúc vì không còn cảm giác hứng thú và hy vọng.

Mất cảm xúc với mọi thứ khiến bạn trở nên hời hợt, thờ ơ với tất cả các vấn đề trong cuộc sống từ gia đình, bạn bè, việc học, công việc và thậm chí là cả bản thân. Để nhanh chóng lấy lại động lực và hướng đến những điều tích cực, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

Một số nguyên nhân được xác định có liên quan đến tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống:

1. Phản ứng thông thường khi đối mặt với thất bại

Khi đối mặt với thất bại, bạn sẽ có cảm giác buồn bã, thất vọng, bi quan, tuyệt vọng và tự trách móc bản thân. Những cảm xúc này thường sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày, sau đó chuyển sang trạng thái giảm hứng thú và thậm chí là mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh. Khi bản thân phải đối mặt với thất bại, tâm lý chung là cảm thấy không còn hy vọng và mất đi sự đam mê, hứng thú của trước đây.

Mất cảm xúc với mọi thứ
Mất cảm xúc với mọi thứ là phản ứng thông thường khi phải đối mặt với thất bại trong công việc, tình cảm,…

Việc mất cảm xúc, chán nản sau khi trải qua thất bại là tình trạng khá phổ biến. Thông thường sau một khoảng thời gian, tâm trạng sẽ dần được cải thiện và tình trạng mất cảm xúc cũng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, cũng có những người chìm đắm trong sự chán nản, mệt mỏi và trở nên trơ lì với mọi thứ xung quanh. Những trường hợp này có thể phải đối mặt với nhiều phiền toái trong cuộc sống và dễ mắc phải các vấn đề tâm lý nếu không được can thiệp kịp thời.

2. Tổn thương do sang chấn tâm lý

Mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống có thể xảy ra khi chúng ta bị tổn thương tâm lý do các sự việc có tính chất sang chấn như mất người thân đột ngột, bản thân bị chẩn đoán mắc bệnh nan y, ly hôn, ly thân, con cái vướng vào tù tội, gia đình vỡ nợ, trải qua thảm họa thiên nhiên,… Những sự kiện này khiến cho tâm lý trở nên bất ổn và khó kiểm soát.

Sau một thời gian rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, bi quan, buồn bã,… bạn sẽ dần mất đi cảm xúc với mọi thứ xung quanh và cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Sang chấn tâm lý cũng là điều kiện để khởi phát hoặc tái phát các rối loạn tâm lý – tâm thần.

3. Biểu hiện của các vấn đề tâm lý

Mất cảm giác với mọi thứ xung quanh đôi khi còn là biểu hiện của nhiều vấn đề tâm lý như:

Mất cảm xúc với mọi thứ
Mất cảm xúc với mọi thứ có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa, trầm cảm, rối loạn tri giác sai thực tại,…
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa: Rối loạn cảm xúc theo mùa là một dạng rối loạn cảm xúc đặc biệt chỉ xảy ra vào mùa thu đông. Yếu tố thuận lợi gây ra bệnh lý này là do giảm cường độ và thời gian chiếu sáng của mặt trời. Rối loạn cảm xúc theo mùa đặc trưng bởi tình trạng chán nản, buồn bã, mệt mỏi, uể oải và mất cảm xúc với mọi thứ.
  • Trầm cảm: Trầm cảm là dạng rối loạn khí sắc đặc trưng bởi sự giảm thấp của cảm xúc. Người mắc bệnh lý này thường cảm thấy buồn bã sâu sắc, bi quan, tuyệt vọng và mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh – bao gồm cả những sở thích trước đây. Trầm cảm thường khởi phát sau khi trải qua sang chấn tâm lý hoặc bùng phát do các yếu tố gây căng thẳng xảy ra liên tục, chồng chất.
  • Rối loạn giải thể nhân cách: Rối loạn giải thể nhân cách là một trong những bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ít cảm xúc hoặc thậm chí là mù cảm xúc. Người mắc chứng bệnh này có cảm giác bản thân đang ở bên ngoài cơ thể quan sát cuộc sống của chính mình. Vì không có mối liên hệ với bản thân nên họ mất đi cảm xúc với tất cả mọi thứ xung quanh.

Ngoài ra, mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề tâm lý khác. Nếu tình trạng này không thuyên giảm sau vài tuần, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị. Tránh trường hợp chủ quan khiến bản thân mắc phải các rối loạn tâm lý – tâm thần.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Mất cảm xúc với mọi thứ có ảnh hưởng gì không?

Mất cảm xúc với mọi thứ khiến bạn trở nên vô cảm, thiếu động lực trong quá trình học tập và làm việc. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến bạn mất kết nối với những người xung quanh, từ đó không còn nhu cầu được quan tâm, chia sẻ và yêu thương.

Những người mất đi cảm xúc với mọi thứ xung quanh thường sống tách biệt và cô lập. Thậm chí vì không còn động lực, nhiều người giam mình trong phòng và không muốn ra khỏi nhà. Mất cảm xúc với mọi thứ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm và ảnh hưởng đáng kể đến định hướng tương lai.

Nếu không có biện pháp can thiệp, người bị mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống sẽ dần đánh mất đi chính mình và trở thành gánh nặng của những người xung quanh. Thậm chí, một số người còn hình thành ý nghĩ tự hại, tự sát để giải thoát bản thân khỏi cuộc sống vô vọng và nhàm chán.

Cách khắc phục tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh

Mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành và đôi khi cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Để tránh những hậu quả lâu dài, bạn nên có biện pháp can thiệp khi nhận thấy bản thân mất cảm giác và thiếu động lực.

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống:

1. Chia sẻ với người thân, bạn bè

Mất cảm xúc với mọi thứ thường xảy ra khi trải qua các sự kiện có tính chất sang chấn như mất người thân, ly hôn, xung đột trong gia đình, vỡ nợ, thất bại trong công việc, bản thân bị chẩn đoán mắc các bệnh nan y,… Khi đối mặt với những sự kiện có tính chất nghiêm trọng, tâm trạng sẽ trở nên bất ổn và hình thành những cảm xúc tiêu cực. Sau đó, chúng ta dễ bị mất cảm xúc với mọi thứ vì không cảm nhận được niềm vui hay bất cứ điều tích cực nào trong cuộc sống.

Mất cảm xúc trong cuộc sống
Khi mất cảm xúc trong cuộc sống, bạn nên chia sẻ những vấn đề mình đang gặp phải với người thân và bạn bè

Cách đơn giản nhất giúp bạn vượt qua tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống là chủ động chia sẻ với người thân và bạn bè. Khi chia sẻ những vấn đề bản thân đang gặp phải cho người khác, tâm trạng sẽ trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn thay vì giữ kín trong lòng.

Hơn nữa, đây là thời điểm tâm trạng khá bất ổn và nhạy cảm nên rất cần sự quan tâm, chia sẻ và động viên từ những người xung quanh. Thay vì tự mình đối mặt, bạn nên chia sẻ với mọi người sẽ cảm nhận được bên cạnh những mất mát và thất bại, bạn vẫn luôn nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ gia đình và bạn bè. Ngoài ra, những người có kinh nghiệm sống dày dạn cũng sẽ giúp đỡ bạn tìm ra giải pháp cho những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

2. Thay đổi suy nghĩ

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt những sự việc không mong muốn. Tuy nhiên, nếu chỉ chìm đắm trong sự chán nản và buồn bã, bạn sẽ bỏ lỡ những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống. Vì vậy, cần nỗ lực vượt qua sang chấn tâm lý để có thể trải nghiệm đầy đủ những cung bậc cảm xúc và cảm nhận cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Việc thay đổi suy nghĩ thực sự không đơn giản và đòi hỏi phải có nỗ lực cộng với sự kiên trì. Ban đầu, bạn nên học cách chia sẻ để mọi người xung quanh truyền cho bản thân năng lượng tích cực. Sau đó, viết nhật ký để giải tỏa hết những suy nghĩ không thể chia sẻ với người khác.

Để có thể thay đổi suy nghĩ, bạn nên nhớ rằng, việc chán nản, bi quan và mất cảm xúc với mọi thứ không mang lại kết quả tốt. Ngược lại, tình trạng này còn khiến bản thân mất đi những cảm xúc tích cực, đồng thời không có động lực để học tập, làm việc và khẳng định bản thân.

Trong khi đó, chỉ cần thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, suy nghĩ tích cực cũng giúp bạn có cảm xúc tích cực và nhìn nhận mọi thứ một cách khác đi thay vì chỉ chăm chăm vào những điều tiêu cực như trước đây.

3. Tham vấn/ trị liệu tâm lý

Nếu không thể tự mình vượt qua tình trạng này, bạn nên xem xét tìm gặp chuyên gia tâm lý. Thực tế, đối mặt với áp lực và căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ mắc phải các vấn đề tâm lý. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ để giải thoát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực và có tâm thế vững vàng khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Mất cảm xúc trong cuộc sống
Tìm gặp chuyên gia tâm lý nếu tình trạng mất cảm xúc trong cuộc sống xảy ra liên tục trong một thời gian dài

Chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng trường hợp để xác định nên tham vấn hay trị liệu tâm lý. Nhìn chung, hai phương pháp này đều tác động đến tâm lý với mục đích chính là giải tỏa cảm xúc tiêu cực, lấy lại sự cân bằng về mặt tinh thần và giúp bản thân mỗi người nhìn nhận sự việc khách quan hơn. Chuyên gia cũng sẽ trang bị cho bạn kỹ năng giảm stress, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống,… để giảm thiểu phiền toái trong cuộc sống.

Đối với những trường hợp mất cảm xúc với mọi thứ do các bệnh tâm lý – tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bên cạnh trị liệu tâm lý. Nếu điều trị sớm và tích cực, các triệu chứng sẽ giảm đi nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Ngược lại trong trường hợp thăm khám muộn, bạn có thể phải điều trị nội trú để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Mất cảm xúc với mọi thứ trong cuộc sống là tình trạng khó tránh khỏi khi đối mặt với những sự việc không mong muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách vượt qua và tìm lại điểm cân bằng. Nếu cần thiết, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia để gỡ rối những vướng mắc về mặt tâm lý.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *