Mệt Mỏi Áp Lực Vì Điểm Số Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt Qua
Mệt mỏi áp lực vì điểm số là tình trạng rất phổ biến ở học sinh. Tình trạng này thường bắt nguồn từ việc bố mẹ đặt nặng thành tích, thường xuyên so sánh trẻ với những học sinh ưu tú,…
Mệt mỏi, áp lực vì điểm số và dấu hiệu nhận biết
Điểm số là thang đo năng lực học tập của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, yếu tố này không quyết định hoàn toàn năng lực của mỗi người và trong một số trường hợp chỉ có tính chất tương đối. Mặc dù vậy, nền giáo dục nước ta khá xem trọng thành tích nên không ít học sinh phải đối mặt với áp lực điểm số dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.
Áp lực vì điểm số khiến không ít học sinh bị stress, mệt mỏi và mất đi niềm vui khi học tập. Về lâu dài, tình trạng này còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và gia tăng các hành vi, suy nghĩ lệch chuẩn.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị áp lực, mệt mỏi vì điểm số:
- Luôn nghĩ đến điểm số và thường có tâm lý lo lắng trong thời gian chờ kết quả thi.
- Khi đối mặt với điểm số không được như mong muốn, bạn sẽ có tâm lý buồn bã, chán nản, thất vọng về bản thân và đôi khi cảm thấy sợ hãi trước những lời trách móc nặng nề của gia đình, thầy cô. Thực tế, những lời nói dù nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa sâu xa có thể khiến học sinh bị tổn thương và stress.
- Mất đi niềm vui trong học tập và thường có tâm lý bất an, lo sợ vì sợ không nắm vững bài học.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đôi khi bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ do căng thẳng quá mức.
Nguyên nhân dẫn đến áp lực điểm số
Điểm số được xem là thước đo khả năng hiểu bài và năng lực của mỗi học sinh. Tuy nhiên, kiến thức trong đề thi chủ yếu là kiến thức được giảng dạy trong sách giáo khoa. Một số học sinh có thể không giỏi về lý thuyết nhưng am hiểu mọi thứ xung quanh cuộc sống và luôn tìm tòi, sáng tạo để chế tạo ra các máy móc hỗ trợ cho cuộc sống của con người.
Về cơ bản điểm số chỉ có tính chất tương đối và không hoàn toàn phản ánh được năng lực của mỗi học sinh. Tuy nhiên với môi trường giáo dục đặt nặng thành tích và sự kỳ vọng quá lớn của gia đình, học sinh khó có thể tránh khỏi áp lực điểm số.
Các nguyên nhân có thể gây mệt mỏi, áp lực vì điểm số:
1. Thầy cô, bố mẹ đặt nặng thành tích
Thầy cô, bố mẹ đặt nặng thành tích là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mệt mỏi và áp lực vì điểm số. Thực tế, bất cứ ai cũng muốn con cái học tập tốt và giỏi giang. Tuy nhiên, năng lực của mỗi người là khác nhau. Do đó, ngay cả siêng năng và chăm chỉ, con trẻ cũng có thể không đạt được thành tích như mong muốn.
Trong trường học, thầy cô luôn đặt nặng thành tích đối với những cá nhân xuất sắc với hy vọng học sinh của mình đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quận, cấp thành phố,… Sự kỳ vọng quá mức từ thầy cô và gia đình vô tình tạo ra áp lực lớn khiến học sinh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
2. Do thường xuyên bị so sánh
Thói quen thường thấy ở các bậc cha mẹ Việt Nam là luôn so sánh con cái với người khác. Sự so sánh này vô tình khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và áp lực vì điểm số. Như đã đề cập, năng lực của mỗi người là không giống nhau nên việc đạt thành tích cao không chỉ dựa vào sự siêng năng và chăm chỉ.
Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh chì chiết và so sánh con cái khi con không đạt được kết quả như mong muốn mặc dù học thêm khá nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh không hiểu được rằng, học tập là quá trình tiếp thu và dung nạp kiến thức. Ép trẻ học quá nhiều đôi khi không phải là cách hay mà ngược lại còn khiến trẻ có tâm lý sợ học, chán học và kết quả học tập ngày một đi xuống.
3. Tâm lý muốn khẳng định bản thân
Ở tuổi đến trường, kết quả học tập là điều quan trọng nhất đối với học sinh. Hơn nữa, đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý dưới tác động của hormone. Do đó, một số trẻ mong muốn khẳng định bản thân bằng thành tích học tập ấn tượng.
Tuy nhiên, kết quả học tập không phải lúc nào cũng được như mong muốn. Nếu đặt áp lực quá nặng, bạn có thể mắc phải một số sai lầm như đọc không kỹ đề, làm sai đề,… Vì vậy, tâm lý thoải mái vẫn là điều cần thiết nhất khi học tập và đặc biệt là khi trải qua các kỳ thi.
4. Do tự đặt áp lực cho chính mình
Rất nhiều học sinh giỏi luôn tự đặt áp lực cho chính mình để duy trì được vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, việc tự tạo áp lực lại vô tình gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Bởi khi thành tích giảm sút, trẻ sẽ phải đối mặt với những câu hỏi từ giáo viên và gia đình. Quan trọng một số trẻ có tính cách cầu toàn luôn muốn bản thân đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi.
Cách vượt qua mệt mỏi vì áp lực điểm số
Mệt mỏi vì áp lực điểm số có thể dẫn đến stress và nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần. Chính vì vậy, bạn cần biết cách vượt qua tình trạng này để tìm lại niềm vui và sự hứng thú trong quá trình học tập. Có như vậy mới có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất mà không bị chi phối bởi áp lực hay bất cứ cảm xúc tiêu cực nào.
Cách vượt qua mệt mỏi vì áp lực điểm số:
1. Hiểu đúng ý nghĩa của việc học tập
Học tập là một quá trình dài với mục đích dung nạp kiến thức, trau dồi kỹ năng và cải thiện khả năng tư duy. Đây chính là hành trang để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Trong đó, điểm số là tiêu chí để thầy cô có thể đánh giá được năng lực và khả năng tiếp thu bài giảng của mỗi học sinh.
Điểm số hoàn toàn không phản ánh 100% năng lực của mỗi người. Do đó, bạn không nhất thiết phải nỗ lực để đứng ở vị trí cao nhất mà cần nhận thức được rằng, học để nâng cao kiến thức giúp bản thân tự tin hơn và có nhiều cơ hội khi tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Thực tế, có nhiều môn học không được chú trọng trong chương trình giảng dạy như thể thao, nghệ thuật, âm nhạc,… nhưng rất nhiều học sinh khi trưởng thành lại đạt được thành tựu ở những lĩnh vực này.
Đối với các bộ môn học tốt, bạn nên tìm tòi, nghiên cứu thêm để gia tăng kiến thức thực tế. Song song, nên trau dồi thêm các môn học còn yếu kém để cải thiện kết quả học tập. Tuy nhiên, không nên đặt áp lực quá lớn khiến bản thân trở nên mệt mỏi và căng thẳng.
2. Thay đổi suy nghĩ
Rất nhiều học sinh tự đặt mục tiêu cho bản thân để nỗ lực đạt được thành tích cao. Nhìn chung, đây là hành động tốt vì có thể tạo được nguồn động lực để ngày một hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân. Tuy nhiên dù kết quả có ra sao, bạn không cũng nên tự trách móc vì bản thân đã cố gắng hết sức.
3. Chia sẻ với thầy cô, bố mẹ
Phần lớn những trường hợp bị mệt mỏi, áp lực vì điểm số đều do bố mẹ và thầy cô đặt nặng thành tích. Vì vậy nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy chia sẻ thẳng thắn với thầy cô và bố mẹ. Khi trò chuyện, nên giữ tâm thế bình tĩnh và thoải mái để người lớn hiểu rằng, những điều bạn đang cảm nhận là hoàn toàn đúng và không phải là hành động nông nổi.
Thực tế, việc thay đổi suy nghĩ của người lớn về thành tích học tập không phải điều dễ dàng. Vì vậy, quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian và đôi khi có thể dẫn đến một số tình huống không mong muốn. Nếu bố mẹ quá cứng nhắc về vấn đề thành tích, bạn có thể tìm đến những người tâm lý hơn như anh chị, ông bà,… để chia sẻ và giải tỏa áp lực.
4. Lên kế hoạch học tập khoa học
Dù điểm số không phải yếu tố quyết định tất cả nhưng tiêu chí này phần nào phản ánh được năng lực của mỗi học sinh. Thực tế, nhiều học sinh rất siêng năng, chăm chỉ nhưng không nhận được kết quả cao trong các kỳ thi do học trước quên sau, học không có kế hoạch.
Để đạt được thành tích tốt, bạn nên lên kế hoạch học tập cụ thể. Trước tiên, cần ghi chép lại dặn dò của giáo viên để hoàn thành bài tập đúng hạn và tránh tình trạng quên làm bài, học bài. Khi học tập, nên chú ý nghe giảng để nắm vững kiến thức, điều này sẽ giúp bạn tránh phải học đi học lại, từ đó có thể tiết kiệm thời gian để tìm tòi thêm kiến thức và thư giãn, nghỉ ngơi.
Vào cuối kỳ, bạn nên tổng hợp kiến thức để ôn tập dễ dàng và tránh tình trạng thiếu sót. Khi nắm vững kiến thức, cần làm bài tập thường xuyên, bắt đầu từ các bài tập đơn giản đến nâng cao. Nếu cần thiết, có thể nhờ sự hỗ trợ của bạn bè và thầy cô để nắm vững hơn cách giải bài tập.
Với những môn học cần phải học thuộc, nên chia nội dung ôn tập thành nhiều phần và sắp xếp thời gian ôn tập sớm để tránh tình trạng học một lúc quá nhiều vào sát kỳ thi dẫn đến việc nhanh quên và bài thi đạt kết quả không cao. Ngoài ra khi học bài cũ, nên học thật kỹ để nhớ những kiến thức cơ bản. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi ôn tập vào cuối kỳ để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
5. Trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết
Ngoài kiến thức được giảng dạy, bạn cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng tin học, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề. Thực tế, trường học chủ yếu giảng dạy các kiến thức chuyên môn và ít khi trang bị các kỹ năng mềm cho học sinh. Tuy nhiên, những kỹ năng này cũng giữ vai trò quan trọng không kém.
Sau thời gian học tập, bạn có thể tự tìm hiểu kỹ năng tin học cơ bản và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Hiện nay, các nội dung này đều có tài liệu trên google và youtube. Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm ngoại ngữ để rèn khả năng giao tiếp thay vì chỉ tập trung vào kiến thức trong sách giáo khoa. Những kỹ năng này có thể không giúp bạn tăng điểm số trong kỳ thi nhưng sẽ là hành trang cần thiết khi lên đại học và tìm kiếm việc làm.
Mệt mỏi, áp lực vì điểm số là vấn đề nhiều học sinh phải đối mặt. Nếu không biết cách giải tỏa, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng thần kinh và tâm lý sợ học, chán học. Ngoài những nỗ lực từ chính học sinh, gia đình cũng cần quan tâm đến con trẻ và tránh đặt nặng thành tích .
Tham khảo thêm:
Có ai tự đặt ra mục tiêu cho chính mình rồi tự mình làm bị áp lực, căng thẳng, mệt mỏi không? tôi đặt mục tiêu cuối năm nay mình phải đạt Ielts 7.5 nhưng hiện tại mình thấy mình thi thử mới được 5.5, giờ cũng là tháng 10 rồi, tự dưng thấy mình không thể đạt được mục tiêu, thấy áp lực, mệt mỏi quá
Bạn có đặt mục tiêu cao quá không, nếu mình đã cố gắng hết sức nhưng chưa thể đạt được mục đích thì cũng vui vẻ để cố gắng tiếp nhé
Mình đã từng tự tạo áp lực như bạn, nhưng khi mình nhìn lại lúc bắt đầu so với thời điểm cần hoàn thành mục tiêu, mình thấy mình đã làm rất tốt rồi, nên mình không trách móc gì bản thân nữa, tiếp tục có gắng để đạt được mục tiêu của mình thôi, cuộc sống lúc nào cũng có khó khăn thử thách mà, hãy cứ coi đó là một tảng đá trên con đường mà mình đi thôi
Đúng rồi, hãy nhìn vào những gì mình đạt được và ghi nhận sự cố gắng của mình nhé. đừng tự phán xét hay trách móc bản thân, hạ thấp khả năng của mình
Không biết các bạn có giống mình không mình vào một ngôi trường xa nhà .Mình cảm thấy mình học rất dở và từ ngày vào trường mới hầu như mình không có bạn ,mình cũng chẳng muốn học vì những kiến thức với mình là gì đó rất khó và thế là kết quả của mình là hs kém hk yếu .Mình cảm thấy rất áp lực cho kì cuối này mình mong rằng bằng sự nổ lực của mình mình có thể lên lớp .Mình cũng chả có ai để chia sẻ và áp lực ngày càng lớn dần bây giờ mình cảm giác rất tủi thân và vô dụng trong gđ của mình .Đây là lần đầu tiên mình học hành sa sút vậy nếu bame biết chắc chắn sẽ rất thất vọng về mình .Mọi người có thể cho mình lời khuyên k?
Chào bạn, nếu bạn cần Trung tâm hỗ trợ tốt hơn, bạn có thể liên hệ tới số hotline 096 589 8008 hoặc inbox page https://www.facebook.com/tamlytrilieuNHC/ để được các chuyên gia hỗ trợ bạn nhé.
bạn thử tham khảo video này nhé, tôi thấy chuyên gia chia sẻ rất hay https://tamlytrilieunhc.com/video/ap-luc-thi-cu-tram-cam-mua-thi-chuyen-gia-tam-ly-ong-thuc-bao
Làm thế nào để bố mẹ hiểu tôi không muốn học ở trường bố mẹ chọn cho tôi, và tôi cũng không đủ năng để học ở trường đó. Chả hiểu là muốn tốt cho con hay là muốn nở mày nở mặt nữa, tôi giải thích là con không thể đạt được điều đó thì lại so sánh với đứa nọ đứa kia, sao nó cũng ăn cơm như mày mà lại học hơn mày, mệt mỏi
thế còn tốt hơn, tôi đây thích học văn mà bố mẹ cứ bắt phải thi khối A để sau này nối nghiệp cha mẹ
tôi thích vẽ, thích sau này làm thiết kế nhưng bố mẹ cứ bảo nghề đó không có tương lai, phải làm doanh nhân mới có tương lai
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái và mong muốn những điều tốt đẹp hơn với con. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có những góc nhìn, quan điểm khác nhau về điều này nên đôi khi quan điểm của cha mẹ khác với quan điểm của bạn. Hãy thông cảm cho ba mẹ nhé. Nếu được bạn hãy thử chia sẻ với bố mẹ mong muốn của bạn một cách nghiêm túc, biết đâu có thể thay đổi được vấn đề này
Ghét nhất kiểu bị so sánh với đứa nọ, đứa kia, chả lẽ cứ phải chơi với mấy đứa học ngu hơn mình cho bớt bị so sánh
Chả ai là học ngu đâu bạn,ngta có chịu cố gắng hay muốn học hay không th,bạn nói ng khác là ngu thì bạn xứng đáng bị so sánh bạn ạ,khinh thường ngkhac thì hãy hiểu cảm giác bị khinh thường đi
Từ nhỏ đến lớn tôi bị bố mẹ áp đặt đủ thứ, lúc nào cũng đưa cho tôi một cái tiêu chuẩn của con nhà người ta để bắt tôi phải thế nọ, thế kia, bắt tôi phải ngoan, hiền, học giỏi, phải tỏ ra mình là con nhà có giáo dục, có tiền, ko được làm mất mặt bố mẹ. mệt mỏi vô cùng, nhiều lúc chơi với đứa bạn nhà nó nghèo hơn cũng cấm không cho chơi nữa, nói với cả bố mẹ của bạn mình là ko được chơi cùng mình, cả tuổi thơ chả có đứa bạn thân nào, buồn tủi chả biết kể với ai
gửi cho bố mẹ link này https://tamlytrilieunhc.com/hau-qua-cua-viec-ap-dat-con-cai-14238.html xong bảo là con gửi nhầm
Với bố mẹ tôi, điểm 10 mới là giỏi, điểm 9 là bị ăn đòn ngay lập tức, nhiều khi thấy bạn bè thong rong đi chơi mà thèm
Đọc chia sẻ của các bạn trẻ, chắc các bạn cũng chỉ tầm tuổi con tôi, học lớp 10 vs lớp 8, tôi mới biết các con mình trước đây cảm thấy mệt mỏi với việc bị ép học, ép phải đạt thành tích tốt như thế nào. con gái út của tôi vì áp lực học hành đã muốn tự tử, may mà gia đình phát hiện kịp thời, mong rằng phụ huynh các bạn trẻ sẽ nhận ra để lắng nghe mong muốn của con nhiều hơn
Tôi đang học lớp 11 và sắp bước sang lớp 12, ba mẹ đang đặt mục tiêu cho tôi phải thi vào trường đại học y, ngày nào cũng bắt tôi học từ sáng đến đêm, hết đi học ở trường rồi lại thuê gia sư đến nhà dạy. Tôi thực sự áp lực. Dạo gần đây tôi cảm thấy mình như bị tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt, khó thở. Tôi đọc trên mấy gr về trầm cảm, rối loạn loa âu, thấy người ta cũng có những triệt chứng này, tôi thấy mình còn bị mẹt mỏi, không muốn ăn, kho ngủ, ngủ không sâu giấc, nhiều khi còn mất ngủ. liệu có phải tôi dang bị trầm cảm không, mong trung tâm tư vấn ạ
Bây giờ trầm cảm học đường nhiều lắm, bạn bảo ba mẹ đưa đi khám xem nhé
Tốt nhất cháu nên chia sẻ với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám nhé, sức khỏe mới là quan trọng nhất
Chào bạn, đúng là những người trầm cảm cũng có thể có các biểu hiện như bạn mô tả. Nhưng đó chỉ là biểu hiện chung của nhiều vấn đề sức khỏe. Để xác định chính xác sức khỏe tâm lý hiện tại của bạn có đang gặp vấn đề gì không, bạn có thể đặt lịch tham vấn với chuyên gia của Trung tâm qua hotline/zalo: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen
Có cách nào để xả stress do học tập không ạ
Nghe nhạc, xem phim đi chơi với bạn bè, làm việc mà mình thích, ví dụ đi đá bóng, nấu đồ ăn, chơi với thú cưng, làm bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy thoải mái hơn
Những lúc mệt mỏi, tôi thường đi mua sắm với bạn bè
stress, mệt mỏi, căng thẳng do áp lực học hành thì trị liệu tâm lý có hết được không, tôi hỏi cho con tôi
Chào bạn, tâm lý trị liệu đang là giải pháp hiệu quả và an toàn để giải tỏa áp lực, stress, trầm cảm, rối loạn lo âu… mà không cần sử dụng thuốc. Trung tâm hiện đang trị liệu cho nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh viên, giúp các bạn ổn định tâm lý, cân bằng cuộc sống để học tập tốt hơn cũng như giúp cha mẹ hiểu và đồng hành với con tốt hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm https://www.facebook.com/tamlytrilieuNHC/ để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn. Chúc bạn luôn vui khỏe và bình an!
Số điện thoại của tôi là 097xxxx781 nhờ Trung tâm tư vấn giúp ạ
Tôi vừa có kết quả thi đại học, tôi lại trượt rồi, năm nay là năm thứ 2 tôi trượt đại học rồi, năm ngoái bố mẹ đã cho tôi ăn no đòn, chửi mắng, trì triết các kiểu, giờ tôi phải làm sao, tôi không muốn về nhà nữa
đừng đi bụi bạn nhé, về nhà đi, nghĩ xem tương lai bạn muốn học gì, làm gì nếu như ko vào đại học được, có nhiều người khoogn đỗ đại học vẫn kiếm ra nhiều tiền mà
Cháu có xem livestream của cô Hải Yến, cô có nói nếu trẻ con thường xuyên bị bố mẹ so sánh và nói mình dốt, ngu ngốc thì có thể mình cũng sẽ có niềm tin là mình như thế phải không ạ? bt cháu học không tồi nhưng bố mẹ luôn đem cháu so sánh với những người top đầu của khối và luôn nói rằng cháu “ăn gì mà ngu thế”. những lúc vào phòng thi, đi thi đấu cháu thường làm kém hơn năng lực bình thường của mình, đợt thi gần đây, cháu mới nhận thấy, mình vào phòng thi thường nghĩ mình ngu dốt và yếu kém, vậy có phải cháu đã bị niềm tin giới hạn về bản thân không, làm thế nào dể khắc phục được ạ
Xem ở đâu đấy bạn,mình cũng muốn xem
bạn lên youtube, search Tâm lý trị liệu NHC xong vào phần livestream của kênh để xem lại nhé, hàng tuần họ vẫn có livetream mới trên fanapge
Chào bạn, Trung tâm đã và đang trị liệu tâm lý cho nhiều bạn trẻ có niềm tin giới hạn về bản thân. Nhưng mỗi người có những nguyên nhân gốc rễ khác nhau và tình trạng tâm lý khác nhau. Các chuyên gia cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của từng cá nhân và sẽ đưa ra liệu trình phù hợp với khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc inbox vào fanpage của Trung tâm https://www.facebook.com/tamlytrilieuNHC/ để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn. Chúc bạn luôn vui khỏe và bình an!
mình vừa bị 8,5 điểm toán, mặc dù là thi giữa kì nhưng trc đây mình chx bào giờ bị điiểm 8 trở lên cả. Mình cũng muốn chia sẻ với bố mẹ nhưng mình sợ bố mẹ sẽ không hiểu(mặc dù bố mẹ mình ko đặt áp lúc hay gì hết) nên mình hay chọn cách khóc một mình để giải tỏa. Mong các bác sĩ có thể tư vấn giúp ạ.
Chào bạn, có thể việc bạn khóc do bạn đang tự tạo áp lực với chính bản thân mình, việc được điểm 8 là một con số cũng khá cao, bạn chia sẻ với bố mẹ điều này bố mẹ bạn chắc chắn sẽ rất vui, điều quan trọng bạn phải nói ra và đối diện với thực tế, giữ trong lòng sẽ trở thành gánh nặng bạn nhé
Tôi vẫn chưa biết mình muốn gì trong tương lai và muốn học đh không nhưng bây giờ tôi vẫn đamg rất nỗ lực sang năm tôi lên 12 r nhưng vẫn chưa có mục tiêu gì t cảm thấy rất nặng nề vì không biết giờ mình học vì điều gì
Hiện tại em đang học lớp 7 và điểm giữa kì I của em có hai môn 6.5 ạ! Sau khi mẹ em biết được mẹ em đã nói cuối kì I mà có một môn dưới 7.5 là mẹ em thu điện thoại. Nhưng trước đó em đã dành thời gian cho học tập rất nhiều, cầm điện thoại chỉ 30p-1 tiếng 1 ngày. Em không biết làm sao cả. Gần thi cuối kì rồi nên em cũng dành hết thời gian của em cho học tập. Nhưng em lại không có hứng thú học như lúc ôn thi giữa kì nữa ạ, em học không vô và thường xuyên nhức đầu nữa. Em cũng muốn dành thời gian cho việc vui chơi 1 chút nhưng em sợ rằng điểm kiểm tra thấp, điều đó làm em không thể chơi 1 cách thoải mái được! Có cách nào giúp em không ạ?
hiện nay e vừa thi học kỳ 1 xong và kết quả khá kém, em sợ rằng bố mẹ sẽ chửi mắng hay so sánh e với các bạn học giỏi khác , em cũng thấy thật vọng về bản thân vì đã không đạt đúng điểm số :(( . Bây h e học lớp 11 r . xin giúp e ạ
Tại sao mọi người đều lấy điểm số, năng lực học để nói về một con người. Có rất nhiều người thời học sinh học rất giỏi nhưng chưa chắc ra ngoài đời họ có thế thành công được. Hiện tại, em bị 2 môn 7 phẩy và 1 môn 6,7. Khi em không được học sinh giỏi và xuất sắc mà chỉ được học sinh khá thì em cảm thấy buồn, đóng cửa phòng lại và khóc rất nhiều. Áp lực từ bố mẹ, hay so sánh em với mấy đứa hàng xóm là nó không đi học thêm mà cũng được học sinh khá, so sánh với mấy đứa trên lớp là cũng chung 1 cô, thầy mà nó lại được học sinh giỏi, xuất sắc mà con lại chỉ được học sinh khá. Áp lực tiếp theo là có rất nhiều người bạn và người lớn hỏi em được học sinh j? em nói được học sinh khá rồi mỉm cười, tìm một nơi không có ai rồi khóc. Em cần lời khuyên làm sao để học giỏi hơn, đam mê học hơn?