Tổng kết trị liệu nhóm trực tiếp Hồ Chí Minh số 20: Biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực

Cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, quyết định và cuộc sống của chúng ta. Và dù không mong muốn nhưng cảm xúc tiêu cực vẫn thường xuyên xuất hiện, lấn át cả những cảm xúc tích cực. Có thể biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực hay không và làm như thế nào? Chương trình Trị liệu nhóm trực tiếp số 20 tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề cùng tên, thực hiện bởi Chuyên gia Tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm đã hé lộ cho khách hàng tham gia những bí mật và bí quyết vô cùng hữu ích về vấn đề này.

Chương trình TLN trực tiếp số 20 tại TP Hồ Chí Minh: "Biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực", thực hiện bởi Master Coach Phạm Thị Ngọc Trâm.

Mối liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực, tích cực và vô thức

Trong khoa học NLP ngành khoa học lập trình ngôn ngữ tư duy, con người của chúng ta có 3 vùng tâm trí bao gồm: ý thức, vô thức và trường năng lượng. Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm, chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Ý thức là điều mà mình nhận biết, biết đúng biết sai, biết tốt biết xấu, biết cái gì nên, cái gì không nên. Nói cách khác là nhận thức của chúng ta.
  • Vô thức hay còn gọi tiềm thức, là vùng tiếp nhận bất kể điều đúng điều sai, tất cả mọi thứ và tự sinh ra cơ chế bảo vệ chúng ta khi những tổn thương trong ký ức lặp lại theo cơ chế chúng ta hoàn toàn không ý thức được.
  • Trường năng lượng là một dạng từ trường do cơ thể con người phát ra. Bản thân chúng ta có những sóng điện trường và nó tạo ra trường năng lượng xung quanh chúng ta.

Trong khi đó, cảm xúc tích cực là những cảm xúc sinh ra theo những sự việc, những kết quả có được dựa theo điều thuận chiều mong muốn của mình. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực sẽ gắn liền với những kết quả hay sự việc ngược chiều mong muốn. Mỗi người tùy từng thời điểm sẽ có những mong muốn khác nhau. Mong muốn đó không nhất định lúc nào cũng là điều tốt. Chuyên gia tâm lý trị liệu Ngọc Trâm đã lấy ví dụ:

“Giả sử như bạn A và bạn B cùng có một kỳ thi vào cuối tháng. Bạn A học bài rất kỹ, chăm chỉ, siêng năng và luôn tự nói với chính mình, nói với vô thức của mình là kỳ thi này rấ quan trọng, nếu mình đạt được kết quả tốt, mình sẽ được học sinh giỏi và ba mẹ sẽ rất tự hào về mình, mình muốn thành công nên mình phải nỗ lực hết sức. Bạn ấy ý thức được sự thành công của cuộc đời của bạn, cho nên là bạn ra sức học hành rất là chăm chỉ. Ngay cả đến thời gian cận kề ngày thi đó, bạn vẫn tiếp tục học bài ôn bài nhưng mà bạn vô cùng tự tin với chính mình.

Trong khi bạn B thì không có siêng năng cho lắm nên không học bài, không ôn bài kỹ và đến tận ngày thi thì các bạn B tự nói với vô thức của mình là xong rồi, bây giờ nhiều bài quá rồi. Bây giờ mình học bài không kịp nữa. Giờ sao ta? Sau đó bạn ngồi bạn suy nghĩ là giờ mình buồn ngủ quá rồi, mình mệt quá rồi, mình ngủ đi sáng mai mình dậy sớm mình học hay là kỳ thi sau, lần tiếp theo đi, mình sẽ có thời gian dài hơn để ôn bài chứ lần này là chắc chắn là không kịp rồi.

Và sáng hôm sau, cả bạn A và bạn B cùng thức dậy. Nhưng mà bạn A thì dậy từ rất là sớm, mặc đồ rất là chỉnh chu và đi đến trường thi với tâm thái rất vui, rất tự tin và làm bài rất thành công. Còn bạn B, bạn ấy bị sốt, sốt cao và rất mệt nên phải nói với mẹ, mẹ gọi cho thầy/cô để xin nghỉ và xin hoãn kỳ thi vì không thể đến thi được”.

Ví dụ trên cho chúng ta thấy được hai điều. Điều thứ nhất là những việc mang tính chất tiêu cực chẳng hạn như bị ốm bình thường sẽ mang đến cảm xúc tiêu cực nhưng với một số người, ở trong một số hoàn cảnh thuận với mong muốn của họ thì nó lại mang đến những cảm xúc tích cực nhất thời.

Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý trị liệu Ngọc Trâm chia sẻ thêm:

“Vô thức là cái xấu hay cái tốt nó cũng tiếp nhận hết và cơ chế của vô thức là kiểm soát, bảo vệ cả cơ thể của chúng ta. Nếu như trong cuộc đời của chúng ta gặp nhiều dấu ấn, những trải nghiệm tiêu cực hoặc tích cực thì những dấu ấn và trải nghiệm đó sẽ được lưu giữ ở trong cái kho tàng vô thức hay là tiềm thức này? Lần tiếp theo chúng ta lặp lại ký ức đó một lần nữa thì vô thức sẽ mang tất cả những thứ mà nó chứa để nó bảo vệ cho cơ thể của chúng ta”.

Vô thức vận hành để làm cho những hoạt động bên trong của chúng ta đang diễn ra hàng ngày. Nó kiểm soát những thứ mà chúng ta suy nghĩ và chúng ta sẽ bắt đầu làm những thứ mà đôi khi chúng ta đã vô hình hay hữu ý nói chuyện cho chính mình và thực hiện thành hành động một cách rất là vô thức.

Khi mà chúng ta có một sự giao tiếp, một kết luận về cái điều gì đó thích hoặc không thích, ý thức sẽ giao tiếp với vô thức theo những điều mà mình mong muốn. Từ đó, những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cũng được sinh ra dựa vào chiều thuận – nghịch của điều mà chúng ta mong muốn hoặc không mong muốn.

Làm thế nào để biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực?

Theo Master Coach Phạm Thị Ngọc Trâm “Cơ chế của em vô thức là như một em bé, không biết cái gì là thật hay giả. Mình nói như thế nào thì vô thức nó đều tin. Cho nên là mình nói chuyện với cái em vô thức như thế nào thì em ấy sẽ theo như vậy, sẽ “yes and more” – có nghĩa là đồng ý là cho thêm nữa”

Theo đó, để biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực, chúng ta cần phải nói chuyện, cần phải dùng ý thức để giao tiếp theo điều mà mình mong muốn. Nếu như mình mong muốn điều gì, mình thích thứ gì thì mình phải nói đúng, nói chính xác những ngôn từ diễn đạt niềm mong muốn đó, sự yêu thích đó, nói cụ thể và chi tiết chứ không nói chung chung.

90% cơ thể mình được điều khiển bởi vô thức là một cái vùng gọi là vô thức. Vô thức là “người” quyết định 90% hành động với mục đích bảo vệ cơ thể của mình. Nó không phân biệt đúng, sai, thật, giả, nó chỉ nhận định theo ý thức muốn hay không muốn, thích hay không thích rồi nó nghe lời và nói cho thêm.

Ví dụ như ý thức nói là tôi thích cái này, tôi muốn cái này và cho ra năng lượng tích cực thì vô thức sẽ trả lại năng lượng tích cực. Nhưng nếu ý thức nói là tôi mệt quá thì vô thức sẽ nói ok bạn mệt thì bạn cứ nghỉ ngơi đi. Nó “nghe lời và cho thêm”, luôngiữ những kí ức mà không tốt để khi gặp lại tình huống tương tự, nó sẽ giúp chúng ta đưa ra những hành động, những quyết định để bảo vệ cho cơ thể.

Nên khi mình có nhiều năng lượng xung quanh mình là tích cực thì trường năng lượng của cơ thể, trường năng lượng ảnh hưởng tới vô thức sẽ là tích cực. Còn khi mình ở trường năng lượng tiêu cực, mình sẽ thu hút năng lượng tiêu cực đến với mình và vùng tâm trí thứ ba sẽ là trưởng năng lượng tiêu cực, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.

Chuyên gia Ngọc Trâm phân tích:

“Trường năng lượng được tạo ra dựa trên tất cả những dòng suy nghĩ điện từ mà chúng ta có. Chính vì vậy, nếu chúng ta suy nghĩ những điều tích cực, vui vẻ, lạc quan, bình an theo những điều mình mong muốn, giao tiếp như vậy với vô thức thì vô thức cũng sẽ nghe lời và cho thêm. Nó sẽ tràn đầy và tỏa ra điện trường tích cực, mạnh mẽ để thu hút những điều thịnh vượng, giàu có, bình an trong cuộc đời của chúng ta.

Ngược lại, nếu như chúng ta giao tiếp theo  điều mà mình không mong muốn là sợ bệnh, sợ khổ, sợ nghèo, bực bội, khó chịu, tức giận, oán trách thì điện trường của chúng ta sẽ âm, sẽ thấp, càng ngày nó càng nhỏ bé và sẽ chỉ thu hút những điều nhỏ bé, những điều tiêu cực đến cuộc đời của mình thôi. Đấy gọi là lực hấp dẫn. Mình thu hút tất cả những thứ mà mình đa nghĩ, đang muốn, đang làm”.

Bên cạnh đó, chuyên gia Ngọc Trâm đã chia sẻ cho khách hàng tham dự chương trình một kỹ thuật cực kỳ thú vị và hữu ích, cũng có tác dụng biến những cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Kỹ thuật này có tên gọi là hình dung, tưởng tượng những điều tiêu cực có thể xảy đến trong cuộc đời. Hình dung tưởng tượng mình sẽ mất mát thứ gì đó, sẽ bị một vấn đề gì đó mà mình không mong muốn.

Mọi thứ đều có thể thay đổi, giống như con người có “sinh – lão – bệnh – tử”, sự vật có “thành – trụ – hoại – diệt”. Đó là quy luật tự nhiên, là những chuyện bắt buộc phải xảy ra trong vòng đời của mỗi người, mỗi vật. Chúng ta không thể thay đổi kết quả cuồi cùng của sự mất đi như “tử” ở người hay “diệt” ở vật.

Hình dung, tưởng tượng điều tiêu cực có thể xảy ra không phải để buồn đau hay lo lắng mà là để học cách chấp nhận những quy luật tự nhiên của cuộc đời, của cuộc sống. Đặc biệt, chúng ta sẽ biết ơn và trân trọng hơn tất cả mọi thứ bản thân đang có, trân trọng những người thân yêu còn hiện diện ở bên cạnh, ngay lúc này.

Đó là những bài học vô cùng xúc động, vô cùng tuyệt vời mà chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm chia sẻ trong buổi trị liệu nhóm trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Biến cảm xúc tiêu cực thành tích cực”. Hy vọng rằng mỗi chúng ta đều đã có thêm được những kiến thức hữu ích để sống một cuộc đời trọn vẹn, có ý nghĩa và hạnh phúc đong đầy.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *