Lo sợ vô cớ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Lo sợ vô cớ có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu nếu các triệu chứng này đã kéo dài liên tục trên 6 tháng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Người mắc chứng này cần phải thực hiện trị liệu tâm lý để giảm căng thẳng, lo lắng và lấy lại niềm tin trong cuộc sống hằng ngày.

Lo sợ vô cớ là bị gì? Có phải dấu hiệu bệnh lý?

Cảm giác lo sợ thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, đứng trước một tình huống hay có những tiên đoán về tương lai có thể gây nguy hiểm cho bản thân hay những người xung quanh. Lúc này cơ thể sẽ phóng thích ra hormone adrenaline hay cortisol để thích ứng với tình huống căng thẳng. Trong đó adrenaline sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp, giãn đồng tử còn cortisol sẽ khiến mặt ửng đỏ, yếu cơ hoặc cũng tăng huyết áp.

Việc phóng thích adrenaline hay cortisol  nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên thường cơ thể sẽ chỉ lo sợ trong các tình huống có thực hoặc cảm nhận được nguy hiểm đang tới gần. Nếu việc bạn thường xuyên lo sợ vô cớ khiến huyết áp tăng, tim luôn đập nhanh, cơ thể luôn mất bình tĩnh sẽ không hề tốt một chút nào. Vậy lo sợ vô cớ là bị gì?

Lo sợ vô cớ
Lo sợ vô cớ là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề tâm lý như stress nặng hay rối loạn lo âu

Có thể nói rằng mỗi con người ai cũng có một nỗi sợ nào đó mơ hồ, không xác thực. Chẳng hạn trẻ con sợ ông kẹ do thường bị cha mẹ hù dọa, người lớn sợ đi vào bóng tối, sợ ma. Thường khi họ trải qua một vài sự kiện nào đó có liên quan đến các tác nhân này thì sẽ có những nỗi lo sợ khi nhìn thấy những thứ đó vì những hình ảnh trong quá khứ bị tái hiện trở lại. Chẳng hạn khi bạn đã biết rằng trong bóng tối không có “ma” nhưng vẫn không thể dám đi một mình bị đã từng bị hù dọa nên bây giờ chỉ cần ở một mình trong bóng tối là chân tay đã run lẩy bẩy, không thở được.

Lo sợ vô cớ có thể là dấu hiệu của việc đang bị stress – căng thẳng mệt mỏi. Chẳng hạn ở những người làm việc quá căng thẳng có thể bị ám ảnh bởi tiếng chuông báo tin nhắn của công ty, từ đó chỉ cần nghe thấy tiếng chuông báo tin nhắn bạn sẽ giật mình hoảng sợ, luôn lo sợ vô cớ nếu nghĩ đến việc đi làm. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện khi bạn phân chia công việc hợp lý hoặc thậm chí là nghỉ việc.

Nỗi lo sợ vô cớ còn là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu rất điển hình. “Vô cớ” ở đây tức là nỗi lo sợ mơ hồ, không xác thực, không biết bao giờ mới xảy ra hoặc thậm chí chẳng thể xảy ra. Tuy nhiên bạn không kiểm soát được việc tâm trí chỉ nghĩ về điều đó đến nỗi tăng huyết áp, lo lắng, mất ngủ vì sợ. Nỗi sợ ấy cứ kéo dài thường trực, đi vào cả trong giấc ngủ khiến bạn gặp ác mộng và cũng không làm được việc gì khác.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Rối loạn lo âu thường được chẩn đoán khi các triệu chứng lo lắng vô cớ, bồn chồn, luôn cảm thấy bất an, luôn cảm thấy nghi ngờ hoảng loạn đã kéo dài trên 6 tháng (Theo tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV). Tần suất và mức độ của nỗi sợ cứ tăng dần mà đôi khi chính bản thân người bệnh cũng không hiểu vì sao mình lại cảm thấy sợ hãi. Tình trạng này luôn thường trực làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu được cho là có liên quan đến những ám ảnh từ quá khứ, căng thẳng thần kinh kéo dài, gặp các sự cố đột ngột nghiêm trọng. Thống kê cho thấy có đến 4,5 % dân số mắc chứng rối loạn lo âu hoặc đã từng bị lo âu quá mức ít nhất một lần trong đời.

Một số triệu chứng rối loạn lo âu điển hình khác mà bạn có thể tham khảo như

  • Luôn thấy bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên mà không có bất cứ một nguyên nhân nào
  • Lo sợ những điều vô hình, chẳng hạn như không biết đã đóng cửa nhà chưa, sợ xe máy, sợ đi qua đường sẽ gặp tai nạn
  • Cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi
  • Mất ngủ hay thường xuyên gặp ác mộng
  • Tăng huyết áp, đánh trống ngực liên hồi
  • Chân tay run rẩy, mệt mỏi, dễ cáu gắt, cáu kỉnh
  • Dễ kích động với các sự kiện xung quanh

Dù do bất cứ nguyên nhân nào thì việc lo sợ vô cớ kéo dài cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống của từng người. Do đó ngay khi thấy bản thân có những dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần hay các trung tâm tâm lý trị liệu để được hỗ trợ tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Lo sợ vô cớ nên khắc phục thế nào?

Để có hướng khắc phục, trước tiên bạn cần phải hiểu bản thân bạn đang gặp vấn đề gì. Nếu không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, mức độ lo lắng ngày càng nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn đến bệnh viện thăm khám sớm. Thông qua việc trò chuyện hay một số bài kiểm tra tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Đôi khi việc lo sợ vô cớ chỉ do bạn đang cảm thấy stress, căng thẳng quá mức nên chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ bạn sẽ cảm thấy tinh thần dần lấy lại sự ổn định. Hãy đảm bảo cơ thể được ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, nên đi ngủ trước 23h đêm để tránh phải suy nghĩ lo lắng quá nhiều. Khi cơ thể nạp đủ năng lượng, não bộ được nghỉ ngơi đủ thì tinh thần sẽ minh mẫn thoải mái hơn, tình trạng lo lắng cũng được cải thiện đáng kể.

Lo sợ vô cớ
Dù bận rộn thế nào cũng nên dành cho bản thân một ngày để nghỉ ngơi và thư giãn

Nghỉ ngơi sẽ giúp tâm trí bạn được thư giãn, thả lỏng và nhanh chóng loại bỏ được những nỗi căng thẳng stress xấu xí. Trong một vài trường hợp, bạn có thể xem xét chuyển đổi môi trường sống (nếu nơi ở hiện tại gây cho bạn quá nhiều áp lực, lo lắng vô cớ) để nghỉ ngơi tích cực hơn. Chẳng hạn nếu bạn đang ở trọ trên thành phố làm việc có thể về quê, về nhà để thay đổi không khí một thời gian. Điều này cũng rất có ích cho việc nạp lại năng lượng tích cực cho tâm trí.

Kiểm soát nỗi lo sợ vô cớ thông qua thiền định

Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh thiền thực sự là một liệu pháp tốt cho tâm trí. Ngay cả những người gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh đều được khuyến khích nên thực hành thiền mỗi ngày để lấy lại sự cân bằng cho tâm trí. Với những người đang gặp cảm giác lo sợ, lo lắng vô cớ đến mất ngủ, không thể kiểm soát thì càng nên thực hành thiền hằng ngày.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra thiền có thể làm giảm chứng hoang tưởng hay ám ảnh cưỡng chế, lo sợ quá mức về một vấn đề nào đó – một trong những dạng của rối loạn lo âu cũng gây ra nỗi lo sợ vô cớ. Việc hít thở sâu, luyện tập được tâm tĩnh lặng để lắng nghe nhịp thở của cuộc sống, hòa mình vào không gian tự nhiên sẽ dần giúp bạn tìm ra được sự bình yên trong tâm hồn, ổn định về cảm xúc.

Mặt khác thiền còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện chức mất ngủ, giúp máu huyết lưu thông ổn định, tăng cường sự tập trung, cải thiện trí nhớ và cũng làm bạn đẹp hơn. Tuy nhiên bạn nên tìm kiếm các huấn luyện viên hay chuyên gia để đảm bảo thực hành thiền đúng cách, đúng phương pháp nhất.

Tập thể dục mỗi ngày

Một biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày để kiểm soát được nỗi lo sợ vô cớ chính là tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Khi cơ thể hoạt động sẽ kích thích sản xuất ra rất nhiều hormone hạnh phúc endorphin – điều này sẽ làm cân bằng lại các chất hóa học trong não bộ. Tinh thần phấn chấn, lạc quan, vui vẻ hơn cũng là yếu tố góp phần đẩy lùi sự lo lắng.

Lo sợ vô cớ
Dậy sớm và tập luyện thể thao sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích tích cực

Bên cạnh đó ở những người có nỗi lo lắng vô cớ thường có xu hướng ở trong nhà nhiều, không muốn ra ngoài nhiều, điều này cũng làm trầm trọng hơn nỗi lo sợ của họ. Vì vậy luyện tập thể dục thể thao hoặc chỉ đơn giản là đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời cũng sẽ làm tinh thần phấn chấn hơn.

Ánh sáng tự nhiên sẽ tốt cho tâm trí hơn là ánh sáng nhân tạo. Ngay cả khi ở trong nhà bạn cũng nên mở cửa sổ để đón lấy ánh nắng tự nhiên thay vì luôn đóng kín cửa vì sẽ khiến tinh thần uể oải hơn nhiều.

Sử dụng các loại trà thảo mộc để giảm nỗi lo sợ vô cớ

Khi cảm thấy lo sợ quá mức bạn sẽ cảm thấy đầu óc choáng váng, khó thở, chân tay run rẩy và dễ bị kích động. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo dược để trấn tĩnh tinh thần mỗi khi lo sợ. Một số loại trà rất tốt cho tinh thần và giấc ngủ mà bạn có thể tham khảo như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà mật ong..

Bạn có thể pha sẵn trà và để trong các bình giữ nhiệt để tiện đem theo nếu cần phải đi làm hay ra ngoài. Uống một tách trà mỗi sáng sẽ giúp tinh thần phấn chấn lạc quan hơn, tăng cường sức đề kháng trong khi một số loại trà thảo mộc cũng rất tốt cho giấc ngủ nên có thể dùng vào buổi tối.

Viết nhật ký hằng ngày

Viết nhật ký hằng ngày sẽ giúp bạn giải tỏa được những lo lắng, căng thẳng vô cơ đồng thời quản lý được cảm xúc của chính mình. Điều này sẽ giúp ích nếu bạn cần phải trị liệu tâm lý hay khám tâm thần. Việc hiểu rõ các triệu chứng xuất hiện từ thời điểm nào, diễn tiến ra sao, tần suất thế nào và bạn đã suy nghĩ lo sợ những điều gì sẽ giúp các chẩn đoán và hướng điều trị của bác sĩ có kết quả chính xác hơn.

Lo sợ vô cớ
Quản lý và giải tỏa cảm xúc lắng lo hằng ngày bằng cách viết nhật ký

Vào mỗi cuối ngày hãy dành thời gian để miêu tả lại cảm xúc ngày hôm nay, viết hết ra những lắng lo còn tồn đọng lại trong tâm trí. Với những nỗi lo lắng mơ hồ không biết giải tỏa cùng ai hoặc chính bạn cũng không thể hiểu được rằng vì sao bản thân lại cảm thấy như thế thì viết ra sẽ luôn là một lựa chọn đúng đắn.

Giải tỏa nỗi lo sợ vô cớ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ

Lo sợ vô cớ là một cảm xúc tiêu cực và nếu để nó tích tụ quá nhiều trong tâm trí sẽ không hề tốt một chút nào. Không phải cứ cố gắng chịu đựng là mọi thứ sẽ qua đi, nỗi lo sợ sẽ biến mất, ngược lại nó sẽ ngày càng phát triển lớn dần hơn để một lúc nào đó chiếm lấy toàn bộ tâm trí của bạn. Vì vậy hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ vì không có thể giúp bạn nếu bạn không chịu mở lòng.

Hãy chia sẻ vấn đề của bản thân với bạn bè, người thân hay cha mẹ. Gia đình luôn là nơi bình yên nhất để bạn có thể trở về và tìm kiếm sự giúp đỡ bất cứ lúc nào. Dù có cảm thấy mệt mỏi thế nào thì chỉ cần về nhà dường như chúng ta sẽ luôn cảm thấy tinh thần nhẹ nhõm hẳn, trái tim đã được lấp đầy tình yêu thương từ cha mẹ.

Hơn hết việc nói ra được nỗi lo cũng khiến tinh thần của bạn được giải tỏa rất nhiều, không còn cảm thấy quá bí bách, khó chịu. Bản thân là người trong cuộc thường không nhìn nhận rõ được vấn đề của mình nên việc chấp nhận nói với một người thứ 3 sẽ giúp bạn có hướng giải quyết phù hợp hơn.

Dùng thuốc hoặc trị liệu tâm lý

Như đã nói, nỗi lo sợ vô cớ nếu kéo dài trên 6 tháng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị để ngăn chặn những hệ lụy xấu khác có thể xuất hiện. Người mắc chứng rối loạn lo âu cũng thường dễ bị trầm cảm, nếu không được giúp đỡ kịp thời có thể khiến họ tự làm hại bản thân để giải tỏa cảm xúc của bản thân.

Nếu đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc an thần, Benzodiazepines hay thuốc chống trầm cảm để ổn định dần tâm lý, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, tránh việc cảm xúc tụt dốc quá mức. Tuy nhiên việc dùng thuốc trị rối loạn lo âu cũng thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Lo sợ vô cớ
Trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn loại bỏ những cảm xúc lo sợ không đáng có

Trị liệu tâm lý cũng là biện pháp được đánh giá rất cao với các bệnh nhân bị stress nặng, rối loạn lo âu hay mắc bất cứ vấn đề tâm lý nào khác. Đây là biện pháp điều trị không dùng thuốc mà thông qua việc trò chuyện, chia sẻ, tư vấn với thân chủ để giải tỏa những lắng lo, những cảm xúc tiêu cực vô hình. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn khách hàng cách kiểm soát cảm xúc, thư giãn tinh thần và nhận thức rõ những suy nghĩ hiện tại của bản thân là gì.

Thế mạnh của trị liệu tâm lý với những người mắc bệnh loạn lo âu chính là không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Các chuyên gia tâm lý sẽ đóng vai trò là một người lắng nghe và gỡ rối những cảm xúc rối lắm khó nói trong tâm trí bạn. Điều quan trọng bạn cần phải thực hiện là mở lòng và chia sẻ hết những cảm xúc của bản thân, thực hiện những liệu pháp các chuyên gia hướng dẫn. Chỉ khi bạn dũng cảm chia sẻ, cởi bỏ các vấn đề của mình thì các Master Coach mới có thể giúp đỡ bạn.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Thực tế hiện nay rất nhiều người có những nỗi lo sợ vô cớ, tỉ lệ người mắc các vấn đề tâm lý cũng đang không ngừng được tăng lên. Áp lực từ công việc, cuộc sống, tiền bạc, tình cảm khiến chúng ta cứ quay như chong chóng, không còn thời gian chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của bản thân. Học cách yêu thương cảm xúc của bản thân, thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh hơn chính là phương pháp tốt nhất để hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *