Tổng kết Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 22: Chữa lành đứa trẻ nội tâm – hành trình trở về và yêu thương chính mình

Đến với buổi Trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 22, ngày 17/12/2022, với chủ đề “Chữa lành đứa trẻ nội tâm – hành trình trở về và yêu thương chính mình” được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Phạm Thị Hiền, khách hàng đã hiểu hơn về em bé nội tâm, cách kết nối với em bé nội tâm và hành trình chữa lành từ sâu trong tâm trí của mình.

1. Khái niệm em bé nội tâm 

Trong hình hài của người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Khi một người trải qua một tuổi thơ không mấy vui vẻ, những nỗi đau thuở nhỏ sẽ khiến chúng ta trưởng thành trong sự sợ hãi, tự ti, đau buồn..

Trong chúng ta, ai cũng có một em bé nội tâm – Đó chính là em bé sống trong tâm hồn của mỗi người. Em bé nội tâm vốn là một đứa trẻ thuần khiết, trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại mỏng manh, dễ bị tổn thương.

Em bé nội tâm lưu trữ những ký ức về thời thơ ấu mà một người đã trải qua. Đó là miền ký ức riêng về tuổi thơ, nơi đó có những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc và cả những ký ức buồn đau khiến em bé nội tâm bị tổn thương.

Trong hình hài của người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành
Trong hình hài của người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành

Khi còn thời thơ ấu, nhiều người đã trải qua những chấn động tâm lý, những tổn thương lớn, mà vết thương vẫn còn lưu lại đến bây giờ. Để tự bảo vệ và phòng hộ trước những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường dặn lòng cố quên đi khoảng thời gian đau lòng đó hoặc ta sẽ nén chặt những cảm xúc, ký ức đó vào đáy sâu vô thức. Đó có thể là do chúng ta không đủ can đảm để đối diện với em bé tổn thương bên trong mình.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền chia sẻ:

Đối với người trưởng thành, những ký ức không vui trong quá khứ có thể là một vấn đề rất đơn giản và chúng ta cũng tự an ủi bản thân là đó chỉ là chuyện nhỏ, chẳng đáng gì, hoặc nó không quan trọng và chúng ta nghĩ rằng ta đã quên được nó. Chúng ta muốn chấm dứt những đau khổ, cố gắng nhốt em bé vào một nơi sâu kín trong lòng và cho nó ở đó càng lâu càng tốt để không ai phát hiện ra. Nhưng em bé vẫn ở đó, vẫn có mặt trong chúng ta và đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của ta. Em bé muốn nói với chúng ta là “Tôi ở đây, tôi ở đây!”

2. Tìm hiểu các vùng tâm trí

Tâm trí con người có Ý thức và Vô thức. Trong đó, Ý thức chiếm 10%, được ví như ông chủ ra quyết định điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, hành động, lời nói của con người. Vô thức chiếm đến 90% hoạt động của tâm trí, được ví như người đầy tớ của Ý thức, nhận mệnh lệnh và thực hiện theo quyết định của Ý thức.

Ý thức và Vô thức lưu trữ thông tin mà con người đã nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ dưới dạng thông ti
Ý thức và Vô thức lưu trữ thông tin mà con người đã nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ dưới dạng thông ti

Cụ thể:

  • Ý thức ra quyết định: Suy nghĩ, Cảm xúc, Lời nói, Hành động
  • Vô thức: Đồng ý và cho thêm
  • Trường năng lượng (Ý thức niệm tập thể) : Đồng ý và cho thêm

Ý thức và Vô thức lưu trữ thông tin mà con người đã nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ dưới dạng thông tin. Tuy nhiên, nhận thức của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào môi trường sống, quá trình giáo dục, các trải nghiệm trong quá khứ,…

Thông tin ở đây được hiểu là toàn bộ những gì chúng ta tiếp cận bao gồm: Lời nói, hình ảnh, chữ, mùi, vị, cảm giác… Ý thức có thể lưu trữ một phần thông tin thông qua các giác quan của con người nhưng Vô thức lại lưu trữ cả một kho tàng ký ức trên toàn bộ cơ thể, trong từng tế bào của con người. Vô thức tiếp nhận toàn bộ thông tin và bao trùm nó.

Theo chuyên gia Phạm Thị Hiền:

Vô thức chính là “kho chứa ký ức” to lớn của cuộc đời chúng ta. Mỗi trải nghiệm, mỗi suy nghĩ, câu nói chúng ta đã nghe, hay những thứ mà chúng ta đã nhận thức hoặc hiểu (dù đúng hay sai) đều được lưu trữ trong nguồn chứa này.

3. Kết nối em bé nội tâm

Vô thức có nhiều nguyên mẫu điển hình là em bé nội tâm. Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền chia sẻ:

Những điều mà chúng ta nói, chúng ta suy nghĩ hay những tác động từ trường năng lượng bên ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến em bé nội tâm. Vô thức không phân biệt, sắp xếp, lưu trữ theo thời gian mà theo sự kiện nổi cộm. Tức là sự kiện chứa nhiều cảm xúc mạnh mẽ nhất, có thể là vô cùng đau đớn hoặc vô cùng vui sướng, thì sẽ được sắp xếp ưu tiên hơn là các sự kiện có cường độ cảm xúc ít hơn. Hiểu đơn giản, cường độ cảm xúc trong ký ức càng mạnh thì khả năng hiển lộ trong tâm trí và ảnh hưởng đến biểu hiện của em bé nội tâm càng nhiều.

Những tổn thương của em bé nội tâm có thể hình thành từ những chấn động tâm lý, những tổn thương hoặc thời gian khó khăn khi còn thơ ấu. Những chấn thương phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Chấn thương đến từ sự bạo hành
  • Vết thương đến từ sự bỏ rơi
  • Tổn thương đến từ sự thiếu công nhận
  • Tổn thương đến từ sự chối bỏ
  • Tổn thương đến từ sự phản bội
  • Tổn thương đến từ sự bất công
  • Vết thương đến tự sự sỉ nhục
Những tổn thương của em bé nội tâm có thể hình thành từ những chấn động tâm lý, những tổn thương hoặc thời gian khó khăn khi còn thơ ấu
Những tổn thương của em bé nội tâm có thể hình thành từ những chấn động tâm lý, những tổn thương hoặc thời gian khó khăn khi còn thơ ấu

Một số dấu hiệu cho thấy em bé nội tâm đã bị tổn thương:

  • Thiếu tự tin, sợ giao tiếp, sợ chia sẻ trước đám đông, sợ người lạ.
  • Nhạy cảm, dễ bị tổn thương từ người khác.
  • Cảm thấy không được công nhận, ghi nhận trong tổ chức mà mình tham gia vào.
  • Luôn mong cầu sự yêu thương từ người khác.
  • Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng…
  • Giải tỏa bằng những thứ tiêu cực như rượu, bia, game, thuốc lá,…
  • Có xu hướng tấn công người khác (cả thể chất hoặc tinh thần) hoặc bị bức hại.
  • Khó duy trì các mối quan hệ lâu dài hoặc tìm lý do để từ bỏ gia đình, bạn bè…
  • Không vâng lời và cố gắng chứng minh điều ngược lại với mong muốn của người thân.
  • Thiếu sự tin tưởng đối với người khác.
  • Áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác.
  • Cố gắng khoe khoang, đánh bóng về mọi thứ mình làm và cả những điều mình không làm.
  • Luôn than phiền về mọi thứ.
  • Lười biếng, gian lận,…

4. Hành trình trở về và chữa lành em bé nội tâm

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền:

Hành trình trở về và chữa lành em bé nội tâm không quá phức tạp. Đầu tiên, bạn hãy nghĩ bản thân ta, bố mẹ ta, ông bà ta cũng đã từng là em bé,… Việc kết nối lại với em bé nội tâm sẽ giúp bằng suy nghĩ chín chắn của một người trưởng thành, chúng ta sẽ rút ra những bài học tích cực cho chính mình.

Một số giải pháp cụ thể bạn có thể áp dụng để chữa lành em bé nội tâm:

  • Kết nối em bé nội tâm và học bài học để trưởng thành
  • Thực hành chánh niệm
  • Thay đổi ngôn từ
  • Đọc sách

Chia sẻ với buổi trị liệu nhóm, khách hàng trải nghiệm đã có một số cảm nghĩ:

“Thời gian đầu mình cũng không có nhiều cảm xúc khi kết nối với nội tâm của mình. Nhưng sau buổi hôm nay với coach Hiền, mình đã chạm được đến trái tim và nỗi đau của chính mình.”

“Sau những chia sẻ của coach Hiền, mình nhận thấy ai cũng có một em bé nội tâm đầy mỏng manh và dễ bị tổn thương nhưng lại luôn giấu đi. Mình sẽ cố gắng nhìn vào sâu bên trong để tìm thấy chính mình.” 

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hà Nội số 22 đã giúp khách hàng có thêm kiến thức về chữa lành em bé nội tâm, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc. Hy vọng qua những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền, bạn sẽ biết cách yêu thương bản thân mình hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *