Sự khác biệt giữa rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn

Rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn đều có đặc điểm chung về sự chỉn chu, hoàn mỹ, luôn đòi hỏi mọi vấn đề phải được hoàn thành một cách tuyệt đối, không được có một sai sót nào. Tuy nhiên cầu toàn có thể là một tính cách của người nào đó trong khi rối loạn ám ảnh hoàn hảo lại là một bệnh lý tâm thần, do đó cần phân biệt rõ để có hướng can thiệp điều trị kịp thời.

Sự khác biệt giữa rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn

Bất cứ ai cũng khao khát sự hoàn hảo nhưng chúng ta cần hiểu rằng không có bất cứ ai có thể hoàn hảo 100%. Có những người sẽ cảm thấy thoải mái với điều này và chấp nhận sống chung với những thiếu sót của bản thân, nhưng có những người không thể chấp nhận được những khiếm khuyết, họ trở nên tức giận và phải thay đổi cho bằng được. Đây có thể là biểu hiện của một số vấn đề về tâm lý như rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn.

 rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn
Rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn dù có biểu hiện giống nhau nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau nên cần phân biệt chính xác

Nhìn chung xét về khía cạnh biểu hiện cơ bản, cả cầu toàn và rối loạn ám ảnh hoàn hảo đều có các dấu hiệu giống nhau, chẳng hạn luôn đòi hỏi văn phòng sạch sẽ không một hạt bụi, công việc luôn phải đạt hiệu suất cao nhất, những người này nếu làm sếp thì luôn tạo áp lực cho nhân viên. Tuy nhiên về bản chất và các hệ lụy gây ra thì hai vấn đề này hoàn toàn khác biệt, do đó cần phải phân biệt thật chính xác.

Phân biệt về khái niệm

Rối loạn ám ảnh hoàn hảo là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thường gặp. Đây là một bệnh lý thần kinh có liên quan đến các yếu tố di truyền, tác nhân sinh học hay các động bên ngoài từ môi trường. OCD chiếm đến 1- 2% dân số và có tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho chính bản thân họ nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời.

Rối loạn ám ảnh hoàn hảo thường liên quan đến cả các vấn lành mạnh và không lành mạnh. Nhưng quan trọng là người bệnh sẽ luôn bị ám ảnh bởi những suy nghĩ, hành vi và bị cưỡng chế thực hiện. Bệnh nhân sẽ bị lo lắng, căng thẳng tột độ nếu các sự việc, đồ vật không được sắp xếp đúng mục tiêu mà họ mong muốn.

Trong khi đó, cầu toàn (Perfectionism) không phải là bệnh lý mà nó thuộc về tính cách của một ai đó. Người ta thường chia cầu toàn thành hai nhóm gồm chủ nghĩa cầu toàn thích ứng/ lành mạnh được biểu hiện một cách lành mạnh và chủ nghĩa cầu toàn hoàn hảo được đặc trưng bởi sự quan tâm về điều gì đó quá mức, thường đi kèm những lo lắng, nghi ngờ thiếu lành mạnh.

Perfectionism cũng có thể được đánh giá là một vấn đề tâm lý. Người theo chủ nghĩa cầu toàn cũng có thể cảm thấy khó chịu, tức giận, bị kích thích nếu không đạt được kỳ vọng của bản thân. Tuy nhiên xét về mức độ cầu toàn so với OCD thường thấp hơn rất nhiều.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn

Cả người OCD và Perfectionism đều có xu hướng luôn đề cao mục tiêu và phải thực hiện nó thành công bằng mọi cách, nếu không hoàn thành được những mong muốn sẽ rất nảy sinh sự tức giận. Vì vậy rất nhiều người thường dễ nhầm lẫn hoặc cho rằng hai vấn đề này là một dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe của bệnh nhân.

Cần hiểu rằng rối loạn ám ảnh hoàn hảo thường là vấn đề có tính “cưỡng chế”. Hay nói cách khác họ thường bị chế ngự bởi những suy nghĩ dẫn đến bắt buộc thực hiện các hành vi nào đó. Chẳng hạn khi nhìn thấy bàn bị dính một chút bụi bẩn, họ sẽ cảm thấy căng thẳng khó chịu cực độ, thậm chí cảm thấy như khó thở và bắt buộc phải được làm sạch ngay lập tức. Tất nhiên bản thân bệnh nhân có thể biết những suy nghĩ của mình là vô lý nhưng vẫn không thể nào kiểm soát được.

Nỗi ám ảnh thường gặp đi lặp lại một cách vô lý và thường kèm theo sự nghi ngờ khiến bản thân họ không kiểm soát được việc kiểm tra đi kiểm tra lại một vấn đề nào đó.Việc không thực hiện cách hành vi để đảo bảo tính “hoàn hảo” sẽ khiến bệnh nhân bị căng thẳng và sinh ra những tưởng tượng về một thảm họa nào đó nếu họ không ra tay kiểm tra sắp xếp lại.

Trong khi đó người cầu toàn cũng sẽ cảm thấy tức giận cáu kỉnh khi các đồ vật, sự việc diễn ra không theo sự sắp đặt của họ nhưng nó thường nghiêng về mức độ khó chịu hơn là cảm thấy căng thẳng. Họ hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, cảm giác tức giận cũng có thể biến mất sau đó. Những người cầu toàn thường đặt những mục tiêu, áp lực rất lớn lên những người xung quanh, họ muốn bản thân hay công việc hay bất cứ những gì liên quan đến họ luôn phải đạt vị trí cao nhất.

Nói cách khác, có thể nói người mang chủ nghĩa cầu toàn thường mang xu hướng nghiêng về cá nhân, tức là họ muốn mọi việc cần phải được diễn ra đúng theo ý họ muốn vì nó phải như thế trong khi đó trong nhận thức của người OCD, mọi vấn đề nếu không diễn ra như thế thì có thể gây ra những nguy hiểm cho xung quanh. Chẳng hạn một chiếc bàn có bụi trong mắt người cầu toàn là  thiếu hoàn mỹ nhưng trong mắt người OCD họ có thể tưởng tượng ra việc có thể bị rất nhiều bệnh từ các hạt bụi này.

Một điểm khác biệt nữa ở rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn chính là sự nghi ngờ. Bệnh nhân OCD có thể dành hàng giờ để chỉnh lại bộ tóc của họ chỉ vì nó chưa đạt được độ như mong muốn. Người cầu toàn có thể cũng dành nhiều thời gian để làm một việc gì đó nhưng họ thường thực hiện theo một quy luật đã định trước để thành công nhanh chóng, trong khi những nỗi ám ảnh và nghi ngờ của bệnh nhân OCD khiến họ không thể nào cảm thấy thỏa mãn được.

Cả hai bệnh nhân này đều thường đặt áp lực rất lớn những người xung quanh nếu sống cùng hay làm việc cùng  bởi họ luôn muốn tất cả được hoàn hảo. Tuy nhiên xét về một mặt nào đó, cả hai đều rất dễ thành công ở một vài lĩnh vực nếu họ kiểm soát được các hành vi, nhận thức của bản thân theo hướng lành mạnh.

rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn
Bênhh nhân OCD luôn bị cưỡng chế thực hiện suy nghĩ, hành vi không thể kiểm soát được

Những hệ lụy đến cuộc sống và sức khỏe

Tất nhiên bất cứ vấn đề nào cũng sẽ luôn có những mặt tốt xấu khác nhau. Khi đề cao sự hoàn hảo bạn thường có khả năng thành công cao nếu đi đúng hướng. Những người có những suy nghĩ về sự hoàn mỹ hay ám ảnh về độ hoàn hảo đều dễ thành công vì sự cẩn trọng của mình. Tất nhiên việc duy trì những điểm mạnh của bản thân ở mức độ ổn định có thể đem lại cho bản thân họ rất nhiều lợi ích về cả cuộc sống hằng ngày hay công việc.

Mặc dù vậy, điểm chung của cả người bệnh OCD và cầu toàn chính là dễ tiến tới các bệnh tâm lý trầm trọng khác như trầm cảmrối loạn lo âu đặc biệt tỷ lệ cao hơn trên những bệnh nhân OCD. Khi các vấn đề mà họ mong muốn không đủ để thỏa mãn, không làm họ hài lòng sẽ dẫn đến sự lo lắng quá mức, thậm chí là không ngủ được. Mặt khác những người mắc các bệnh này mặc dù được mọi người tín nhiệm nhưng cũng rất khó để có nhiều mối quan hệ bởi họ luôn đặt ra quá nhiều điều lệ hay quy tắc.

Riêng với người OCD thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bởi họ luôn sống trong sự lo lắng và nghi ngờ. Chẳng hạn tấm ga giường bị nhăn cũng khiến họ trở nên cực kỳ căng thẳng lo lắng, kiểm tra đi kiểm tra lại hàng giờ đồng hồ không thể ngủ được. Bệnh nhân OCD nếu mắc đồng thời trầm cảm cũng có nguy cơ dẫn đến trầm cảm rất cao nếu họ không thể tự kiểm soát được hành vi và nhận thức của bản thân.

Điều trị rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn thế nào?

Cần hiểu rằng cầu toàn là một đặc trưng tính cách rất khó thay đổi trong khi OCD lại là một dạng rối loạn tâm thần. Nếu cầu toàn được thể hiện theo một hướng lành mạnh thì cũng không cần can thiệp thay đổi, trừ khi có liên quan đến các vấn đề tâm lý khác. Trong trường hợp họ theo chủ nghĩa cầu toàn hoàn hảo một cách quá mức, thường xuyên áp đặt mọi thứ thì có thể can thiệp trị liệu tâm lý để điều chỉnh lại xu hướng tính cách cho phù hợp hơn.

rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn
Cần tiến hành trị liệu sớm với bệnh nhân OCD để ngăn chặn các hệ lụy xấu có thể xuất hiện

Trong khi đó với bệnh nhân OCD cần phải can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Người mắc chứng OCD rất dễ sa vào vòng xoáy tiêu cực bởi sự cưỡng chế nghi ngờ quá mức của bản thân. Họ mất quá nhiều thời gian cho những vấn đề không đáng và không thể thực hiện những công việc, sinh hoạt như người bình thường. Chất lượng đời sống, tinh thần của bệnh nhân cũng do đó mà giảm sút trầm trọng.

Phương pháp điều trị cho người mắc chứng OCD hiện nay thường sử dụng thuốc hoặc tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, tâm lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn vì giúp bệnh nhân nhận thức được vấn đề bản thân đang gặp phải và có hướng kiểm soát đúng đắn hành vi của mình. Nếu sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp với các phương pháp tâm lý trị liệu để có hiệu quả tốt hơn.

Việc điều trị chứng bệnh OCD đôi khi có thể kéo dài suốt đời nếu bệnh nhân không hoàn toàn kiểm soát được những nhận thức, hành vi của bản thân. Đồng thời OCD cũng chỉ có thể thuyên giảm phần nào triệu chứng chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn.

Bệnh nhân cần phải học cách chung sống với căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc cải thiện sự cầu toàn quá mức thông qua việc điều chỉnh chế độ sống khoa học, suy nghĩ đến những điều lạc quan tích cực hơn, thư giãn tâm trí mỗi ngày. Tốt nhất những người gặp cả hai vấn đề trên nên đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu sớm để có những lời khuyên đúng đắn. Bạn nên chọn những trung tâm, cơ sở tâm lý trị liệu uy tín hoặc các chuyên gia tâm lý trị liệu tốt để việc trị liệu đem lại hiệu quả tốt.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị trị liệu tâm lý uy tín tại Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu một cách bài bản, khoa học, chuyên nghiệp trên quy mô lớn. Hiện nay, Trung tâm đang sở hữu đội ngũ chuyên gia tâm lý trị liệu là các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy cùng các cơ sở trị liệu tâm lý lớn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển trong nhiều năm, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã xây dựng và ứng dụng thành công các quy trình trị liệu tâm lý chữa lành nhiều chứng tâm bệnh khác nhau như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)… giúp hàng ngàn khách hàng hồi phục sức khỏe tâm trí và trở lại cuộc sống để học tập, làm việc bình thường, tìm được niềm vui sống, hạnh phúc cho chính mình.

Bằng phương pháp dòng thời gian và các quy trình kết nối vùng sâu tâm thức, chuyên gia sẽ tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng hiện tại của khách hàng và từ đó đưa ra các giải pháp, quy trình để giải quyết vấn đề từ gốc rễ của nó.

Các liệu trình trị liệu tâm lý của Trung tâm đều được cam kết cụ thể hiệu quả, đồng thời cam kết hoàn tiền 100% chi phí khách hàng đã thanh toán nếu sau quá trình trị liệu không đạt được hiệu quả như đã cam kết.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu tâm lý rối loạn ám ảnh hoàn hảo của Trung tâm NHC Việt Nam, quý vị vui lòng liên hệ qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin cho chuyên gia tại đây.

Rối loạn ám ảnh hoàn hảo và cầu toàn mặc dù có những biểu hiện cơ bản giống nhau nhưng thực tế lại khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chắc chắn về tình trạng của bản thân bạn cần đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo chính xác tuyệt đối. Đừng quên dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên nếu cảm thấy bản thân đang có các vấn đề bất thường để có hướng kiểm soát kịp thời.

Bình luận (30)

  1. Lý Trúc Linh says: Trả lời

    cái gì quá cũng không tốt, hoàn hảo và cầu toàn cũng vậy

  2. Lê Thế Vũ says: Trả lời

    nhiều người chỉ khác ý họ có một tí thôi mà họ đã nổi giận lên rồi

    1. Chanel Trần says: Trả lời

      ừ, như mẹ mình ý, cứ để gối lệch tí thôi là vào nói um lên, nhiều lúc phát bực

      1. Lê Thế Vũ says: Trả lời

        mấy bác phụ huynh là rất hay cầu toàn, cẩn thận quá mức kiểu đấy, mẹ mình chả khác gì mẹ bạn, hơi tí là lấy chổi ra quét nhà, lúc nào cũng nghĩ nhà bẩn

        1. Chanel Trần says: Trả lời

          hay tầm tuổi đó là thế nhỉ

          1. Lê Thế Vũ says:

            cũng có thể thật, kiểu phụ huynh sợ bệnh tật nên cái gì cũng phải gọn gàng sạch sẽ ý

    2. Dương Yến says: Trả lời

      đứa em mình ngày nào nó cũng chăm chút cái đầu nó cho thật chỉn chu và bóng loáng mới đứng ra khỏi cái gương được, nhiều lúc vội mình soi 1 tí chỉn chu quần áo mà phát bực với nó, nhiều lúc cãi nhau om xòm lên

      1. Lê Thế Vũ says: Trả lời

        em bạn kiểu đẹp trai phông bạt à

        1. Dương Yến says: Trả lời

          ừ đấy cái kiểu đấy, quá mức luôn ý, từng sợ tóc một, thời gian nó ngồi trước gương có khi nhiều hơn cả việc học hành của nó ý

    3. Cao Thị Trinh says: Trả lời

      này là quá mức rồi, đập gương đi bạn

      1. Lê Thế Vũ says: Trả lời

        bác cứ đùa, đập gương nhà em lấy gì dùng, nhưng có khi cần cất đi hoặc thay đổi để em mình bớt thời gian cho việc vô bổ đó nhỉ, chứ thấy thế này cứ sao sao ý

        1. Cao Thị Trinh says: Trả lời

          nên thế xem có đỡ hơn không, chỉ sợ em bạn lại mua gương, không thì cắm mặt vào điện thoại soi suốt thôi

          1. Lê Thế Vũ says:

            bây giờ đã như vậy rồi, rời gương là cầm điện thoại soi rồi mới yên tâm đi cơ

          2. Cao Thị Trinh says:

            chắc chưa có ny nên vậy, có ny vào là sẽ hết

          3. Lê Thế Vũ says:

            mong thế đỡ phải cãi nhau với nó, khéo cho đi chữa tâm lý luôn ý

  3. Nguyễn Hoàng Lan says: Trả lời

    chỗ làm mình có bà sợ bẩn ý, suốt ngày rửa tay mỗi lần rửa tay thì kì tay mạnh lắm, kì đến đỏ tay xong lấy rất nhiều xà phòng nữa, hỏi thì bảo là thế mới sạch

    1. Phạm An Khê says: Trả lời

      ui lại còn thế cơ á, thế này chắc ngày tắm chục lần mất

      1. Nguyễn Hoàng Lan says: Trả lời

        cái đấy mình không biết chứ thấy đoạn rửa tay lâu la là thấy kiểu gì rồi, chắc là chứng cầu toàn này đây

    2. Bùi Long Hoa says: Trả lời

      mình hiểu cảm giác này, trước mình cũng từng thế, cứ luôn cảm thấy người bẩn và rất khó chịu trong người vì điều này nên phải ra rửa tay liên tục mới đỡ được

      1. Nguyễn Hoàng Lan says: Trả lời

        bác bị vậy xong tự hết luôn hả

        1. Bùi Long Hoa says: Trả lời

          cũng phải luyện dần dần mình cố gắng kiềm chế sự khó chịu và cố quên đi cái đấy xong dần dần cải thiện được

          1. Nguyễn Hoàng Lan says:

            nhưng mà khó chịu như nào thế bác, kiểu bứt rứt lo lắng về vết bẩn đó ý, xong không dám cầm vào đâu vì sợ đồ khác bẩn theo nên càng khó chịu hơn, hồi đấy mình rửa tay lâu lắm, phải 10 phút ý

  4. Đặng Diên Tùng says: Trả lời

    nhiều người giỏi thì giỏi thật nhưng mà gặp người giỏi hơn họ sẽ thấy khó chịu vì những người đó luôn cho mình là hoàn hảo nhất rồi, điển hình là ông phó giám đốc cty mình đây, biết sai nhưng vẫn bắt nhân viên làm bằng được thì thôi xong đến lúc nhận hậu quả rồi thì à mới ờ với quên

    1. Trần Ánh Dương says: Trả lời

      tầm cỡ đó ít nghe người khác nói lắm, mà là nhân viên nói thì càng không

      1. Đặng Diên Tùng says: Trả lời

        mà đâu chỉ mình em ý kiến, nhiều người góp ý mà cũng không nghe ý xong đổ tại các thứ

        1. Trần Ánh Dương says: Trả lời

          khó thay đổi lắm, cái tôi họ lớn thế kia mà

    2. Đức Minh says: Trả lời

      công ty mình cũng thế, quản lý ngang như cua ý, góp ý không nổi, nhiều lúc tức chỉ muốn bỏ việc

      1. Đặng Diên Tùng says: Trả lời

        mình cũng muốn bỏ việc lắm đây mà không được, mình cần công việc chứ công việc không cần mình, đành chịu thôi

  5. Triệu Hân Di says: Trả lời

    mẹ tôi từ đợt giãn cách đến giờ hay bị suy nghĩ tiêu cực và mất ngủ, và đặc biệt cứ trái ý là to tiếng mắng nhiếc luôn, trung tâm có thể tư vấn giúp tôi không?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      chào bạn, Trung tâm đã nhận thông tin của bạn, có thể do có một căng thẳng nào đó khiến mẹ bạn cảm thấy bất ổn trong người nên mới bộc lộ ra bên ngoài như vậy. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, Để tư vấn tốt nhất, bạn có thể liên hệ tới số hotline 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại sẽ có chuyên gia hỗ trợ tư vấn bạn nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *