Cha mẹ cần làm gì khi con bước vào giai đoạn tuổi dậy thì

Cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì là nỗi băn khoăn của những bậc làm cha, làm mẹ. Bởi trong giai đoạn này, trẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể về tâm sinh lý. Nếu không biết cách quan tâm và giáo dục đúng cách, trẻ sẽ hình thành những hành vi chống đối và dần tách biệt với gia đình.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì là mối bận tâm của nhiều bậc làm cha, làm mẹ

Cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì? 10 Điều cha mẹ nên biết

Dậy thì là giai đoạn rất đặc biệt xảy ra từ năm 9 – 15 tuổi (nữ thường dậy thì sớm hơn nam). Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có sự gia tăng đột ngột của các hormone dẫn đến những thay đổi về hình thể, chiều cao và đặc biệt sự phát triển của cơ quan sinh dục. Dưới tác động của hormone, tâm lý của trẻ cũng sẽ có nhiều biến động trong giai đoạn dậy thì.

Nói một cách đơn giản, dậy thì là giai đoạn trẻ trưởng thành về mặt thể chất và bắt đầu thay đổi về tư duy, cách suy nghĩ và tính cách. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi và đôi khi có các hành vi chống đối. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải trang bị những kiến thức hữu ích để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách thuận lợi.

Thực tế, bố mẹ Việt thiếu những kỹ năng cần thiết để thấu hiểu con cái. Thay vì chia sẻ và lắng nghe, nhiều phụ huynh vẫn sử dụng các hình thức trách phạt bằng đòn roi, la mắng, dọa nạt,… Tuy nhiên ở độ tuổi dậy thì, nhận thức của trẻ đã thay đổi nên những hành vi này vô tình khiến cho trẻ bị tổn thương và cảm thấy không được tôn trọng. Dần dần, trẻ hình thành tâm lý khó chịu, uất ức và nảy sinh các hành vi chống đối bố mẹ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì là nỗi băn khoăn của những người làm cha, làm mẹ. 10 điều dưới đây sẽ giúp bố mẹ đồng hành cùng con qua giai đoạn nhạy cảm này:

1. Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ và chăm sóc bản thân

Ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của trẻ sẽ phát triển và có các hiện tượng như kinh nguyệt (đối với bé gái), mộng tinh, dương vật cương cứng ngoài ý muốn,… (đối với bé trai). Những thay đổi này có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và thậm chí là sợ hãi.

Điều bố mẹ cần làm là giáo dục cho trẻ kiến thức giới tính để hiểu rằng, những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên và cần thiết. Sau đó, cần trấn an để trẻ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần hướng dẫn cho con cách vệ sinh cơ thể – đặc biệt là cơ quan sinh dục.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ nên hướng dẫn con biết cách chăm sóc và bảo vệ chính mình

Đối với bé gái, mẹ nên chu đáo chuẩn bị những vật dụng cần thiết và hướng dẫn trẻ cách tính ngày để tránh kinh nguyệt đến bất ngờ khiến trẻ rơi vào những tình huống xấu hổ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị đồ lót phù hợp để trẻ thoải mái hơn khi vui chơi và học tập.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc bản thân, bố mẹ cũng cần hướng dẫn con trẻ cách bảo vệ chính mình khỏi những cạm bẫy của những đối tượng xấu. Ngày nay, không chỉ bé gái mà bé trai cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ quấy rối tình dục, bắt nạt, công kích, đe dọa,…

2. Hiểu rằng trẻ ở tuổi dậy thì sẽ có tâm lý nhạy cảm

Rất nhiều phụ huynh nhận thấy con trẻ bắt đầu có những hành vi hư hỏng, chống đối trong khi thời gian trước rất ngoan ngoãn và vâng lời bố mẹ. Khi nhận thấy các hành vi không mong muốn, bố mẹ đều quy chụp là do trẻ hư hỏng và cần nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên khác với khi còn là trẻ nhỏ, trẻ ở tuổi dậy thì bắt đầu hình thành suy nghĩ riêng và đề cao cái tôi nên luôn cảm thấy khó chịu trước những lời trách móc nặng nề hay hình thức phạt bằng đòn roi.

Sự thay đổi đột ngột của hormone khiến trẻ trong giai đoạn dậy thì có tâm lý nhạy cảm và bất ổn hơn bình thường. Chính vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ những hành vi của trẻ bị chi phối khá nhiều bởi sự gia tăng của hormone.

Hơn nữa, hình thể thay đổi cũng khiến trẻ dễ bị tổn thương bởi những lời nói có nội dung chê bai hoặc so sánh ngoại hình. Do đó trong giai đoạn dậy thì, bố mẹ và những người thân trong gia đình cần cẩn trọng trong lời nói để tránh làm tổn thương trẻ.

3. Tôn trọng và đồng hành cùng với con cái

Khi chưa dậy thì, trẻ luôn lắng nghe và làm theo những gì bố mẹ dặn dò. Tuy nhiên khi dậy thì, trẻ bắt đầu cảm nhận thế giới theo ý muốn của riêng mình và có quan niệm khác với trước đây. Ở giai đoạn này, con trẻ bắt đầu bày tỏ ý kiến riêng và đôi khi cảm thấy khó chịu nếu bố mẹ, người thân quan tâm quá mức.

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang trong quá trình trưởng thành nên bố mẹ cần chấp nhận và không nên ép buộc trẻ thay đổi những suy nghĩ riêng của mình. Thay vào đó, nên đồng hành cùng con cái và thả lỏng để con giữ sự riêng tư trong cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần có sự quan tâm nhất định để nắm bắt được liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề hay không.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Nên đồng hành và tôn trọng con cái để tránh sự nhạy cảm về tâm lý trong giai đoạn dậy thì

Ở giai đoạn dậy thì, bố mẹ nên thường xuyên hỏi han và chia sẻ cùng với con cái. Có thể bắt đầu bằng những câu chuyện của bố mẹ khi bằng tuổi của con để tạo sự liên kết chặt chẽ. Khi cảm thấy tin tưởng, trẻ sẽ thoải mái chia sẻ những gì bản thân đang băn khoăn hoặc đang phải đối mặt. Thông qua sự khéo kéo, phụ huynh có thể nắm bắt rõ tình trạng hiện tại của trẻ nhưng gây ra sự khó chịu.

Dậy thì là giai đoạn rất nhạy cảm và trẻ dễ bị tổn thương bởi những lời nói, hành vi đùa giỡn của bạn bè. Hơn nữa ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có tình cảm với bạn bè. Vì vậy, bố mẹ cần làm bạn với trẻ để hiểu hơn tâm tư và giúp trẻ vượt qua những vấn đề trong cuộc sống. Bởi nếu giữ nguyên cách giáo dục có tính chất ép buộc, trẻ thường cố ý giấu kín những chuyện cá nhân và không chia sẻ với gia đình vì lo sợ bị đánh, la mắng.

4. Không xử phạt bằng đòn roi hay la mắng nặng nề

Khi còn nhỏ, trẻ rất sợ bị la mắng và bị đánh. Do đó, trẻ thường khá ngoan ngoãn và vâng lời bố mẹ. Tuy nhiên khi dậy thì, trẻ đã lớn hơn cả về thể chất và tâm lý nên luôn cảm thấy khó chịu trước các hình thức trách phạt này.

Vì vậy khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ cần đổi sang các hình thức trách phạt phù hợp hơn như đưa ra yêu cầu một cách nghiêm khắc, cắt giảm tiền tiêu vặt, phạt dọn dẹp việc nhà,… Ngoài ra, có thể giảm thời gian vui chơi và giải trí nếu trẻ không vâng lời.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Tuyệt đối không trách mắng hay đánh đòn khi trẻ mắc phải sai lầm, không nghe lời

Trách phạt bằng những hình thức này có thể tránh được sự nhạy cảm trong tâm lý của trẻ, đồng thời giúp trẻ rèn tính trách nhiệm và nhận thức được hậu quả mà mình phải đối mặt nếu có những hành vi không đúng. Theo thời gian, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt và thay đổi hoàn toàn các hành vi chống đối, thù địch khi bị bố mẹ đánh, la mắng nặng nề.

5. Đặt ra những quy định rõ ràng cho trẻ

Ngoài những quy định trong trường học, bố mẹ cũng cần có những quy định rõ ràng để trẻ tuân theo. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi bố mẹ nhắc nhở đến giờ học bài, đi ngủ, ăn uống,…

Những hành động này khiến cho trẻ cảm thấy bố mẹ chỉ xem mình là trẻ con. Do đó, gia đình nên có quy định rõ ràng về giờ học tập, vui chơi, ăn uống để trẻ chủ động thực hiện. Điều này vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn vừa rèn luyện cho trẻ tính trách nhiệm.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Đặt ra những quy định rõ ràng để con tuân theo thay vì quản lý chặt chẽ cuộc sống của con như trước dây

Khi trẻ không thể thực hiện quy định vì bất cứ lý do gì, bố mẹ nên hỏi rõ nguyên nhân để hiểu hơn và hướng dẫn trẻ cách xử lý phù hợp. Ví dụ trẻ bận một số việc đột xuất không thể làm việc nhà có thể chủ động báo với bố mẹ và nhờ người thân giúp đỡ. Sau đó, trẻ sẽ làm bù vào những ngày cuối tuần và thời gian rảnh rỗi.

So với việc trách phạt, việc hướng trẻ vào lối sống nề nếp, quy củ sẽ giúp trẻ phát triển lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tìm hướng xử lý phù hợp thay vì la mắng và đánh trẻ như trước đây. Thông qua cách xử lý khéo léo, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn. Trong khi đó, sự áp đặt quá mức có thể khiến trẻ bị ngột ngạt trong chính gia đình của mình.

6. Hướng dẫn trẻ cách xử lý những vấn đề trong cuộc sống

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ có nhiều bạn bè và bắt đầu nảy sinh các mối quan hệ tình cảm. Ở giai đoạn này, cuộc sống của trẻ sẽ có nhiều vấn đề và mâu thuẫn bao gồm cả việc học tập, tình cảm, tiền bạc, bạn bè,… Do đó, bố mẹ nên lắng nghe những chia sẻ của con cái và hướng dẫn trẻ cách xử lý các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Ở độ tuổi dậy thì, kinh nghiệm và kỹ năng sống của trẻ còn non nớt nên khó tránh khỏi những vấn đề phiền toái. Tuy nhiên, khi đưa ra lời khuyên, bố mẹ nên tránh tình trạng áp đặt mà thay vào đó nên giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải làm như vậy và những hậu quả có thể xảy ra nếu trẻ cư xử không hợp lý. Những lời khuyên chân thành từ bố mẹ sẽ giúp trẻ có đánh giá khách quan và tìm được hướng xử lý thích hợp.

Những kinh nghiệm này sẽ giúp trẻ dạn dĩ và có cách nhìn nhận đúng đắn về mọi thứ xung quanh. Dù trẻ không còn dựa dẫm nhiều vào bố mẹ như trước nhưng gia đình vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Ở giai đoạn này, cách giáo dục có phần nghiêm khắc, ép buộc hoặc bỏ bê quá mức đều gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hướng dẫn con cái việc sử dụng tiền bạc. Lúc này, trẻ sẽ có tiền tiêu vặt để mua một vài món đồ cần thiết. Tuy nhiên, vì chưa hiểu rõ giá trị của đồng tiền nên một số trẻ sẽ có xu hướng tiêu xài hoang phí.

Khi cho trẻ tiền tiêu vặt, nên chú ý đến cách trẻ chi tiêu và đưa ra lời khuyên nghiêm khắc nếu trẻ tiếp tục chi tiêu không có kế hoạch. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dặn dò trẻ nên rạch ròi tiền bạc với bạn bè để tránh những vấn đề phát sinh.

7. Xây dựng cho trẻ lối sống khoa học

Ngoài việc quan tâm đến tâm lý của trẻ trong độ tuổi dậy thì, bố mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe và phát triển chiều cao. Đây là giai đoạn trẻ có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, hình thể, cân nặng.

Nếu có thân hình mập mạp và không ưa nhìn, trẻ có thể bị bạn bè cười chê và khó khăn trong việc kết bạn. Do đó, bố mẹ cũng nên khéo léo điều chỉnh lối sống để trẻ có vóc dáng và ngoại hình cân đối. Những yếu tố này sẽ giúp trẻ thoải mái khi học tập, kết bạn và tránh bị tổn thương tâm lý bởi những lời cười chê từ bạn bè.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Bố mẹ cần khuyến khích con chơi thể thao và ăn uống điều độ khi đến tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý. Khuyên trẻ hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và các loại thức uống chứa quá nhiều đường. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ chơi các môn thể thao giúp phát triển nhanh về chiều cao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, đạp xe, yoga, chơi cầu lông,… Bên cạnh việc phát triển thể chất, chơi thể thao cũng là cách để trẻ giải tỏa căng thẳng học tập và giữ được tâm lý ổn định, tránh nhạy cảm quá mức.

8. Giảm áp lực học tập cho trẻ ở tuổi dậy thì

Trẻ ở tuổi dậy thì thường đang học cấp 2. So với chương trình tiểu học, chương trình giáo dục trung học cơ sở tương đối nặng và đề cao sự chủ động trong học tập. Chính vì vậy, trẻ ở độ tuổi này thường phải học thêm nhiều để bắt kịp với bạn bè. Tuy nhiên, học quá nhiều khiến trẻ bị áp lực và mệt mỏi cộng thêm sự nhạy cảm sẵn có, trẻ có thể mất đi niềm vui khi học tập và có tâm lý sợ học, chán học.

Thay vì bắt buộc con cái phải đạt thành tích cao, bố mẹ nên điều chỉnh lại giờ giấc học tập để trẻ có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi. Nếu cần thiết, chỉ cho trẻ học thêm môn còn yếu kém. Các môn trẻ đã vững kiến thức nên cho trẻ tự tìm tỏi, học hỏi để tăng tư duy, thay vì nhồi nhét thêm các kiến thức mở rộng thông qua các lớp học thêm.

Các thống kê được thực hiện đều cho thấy, trẻ ở tuổi dậy thì rất dễ bị stress, mất ngủ do áp lực học tập và thành tích. Vì vậy, gia đình không nên quá nghiêm khắc với trẻ trong vấn đề này. Thay vì chỉ nhìn vào kết quả, nên nhìn nhận những nỗ lực của trẻ. Bởi năng lực của mỗi người là khác nhau nên không phải sự cố gắng nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, không vì vậy mà bố mẹ lơ là chuyện học tập của trẻ. Gia đình vẫn cần nghiêm khắc để trẻ chủ động trong việc học, có ý thức học tập và tìm tòi, nghiên cứu thêm những kiến thức thực tế. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần sát sao trong quá trình học tập để hiểu được thế mạnh và hạn chế của con trẻ.

9. Cho trẻ học thêm các kỹ năng mềm

Thực tế, phụ huynh thường chú trọng đến kiến thức chuyên sâu mà quên đi trẻ cũng cần có kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm (kỹ năng kiểm soát căng thẳng, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo,…) rất cần thiết đối với cuộc sống. Do đó, bố mẹ có thể cho trẻ học thêm các kỹ năng này vào kỳ nghỉ hè.

cần làm gì khi con đến tuổi dậy thì
Cho trẻ học các kỹ năng mềm để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai

Trẻ có kỹ năng sẽ dễ dàng quản lý cuộc sống của bản thân và biết cách xử lý khi có vấn đề phát sinh. Thực tế cho thấy, những kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của trẻ ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, thông qua kỹ năng kiểm soát căng thẳng, trẻ sẽ biết cách điều chỉnh sự nhạy cảm về tâm lý ở giai đoạn dậy thì và có thể chủ động giải tỏa stress, áp lực từ việc học.

10. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ở tuổi dậy thì

Cuối cùng, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Khám định kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề bất thường (nếu có). Ngoài ra, thông qua thăm khám, bố mẹ sẽ dễ dàng hơn khi xây dựng chế độ ăn để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì sẽ gặp phải một số vấn đề về kinh nguyệt như rong kinh, đau bụng kinh, vòng kinh thưa, mau,… Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Bởi những vấn đề này ít nhiều đều ảnh hưởng đến thể trạng và cuộc sống của trẻ.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ nên làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì. Những kinh nghiệm trên sẽ giúp bố mẹ cùng con vượt qua giai đoạn này một cách thuận lợi nhất. Nếu có mâu thuẫn phát sinh, bố mẹ có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để gỡ rối những vướng mắc và tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với con trẻ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *