Ngộ độc thuốc an thần trong điều trị bệnh trầm cảm

Ngộ độc thuốc an thần trong điều trị bệnh trầm cảm do bệnh nhân lạm dụng thuốc một cách quá mức, không đúng liều lượng cho phép và có thể dẫn tới hôn mê sâu, thậm chí là mất mạng. Người bệnh cần nhanh chóng được đưa đi cấp cứu, rửa dạ dày và nằm tại bệnh viện theo dõi để tránh các hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị trầm cảm.

Ngộ độc thuốc an thần ở bệnh nhân trầm cảm xảy ra trong trường hợp nào?

Thuốc an thần là một trong những nhóm thuốc được chỉ định phổ biến cho rất nhiều bệnh nhân trầm cảm. Bởi người trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, không thể ngủ về đêm, ngủ hay gặp ác mộng khiến tâm trí càng dễ rối loạn và suy nhược hơn. Do đó cần chỉ định dùng thuốc an thần cho bệnh nhân trong thời gian đầu để ổn định lại giấc ngủ sinh học, qua đó việc điều trị mới có tiến triển tốt.

Ngộ độc thuốc an thần
Ngộ độc thuốc an thần có thể xảy ra do chính bệnh nhân cố tình để có thể ngủ ngon hoặc có những dự định tiêu cực khác

Ngộ độc thuốc an thần trong điều trị bệnh trầm cảm thường xảy ra ở các bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều so với liều lượng chỉ định ban đầu. Nguyên nhân xảy ra có thể do nhiều yếu tố, chẳng hạn

  • Cố ý tự tăng liều thuốc: thuốc ngủ sau một thời gian sử dụng kéo dài sẽ bị giảm dần công dụng so với ban đầu.. Chẳng hạn ở những lần đầu, với 1 liều chỉ sau 30 phút người bệnh sẽ đi vào trạng thái ngủ và có thể duy trì trong 3-4 tiếng nhưng càng về sau, thời gian ngủ được càng lâu hơn và giấc ngủ cũng ngắn hơn. Chính vì thế, nhiều người có xu hướng tăng liều mà không trao đổi với bác sĩ, chẳng hạn gấp đôi, gấp 3-4 liều ban đầu để có thể ngủ nhanh chóng. Đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ngộ độc thuốc an thần.
  • Người bệnh có ý muốn tự tử: Điều trị trầm cảm là một chặng đường dài và không phải lúc nào cũng có thể mang lại hiệu quả. Việc dùng thuốc vốn dĩ chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào, không thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trong quá trình điều trị bệnh nhân vẫn có thể có những suy nghĩ tự tử do không điều trị đúng cách hoặc có khi có bất cứ yếu tố tiêu cực nào khác tác động. Do đó họ mới có xu hướng cố tình sử dụng quá nhiều thuốc an thần để thực hiện ý định tự sát này. Đặc biệt với các trường hợp này bệnh nhân rất dễ rơi vào nguy kịch vì họ thường sử dụng một lượng lớn thuốc, thậm chí là còn tìm nơi kín đáo, tách biệt để không ai phát hiện ra.
  • Nhầm lẫn trong việc dùng thuốc: việc dùng thuốc trầm cảm kết hợp cùng các triệu chứng vốn có cũng khiến người bệnh chậm chạp về đầu óc, trong trạng thái thiếu tỉnh táo đôi khi cũng có thể dẫn đến trường hợp nhầm lẫn khi dùng thuốc an thần gây ngộ độc.
  • Nhạy cảm với thuốc: thực tế thì đây thường là trường hợp bất khả kháng hoặc do người bệnh tự ý dùng thuốc an thần để điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ. Thông thường trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào bác sĩ cũng sẽ xem xét các tiền sử bệnh lý, hoặc để đảm bảo người bệnh không bị mẫn cảm với loại thuốc nào, tuy nhiên đôi lúc vẫn hoàn toàn có thể tránh tránh khỏi thiếu sót.

Thực tế đa phần các trường hợp ngộ độc thuốc an thần trong điều trị trầm cảm đều do dùng quá liều mà điều này lại xuất phát từ chính cá nhân người bệnh, thường là do họ tự ý tăng liều hoặc bởi họ có những suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời. Nhưng dù do bất cứ nguyên nhân nào, tình trạng này cũng gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho bản thân người bệnh.

Triệu chứng ngộ độc thuốc an thần

Bởi người trầm cảm cần được ngủ và việc dùng thuốc an thần cũng được chỉ định nên đôi khi các triệu chứng ngộ độc nhẹ cũng được phát hiện khá muộn do nếu không chú ý kỹ các biểu hiện cũng chỉ giống như người bệnh đang ngủ. Tùy từng loại thuốc, liều lượng dùng mà các triệu chứng ngộ độc thuốc an thần sẽ được biểu hiện với các triệu chứng khác nhau.

Ngộ độc thuốc an thần
Người bị ngộ độc thuốc an thần có thể bị nôn mửa nghiêm trọng hoặc nhanh chóng rơi vào hôm mê sâu

Các loại thuốc thường dễ gặp trong ngộ độc thuốc an thần ở những bệnh nhân trầm cảm như Phenothiazines, Chlorpromazine, Thioridazine, Seduxen, Prochlorperazine,  barbituric , aminazin, Haloperidol, Thiothixene.. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi uống với các  biểu hiện như sau

  • Ngộ độc nhẹ: nhìn giống như người đang ngủ bình thường, thậm hơi hơi thở, nhịp tim, mạch đập của những người này khi kiểm tra cũng hoàn toàn bình thường, đều đặn và rõ ràng. Thậm chí nếu bị cấu vào da hay dùng kim châm vào những người này hoàn toàn có phản ứng ở gân và đồng  chứ không hề rơi vào trạng thái bất động. Do đó ở trạng thái ngộ độc thuốc an thần nhẹ thường khó để phát hiện ngay lập tức. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng có thể rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu nặng nề gây choáng váng, đứng không vững khi tỉnh dậy. Thường đây chính là do dùng thuốc sai liều, tự ý tăng liều thuốc o với chỉ định.
  • Ngộ độc mức độ nặng: các triệu chứng do ngộ độc thuốc an thần quá liều thường được biểu hiện khá rõ rệt và chắc chắn nhìn không hề yên bình giống với những người tự tử bằng thuốc an thần trên phim. Kiểm tra mạch đập của người bệnh sẽ thấy rất nhanh; nhịp thở gấp nhưng nông; đồng tử co lại; nhịp tim không đều, lúc nhanh lúc chậm hoặc thậm chí là biến mất. Người bệnh cũng có thể rơi vào tình trạng co giật, hạ huyết áp (hoặc không đo được huyết áp), rối loạn thân nhiệt (thân nhiệt tăng/ giảm bất thường trong một thời gian ngắn) rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào hôn mê hoặc mê sảng, không tỉnh táo, mắt nhạy cảm quá mức với ánh sáng, nôn mửa, nôn ra máu, da khô và xanh tím.. toàn thân cạn kiệt như không còn sức lực. Nặng hơn nữa thì nôn ra máu, đau bụng tiêu chảy không thể kiểm soát, không tiểu được nên dần rơi vào hôn mê sâu. Nếu không thể kiểm soát kịp thời có thể nhanh chóng gây nguy hiểm cho tính mạng.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Ngoài ra, tùy theo loại thuốc an thần mà người bệnh sử dụng bị ngộ độc cũng có thể xuất hiện một số các triệu chứng sau

  • Thuốc Rotunda: xuất hiện các triệu chứng nôn nghiêm trọng từ sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 3 tiếng. Người bệnh có thể nôn nhiều đến mức bị sặc vào phổi gây khó khăn trong quá trình hô hấp. Một số triệu chứng khác như QT kéo dài, nhịp tim chậm, ngủ sâu kéo dài đến hơn 12 tiếng.
  • Zolpidem (Stilnox): buồn nôn và nôn nhiều; đồng tử co lại, ngủ gà hoặc hôn mê sâu; gây sặc phổi làm ảnh hưởng đến hô hấp, hạ thân nhiệt.., Nếu dùng với liều lượng thuốc lớn có thể hạ huyết áp, ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
  • Seduxen (diazepam): đây cũng là một trong những nhóm thuốc an thần rất được phổ biến trong điều trị trầm cảm. Ngộ độc nhóm thuốc an thần này có thể dẫn tới tình trạng giảm trương lực cơ, khả năng phản xạ giảm, ức chế hô hấp, lú lẫn hay viêm phổi, ARDS do sặc phổi. Với bệnh nhân ngộ độc nặng có thể gây tụt huyết áp và suy gan thận.
  • Viên nén gardenal: có thể rơi vào hôn mê, phản ứng chậm khi tác động lên gân hay xương; ngộ độc nhẹ đồng tử vẫn có thể phản ứng với ánh sáng, thở chậm hoặc có thể bị sặc phổi, hạ huyết áp, trụy mạch…

Nói chung với bất cứ dạng ngộ độc do bất cứ loại thuốc hay liều lượng thế nào thì việc ngộ độc thuốc ngủ hay thuốc an thần nói chung cũng đem đến tác động không tốt, đặc biệt cho những bệnh nhân điều trị trầm cảm vốn đã có tinh thần cực kỳ bất ổn.

Hệ lụy từ ngộ độc thuốc an thần khi điều trị cho người trầm cảm

Như đã nói, việc dùng thuốc an thần được đánh giá là cần thiết cho các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do trầm cảm, điều này là cực kỳ cần thiết để lấy lại giấc ngủ tự nhiên. Chỉ khi người bệnh được ngủ thì tinh thần mới đủ tỉnh táo, mới không suy nghĩ đến các hành vi tiêu cực tự làm hại khác. Tuy nhiên ngộ độc thuốc an thần lại gây ra các tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng với liều lượng lớn và không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thuốc an thần
Ngộ độc thuốc an thần nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng

Việc rất nhiều người lựa chọn các tự tử bằng việc dùng thuốc an thần chính là minh chứng rõ ràng nhất của việc dùng quá mức loại thuốc này. Thậm chí nhiều bệnh án còn ghi nhận người bệnh còn bị hôn mê sâu sau khi dùng thuốc quá liều đến 1- 2 tuần. mặt khác các hệ lụy do ngộ độc thuốc an thần để lại cho thể chất và thần kinh cũng rất nguy hiểm như

  • Tổn thương phổi dẫn tới viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp nặng tiến triển (ADRS) do trong quá trình nôn ói có thể làm các thực phẩm, chất đi ngược vào trong phổi
  • Tổn thương dạ dày, ảnh hưởng tới những người đang điều trị các bệnh lý như đau dạ dày
  • Tổn thương thận, thậm chí có thể dẫn tới suy thận
  • Giảm khả năng của thuốc ở những lần sử dụng sau đó hoặc buộc phải tăng liều để mang lại kết quả tốt hơn cho những bệnh nhân trầm cảm
  • Tăng nguy cơ các rối loạn tâm thần khác hoặc làm trầm trọng mức độ trầm cảm hơn
  • Tăng nguy cơ mất ngủ, suy giảm trí nhớ cùng các hệ lụy về thần kinh nghiêm trọng khác
  • Nặng hơn nhiều bệnh nhân có thể bị chết não hay tổn thương các cơ quan nội tạng khác

Thực tế thì việc điều trị trầm cảm bằng thuốc vốn không phải lúc nào cũng có thể đem đến hiệu quả, thậm chí còn khiến đầu óc bệnh nhân mơ hồ hơn sau một thời gian dài uống thuốc. Nhiều người trong quá trình điều trị nhưng vẫn gặp phải những áp lực tiêu cực không mong muốn nên có ý định tự tử sẽ tìm kiếm những nơi kín đáo để không ai phát hiện dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Rất nhiều người bị ngộ độc thuốc an thần ở mức độ nặng do không được cấp cứu và phát hiện kịp thời đã tử vong hoặc cấp cứu quá muộn cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Do đó ngay khi phát hiện thấy người dùng thuốc an thần có các triệu chứng nôn mửa nghiêm trọng, ngừng tim, da trên cơ thể xanh tíím lại, nhịp thở bất thường cần nhanh chóng xử lý tại chỗ hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cần làm gì khi phát hiện người ngộ độc thuốc an thần

Tùy mức độ biểu hiện ngộ độc và các triệu chứng của người bị ngộ độc mà cách xử lý có thể khác nhau nhưng quan trọng là cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuyệt đối không nên để người bệnh ở nhà theo dõi kể cả với trường hợp ngộ độc nhẹ để bác sĩ kịp thời thăm khám, tránh các hệ lụy không mong muốn.

Bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện, xử lý tạm thời và làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm từ chất nôn của người bệnh, các xét nghiệm sinh hóa ( như ure, creatinin, đường, điện giải đồ), chụp X quang, điện tim.. Sau khi đã xác định chính xác là ngộ độc do loại thuốc nào  bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Xử lý tại chỗ

Rất nhiều bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm do ngộ độc thuốc an thần và nếu không được cấp cứu ngay lập tức di chuyển tới bệnh viện hoàn toàn có thể tăng mức độ trầm trọng. Do đó gia đình khi phát hiện cần có biện pháp cấp cứu ngay tại chỗ để bệnh nhân có thể nôn các độc tố ra ngoài và giúp bệnh nhân có thể thở một cách dễ dàng. Nếu không biết cách xử trí hãy gọi điện đến bệnh viện để được hướng dẫn một cách chính xác.

Ngộ độc thuốc an thần
Người phát hiện cần nhanh chóng gọi cấp cứu để có các biện pháp hỗ trợ

Một số biện pháp xử trí khẩn cấp tại nhà khi phát hiện thấy có người bị ngộ độc thuốc an thần như sau

  • Đặt người bệnh trong tư thế nằm, nghiêng đầu sang một bên, đầu  không được nằm ngửa vì đờm dãi hay các chất nôn có thể nhanh chóng chảy ngược vào trong phổi
  • Kiểm tra các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân như khả năng hô hấp và tuần toàn, nếu người bệnh còn tỉnh táo cần nhanh chóng hỏi xem người bệnh uống thuốc gì, liều lượng thế nào, nếu có mẫu hãy cầm ngay theo đến bệnh viện cùng bệnh nhân, điều này có thể tiết kiệm được thời gian kiểm tra xét nghiệm cho bác sĩ để nhanh chóng điều trị hơn
  • Nhanh chóng gọi cho bệnh viện hay các đơn vị cấp cứu để được hướng dẫn các xử trí cũng như để người bệnh được đưa đi cấp cứu đúng cách. Tránh trường hợp bế hay xốc người bệnh lên
  • Chỉ gây nôn trong trạng thái bệnh nhân mới uống và còn tỉnh táo, tuyệt đối không gây ngôn khi bệnh nhân đã hoàn toàn hôn mê mất nhận thức. Trong trường hợp gây nôn người thân cũng cần mang theo chất nôn của bệnh  đến bệnh viện để bác sĩ làm xét nghiệm
  • Ngộ độc thuốc an thần hay các dạng ngộ độc khác cũng chỉ nên giúp bệnh nhân nôn nếu có hướng dẫn từ bác sĩ, y tá, tránh trường hợp k đúng cách có thể khiến các chất chảy ngược vào trong phổi.
  • Thường người ngộ độc có thể kích nôn bằng than hoạt tính, tuy nhiên trường hợp không có thì bạn có thể cho bệnh nhân uống nước và dùng tăm bông ngoáy vào sâu trong họng để bệnh nhân nôn
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu co giật cần tìm cách cho bệnh nhân k bị tụt lưỡi hay cắn vào lưỡi, chẳng hạn cho bệnh nhân cắn vào một thứ gì đó (không phải là vật dễ đứt vì bệnh nhân có thể nuốt vào trong). Do đó một số người  khi thấy người co giật thường xử lý bằng cách để người bệnh cắn vào tay mình, thậm có có người bị cắn đến mức chảy máu.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu tim ngừng đập cần nhanh chóng thực hiện hồi sức tim phổi bằng các biện pháp thủ công. Theo đó cần thực ấn tim ngoài lồng ngực đồng thời thổi ngạt miệng – miệng với tỷ lệ 30 lần ấn tim cùng 2 lần thổi ngạt với người lớn; 15 lần ấn tim và thổi ngạt 2 lần với trẻ em để người bệnh lấy lại hô hấp bình thường
  • Đảm bảo liên tục giữ liên lạc với bệnh viện để xử trí nhanh các trường hợp cấp bách cũng như đảm bảo duy trì các chỉ số sinh tồn của người bệnh.

Ngay khi đơn vị cấp cứu đến sẽ kiểm tra lại các chỉ số sinh tồn cho người bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu trên quá trình di chuyển tới bệnh viện như

  • Đưa bệnh nhân di chuyển bằng cáng và đặt bệnh nhân nằm ở tư thế phù hợp
  • Kích nôn nếu cần thiết
  • Cho bệnh nhân thở oxy bằng thiết bị bóp bong bóng
  • Tiến hành đặt nội khí quản ngay nếu người bệnh có các dấu hiệu ngừng thở hoặc thở rất yếu.
  • Nếu bệnh nhân ngộ độc thuốc an thần nặng, có thể phải dùng máy hút đờm ngay trên xe để hút đờm, tránh đi vào phổi
  • Có thể dùng Natri Clorid 0.9% hoặc Glucose 5% để truyền cho bệnh nhân trong một số trường hợp khẩn cấp

Điều trị tại bệnh viện

Người bệnh ngay khi được chuyển tới bệnh viện sẽ được xem xét tình trạng và thực hiện một số xét nghiệm khẩn cấp dựa trên các dấu hiệu sợ bộ. Chẳng hạn như khi xét nghiệm dạ dày nếu thấy dung dịch màu vàng đã đủ nghi ngờ là ngộ độc thuốc an thần tuy nhiên vẫn cần làm thêm các kiểm tra khác. Nếu người nhà đã xác định được người bệnh dùng thuốc nào và đem theo thì quá trình này có thể tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Tùy từng tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý khác nhau nhưng quan trọng là phải luôn theo dõi xem tinh thần bệnh nhân có thực sự tỉnh táo không, hô hấp có ổn định hay không.. Một số biện pháp xử trí được bác sĩ thực hiện như

  • Kích nôn bằng than hoạt tính nếu trước đó người nhà chưa thực hiện, có thể thực hiện cách mỗi 2 tiếng
  • Rửa dạ dày để làm sạch chất độc khỏi dạ dày và tống ra khỏi hệ tiêu hóa chậm sau đó, điều này được thực hiện khi người bệnh đã bắt đầu tỉnh táo hơn
  • Có thể sử dụng Lidocain và Phenitoin để kiểm soát nhịp tim về mức ổn định
  • Truyền dịch natriclorua 0.9%, glucose 5%
  • Đặt ống nội khí quản hoặc thực hiện thông khí nhân tạo nếu bệnh nhân các các triệu chứng không thở được, khó thở
  • Truyền dịch,  đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, và vận mạch a-Adrenergic (Norepinerphrine) nếu có các triệu chứng hạ huyết áp
  • Một số bệnh nhân có thể phải tiến hành lọc thận, lọc máu nếu có dấu hiệu suy thận, suy gan
  • Điều trị bằng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm
  • Theo dõi và kiểm sa các chỉ số sinh tồn liên tục để đảm bảo tình trạng người bệnh tiến triển tốt

Người bệnh có thể phải yêu cầu nằm viện theo dõi truyền dịch trong ít nhất 48 giờ hoặc lâu hơn tùy mức độ ngộ độc. Việc điều trị y tế cho bệnh nhân ngộ độc thuốc an thần là rất rộng và cần có sự chỉ định của các sĩ chuyên môn dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân, không phải tình trạng nào cũng giống nhau.

Điều trị sau ra viện

Vấn đề của người ngộ độc thuốc an thần do trầm cảm chính là do sức khỏe tinh thần của họa chưa ổn định nên cho dù đã được ra viện vì chỉ số sinh tồn đã về mức ổn định nhưng không đồng nghĩa với việc người bệnh đã khỏe hoàn toàn. Gia đình cần dành thêm sự quan tâm, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học hơn để dần phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

Ngộ độc thuốc an thần
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp để người bệnh nhân cao cả thể chất lẫn tinh thần

Một số điều gia đình cần làm để hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả hơn sau khi ra viện như

  • Trao đổi chi tiết với bác sĩ về trình trạng của bệnh nhân, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thời gian tái khám… Bên cạnh đó cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc có nhất định phải tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm ở thời điểm này không hoặc có thể tạm ngưng đến thời điểm nào
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên các món lỏng, món ăn không có quá nhiều dầu mỡ, món ăn dễ tiêu hóa vì sau khi rửa dạ dày khả năng hấp thụ của người bệnh có thể kém hơn. Hãy ưu tiên các món cháo, súp loãng, canh rau củ hầm, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị.
  • Uống đủ nước lọc hay nước trái cây, tuyệt đối không được sử dụng bia rượu
  • Người bị ngộ độc thuốc an thần nên bắt đầu tập luyện hay vận động trở lại, tránh nằm trên giường quá nhiều hay quá lâu. Vận động sẽ giúp cơ thể tăng cường đề kháng, tăng hoạt động của não bộ và thần kinh, cải thiện sự tích cực thay vì chỉ nằm một chỗ
  • Trao đổi, trò chuyện với người bệnh  để tìm hiểu về lý do khiến họ lại uống thuốc nhiều như vậy, tuy nhiên nếu người bệnh không muốn trả lời thì không nên ép người bệnh. Hãy để người bệnh nghỉ ngơi trong tâm thế thoải mái nhất.
  • Tạo các hoạt động cho người bệnh trong quá trình nghỉ ngơi hồi phục tại nhà, vừa để nâng cao tinh thần vừa để người bệnh có tinh thần thoải mái, tránh xuất hiện các cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt khi đang không dùng thuốc trầm cảm. Chẳng hạn như làm các việc nhà đơn giản, vẽ tranh, nấu ăn… hay bất cứ hoạt động nào người bệnh cảm thấy hứng thú
  • Người bị ngộ độc thuốc an thần khi điều trị trầm cảm nếu có xu hướng tự tử cần nhanh chóng được gặp chuyên gia tâm lý để trò chuyện và xoa dịu tinh thần. Tự tử thất bại có thể khiến tinh thần của họ tiêu cực, kích động hơn nên rất dần được chăm sóc tinh thần ngay lập tức để tránh nguy cơ họ tiếp tục thực hiện các hành vi này
  • Duy trì người bệnh ngủ đủ giấc, tránh dùng thuốc an thần trở lại, thay vào đó là sử dụng trà thảo dược hay thông qua các liệu pháp tự nhiên khác
  • Để tránh người bệnh dùng nhầm lẫn thuốc gia đình có thể dùng hộp chia thuốc để người bệnh dễ nhìn nhận và ghi nhớ hoặc cố gắng kiểm soát việc dùng thuốc của bệnh nhân để đảm bảo đúng liều lượng nhất
  • Giúp người bệnh tránh xa mọi lo lắng, căng thẳng, có thể nghỉ làm hay nghỉ học một thời gian nếu nguyên nhân xuất phát từ đây

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Ngộ độc thuốc an thần ở người điều trị trầm cảm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị trầm cảm nên người bệnh cần thật sự thận trọng. Người trầm cảm vốn có tinh thần yếu và nhạc cảm nên gia đình cần thực sự dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện mỗi ngày, nhắc nhở bệnh nhânnhân dùng thuốc đúng cách, đúng liều mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các trường hợp không mong muốn khác xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *