Tìm hiểu chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể – Mặc cảm ngoại hình

Rối loạn khiếm khuyết cơ thể khiến người bệnh luôn có những suy nghĩ mặc cảm ngoại hình, có thể do những khiếm khuyết có thật hoặc do chính họ tự tưởng tượng ra. Họ bị ám ảnh quá mức về ngoại hình và dành quá nhiều thời gian chăm chút nó trong ngày. Có đến 15% bệnh nhân sẽ có xu hướng đi phẫu thuật thẩm mỹ, tuy nhiên họ vẫn hết hoàn toàn những nỗi ám ảnh về khiếm khuyết của cơ thể.

Chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể là gì?

Hội chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể – Mặc cảm ngoại hình có tên khoa học là Body Dysmorphic Disorder (BDD), ngoài ra nó cũng được biết đến với các tên khác là Hội chứng Quasimodo. Đây là một dạng rối loạn ám ảnh thường gặp, chiếm đến 1- 2% tỷ lệ người bệnh trên thế giới. Thống kê cho thấy cứ 100 người thì có 1- 2 người có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán BDD. Hội chứng này thường có xu hướng xuất hiện từ tuổi dậy thì và kéo dài đến suốt đời.

rối loạn khiếm khuyết cơ thể
Chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể khiến người bệnh luôn bị ám ảnh bởi ngoại hình của bản thân và cho rằng mình xấu xí

Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường bị ám ảnh về những khiếm khuyết nào đó về ngoại hình hay các thiếu sót trên khuôn mặt dù là rất nhỏ không ai chú ý đến. Chẳng hạn như họ cảm thấy mắt quá bé, mũi không cao và phải dùng hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để chăm chút cho bản thân mới có thể ra ngoài đường. Thực tế các khiếm khuyết này có thể có thật hoặc do chính họ tự tưởng tượng ra.

BDD khiến bệnh nhân không thể ngừng lo lắng, căng thẳng bởi những điều khiếm khuyết của cơ thể. Bệnh làm suy giảm các chức năng xã hội của người bệnh và dễ dẫn đến những vấn đề tâm lý, tâm thần trầm trọng khác nên cần sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Những triệu chứng bệnh điển hình bao gồm

  • Có những ám ảnh và suy nghĩ không ngừng về một bộ phận nào đó của cơ thể và cho rằng bộ phận này thật xấu xí, kém đẹp và trở nên mất tự tin về nó
  • Những bộ phận thường được để ý quá mức như mắt, mũi, răng, miệng, tóc, các vết sẹo, nốt ruồi, lông mặt hay cơ bắp
  • Dành nhiều thời gian trong ngày để chỉnh sửa ngoại hình và soi gương, họ liên tục nhìn vào gương để kiểm tra xem các bộ phận này đã ổn chưa, có vấn đề gì không. Dù họ đã chỉnh trang rất nhiều những vẫn không thể nào thực sự hài lòng và vẫn không kiềm được bản thân mà tiếp tục chỉnh sửa, soi gương tiếp
  • Họ luôn cố gắng tìm ra những khuyết điểm của bản thân bằng các soi gương với rất nhiều góc độ cho dù không có ai để ý với các khiếm khuyết đó
  • Thường chú ý vào quần áo hay các lớp trang điểm đậm để che đi các khuyết điểm và ngụy trang. Việc trang điểm của họ được tiến thành một cách thái quá
  • Có xu hướng tìm đến thẩm mỹ để chỉnh sửa nhan sắc hay nha khoa nếu liên quan đến các vấn đề về răng. Tuy nhiên kết quả thẩm mỹ cũng không thể làm họ hài lòng và tiếp tục không ngừng chỉnh sửa. Đồng thời họ có thể phẫu thuật ngay cả khi các bác sĩ cho rằng đó là điều không cần thiết
  • Thường từ chối việc để người khác chụp ảnh vì lo lắng rằng có thể làm bộc lộ các khuyết điểm xấu của bản thân
  • Có thể tự so sánh bản thân với những người xung quanh và không ngừng tự ti về chính bản thân của mình
  • Cảm thấy tự ti và như thấy có ai đang cười nhạo chê bai họ
  • Ăn kiêng một các quá mức cho dù họ đang rất gầy
  • Thường xuyên hỏi người khác về các khiếm khuyết, ngoại hình của bản thân nhưng lại không tin vào những đánh giá đó

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Trong danh sách phân loại của ICD – 10, rối loạn khiếm khuyết cơ thể còn được xếp vào rối loạn dạng cơ thểnếu những khiếm khuyết mà họ bị ám ảnh không có thật, do chính bản thân họ tự tạo ra. Người bệnh thường cảm thấy đau khổ bởi những khiếm khuyết trên cơ thể và thường suy nghĩ mọi việc theo một cách vô cùng bi quan. Bởi vậy những người mắc BDD thường gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và các mối quan hệ.

Nguyên nhân gây rối loạn khiếm khuyết cơ thể

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác đâu là nguyên nhân gây ra những ám ảnh mặc cảm về ngoại hình. Một số giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra cho rằng BDD có thể liên quan đến các yếu tố sinh học, theo đó có thể liên quan đến sự mất cân bằng một số chất dẫn truyền thần kinh nào đó trong não. Yếu tố di truyền cũng được cho rằng có liên quan đến rối loạn khiếm khuyết cơ thể. Tuy nhiên các nguyên nhân này vẫn chưa thể khẳng định một cách chính xác.

rối loạn khiếm khuyết cơ thể
Ám ảnh về quá khứ bị bắt nạt, coi thường ngoại hình có thể là nguyên nhân gây bệnh

Một yếu tố khác được cho rằng có liên quan nhiều hơn chính là yếu tố tâm lý. Các yếu tố tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Quasimodo bao gồm

  • Từng trải qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ về việc có người chê bai về ngoại hình, chẳng hạn bị chê bai, dè bỉu, bắt nạt vì họ xấu xí
  •  Người mắc các tính cách hoàn hảo hóa, luôn mong muốn bản thân phải tốt nhất
  • Người chịu những áp lực về xã hội, làm các công việc cần đến ngoại hình
  • Gặp đồng thời các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm hay rối loạn lo âu

Bệnh thường xo xu hướng bắt đầu xuất hiện từ thời niên thiếu, trong khoảng 16- 17 tuổi do đây là thời điểm mà những người trẻ thường dễ có những mặc cảm suy nghĩ nhiều về ngoại hình. Những nỗi lo thường bắt đầu phát sinh từ thời điểm này và dần dồn nén lại, trở thành một nỗi lo lớn không thể nào thoát khỏi. Do đó bệnh thường kèm theo các vấn đề tâm lý khác và có thể dẫn đến những hệ lụy xấu khác, thậm chí là tự tử do người bệnh quá tự ti về bản thân.

Rối loạn khiếm khuyết cơ thể có nguy hiểm không?

Sự mặc cảm về ngoại hình khiến bệnh nhân thường trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, làm việc thiếu tự tin, đặc biệt là các công việc cần phải giao tiếp hay lộ diện những vị trí khiếm khuyết của họ. Ngay khi có tiền họ sẽ nghĩ ngay đến thẩm mỹ ngay cả khi không cần thiết. Rất nhiều người càng thẩm mỹ thì càng làm làm lộ rõ các khiếm khuyết, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho chính tính mạng bệnh nhân.

rối loạn khiếm khuyết cơ thể
Bệnh nhân BDD thường không ngừng phẫu thuật thẩm mỹ cho dù không cần thiết, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ

Mặt khác những nỗi lo về ngoại hình khiến bệnh nhân trở nên kỳ dị. Khi các vấn đề mặc cảm về ngoại hình không được xử lý, họ có thể có những xu hướng tự làm hại bản thân hay tự tử do không thể kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của bản thân. Đồng thời hội chứng Quasimodo thường đi kèm với các vấn đề tâm lý, tâm thần nguy hiểm sau đây

  • Trầm cảm: Thống kê cho thấy có khoảng 76% bệnh nhân BDD đều từng bị trầm cảm
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: khoảng 32% người mắc BDD cũng đồng thời gặp rối loạn tâm thần này
  • Ám ảnh sợ xã hội: chiếm khoảng 37% bệnh nhân gặp đồng thời cả hai vấn đề bệnh lý này

Do đó có thể thấy rối loạn khiếm khuyết cơ thể tiềm ẩn rất nhiều những vế về nguy hiểm nên cần phải can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị rối loạn khiếm khuyết cơ thể

Việc điều trị hội chứng Quasimodo sẽ được kết hợp giữa cả việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, tuy nhiên rất khó để loại bỏ bệnh hoàn toàn nếu các vấn đề liên quan đến yếu tố sinh học. Mặc dù vậy việc can thiệp điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhìn nhận được các vấn đề của bản thân, từ đó điều chỉnh các hành vi, nhận thức về mức ổn định nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống, tinh thần.

rối loạn khiếm khuyết cơ thể
Gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi thăm khám và điều trị sớm

Bệnh nhân hầu hết sẽ được chẩn đoán thông qua các vấn đề tiền sử bệnh lý và các triệu chứng hành vi được thể hiện bên ngoài. Tiêu chuẩn chẩn đoán thường là bệnh nhân có những nối lo lắng quá mức về ngoại hình mà không thể giải thích về các nguyên nhân cụ thể. Vì vậy gia đình cần đưa người bệnh đến những bệnh viện uy tín có chuyên môn cao để đảm bảo đưa ra những kết luận và phác đồ điều trị chính xác nhất.

Điều trị y khoa

Tùy từng trường hợp và giai đoạn mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc điều trị khác nhau, ví dụ như các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc an thần.. để kiểm soát các hành vi bất thường của bệnh nhân và phòng tránh những vấn đề tiêu cực khác. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào hay tăng/ giảm liều dùng bất thường vì đều có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng chấp nhận điều trị vì họ đã hình thành nhận thức rằng nỗi lo của họ là đúng đắn. Chẳng hạn họ cho rằng nếu không chăm chút thái quá như vậy thì sẽ bị những người xung quanh dòm ngó, dè bỉu, chê bai. Chính vì thế mà họ từ chối việc điều trị. Do đó hầu hết trước khi tiến hành điều trị y khoa hay dùng thuốc, bệnh nhân có thể phải yêu cầu điều trị tâm lý trước để tăng sự tin tưởng với bác sĩ, từ đó việc điều trị mới thực sự có kết quả.

Trị liệu tâm lý

Đây là phương pháp chính được hướng tới trong điều trị rối loạn khiếm khuyết cơ thể. Trị liệu tâm lý là biện pháp để bệnh nhân có thể nhìn nhận được những vấn đề bất thường mà bản thân đang gặp phải, hiểu rằng những điều này là không đúng, không phù hợp và từ đó tạo sự kết nối, tin tưởng vào bác sĩ để chấp nhận điều trị từ sớm.

rối loạn khiếm khuyết cơ thể
Trị liệu tâm lý được đánh giá là phương pháp tuyệt vời nhất cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn khiếm khuyết cơ thể

Trị liệu nhận thức hành vi là biện pháp được hướng tới chủ yếu với bệnh nhân BDD. Thông qua phương pháp này bệnh nhân có thể học các kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và hướng nó về một mục tiêu đúng đắn hơn. Đồng thời thông qua các buổi điều trị với bác sĩ tâm lý, bệnh nhân cũng học được các giải tỏa nỗi lo âu căng thẳng, có suy nghĩ lạc quan và tự ti vào bản thân mình hơn.

Các bác sĩ cũng có thể sắp xếp các buổi trị liệu theo nhóm với những bệnh nhân có cùng tình trạng để cùng nhau chia sẻ cũng vấn đề khó nói của bản thân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thể cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời tăng tính tương tác giao tiếp và hỗ trợ rèn luyện các kỹ năng xã hội cần thiết khác.

Cần phải tiến hành trị liệu tâm lý sớm với những bệnh nhân xuất hiện các mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ liên tục không thể kiểm soát. Quá trình trình trị liệu có thể kéo dài rất lâu để đảm bảo bệnh không tái phát trở lại. Từ đó giúp bệnh nhân có thể hoàn toàn quy trở lại cuộc sống bình thường, có những mối quan hệ mới, những công việc mới và hạnh phúc hơn, không còn những nỗi ám ảnh về ngoại hình ràng buộc.

Cần có sự hỗ trợ của gia đình

Sự quyết tâm của bệnh nhân và sự hỗ trợ của gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng để có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Bản thân người bệnh phải nhận thức được sự bất thường của bản thân và quyết tâm điều trị, tin tưởng vào các chỉ định của bác sĩ mới thực sự có kết quả. Nếu vẫn cho rằng bản thân mình đúng và nghi ngờ bác sĩ, không hợp tác với điều trị thì dù dùng rất nhiều phương pháp nhưng bệnh sẽ vẫn không thể nào hết được, hoặc tạm thời thuyên giảm một thời gian nhưng sau đó sẽ tái phát trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, gia đình cần luôn là một người đồng hành hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Sự hỗ trợ của gia đình chính là liều thuốc hiệu quả nhất có thể chữa lành tâm hồn đang bị tổn thương, dày vò bởi những nỗi ám ảnh suốt một thời gian dài. Để giúp đỡ bệnh nhân, gia đình có thể tham khảo một số thông tin sau

  • Tránh nói về các vấn đề ngoại hình trước mặt bệnh nhân
  • Luôn động viên khuyến khích bệnh nhân nếu thấy họ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng chăm sóc ngoại hình quá mức, hãy luôn nói với họ rằng họ đang rất ổn, hoặc chỉ ra rằng khiếm khuyết đó là hoàn toàn bình thường, không có ai có thể hoàn hảo hoàn toàn
  • Tham gia các buổi hướng dẫn trị liệu tâm lý để biết các giúp đỡ bệnh nhân đúng cách
  • Hướng bệnh nhân đến việc chăm sóc bản thân làm đẹp một cách khoa học như ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, dưỡng da đúng cách

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Rối loạn khiếm khuyết cơ thể là rào cản khiến bệnh nhân khó có những mối quan hệ với xung quanh vì những mặc cảm về ngoại hình không thể gỡ bỏ. Phát hiện và tiến hành can thiệp bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu sẽ kiểm soát được các triệu chứng để giúp người bệnh có cuộc sống bình thường, tin tưởng vào bản thân và hạnh phúc hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *