Cẩn trọng với chứng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh

Áp lực thành tích, sự kỳ vọng quá lớn của người thân, thầy cô,…là các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh. Nhiều trường hợp rơi vào tiêu cực và quyết định lựa chọn cái chết để có thể giải thoát bản thân khỏi những căng thẳng, áp lực về học hành khi không nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của những người bên cạnh. 

trầm cảm sau mùa thi
Trầm cảm sau mùa thi hiện đang là căn bệnh khá phổ biến xuất phát từ những áp lực học tập, thi cử.

Cẩn trọng với chứng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh

Hiện nay, tình trạng trầm cảm sau mùa thi, các trường hợp tự sát do áp lực thi cử ngày càng gia tăng. Theo thống kê cho biết có khoảng 7% các trường hợp học sinh lớp 12 rơi vào trạng thái trầm cảm do áp lực học tập, thi cử. Trong thời gian gần đây, tình trạng các học sinh, sinh viên mắc phải căn bệnh trầm cảm trong và sau mùa thì đang trở thành hồi chuông báo động cho nền giáo dục.

Từ năm 2011 đến 2015, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã công bố kết quả thông kê và cho biết rằng, cứ khoảng 5 học sinh thì sẽ có 1 em từng có suy nghĩ tiêu cực và nghĩ đến hành vi tự sát. Đây là một con số đáng báo động và khiến cho xã hội phải đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tình trạng tự sát là một trong các nguyên nhân đứng thứ 2 gây nên tử vong, chỉ xếp sau các vụ tai nạn giao thông.

trầm cảm sau mùa thi
Trầm cảm sau mùa thi là một tình trạng đáng báo động, nó có thể cướp lấy tính mạng của học sinh bất cứ lúc nào.

Những đối tượng học sinh bị trầm cảm sau thi cử thường có các triệu chứng như mất ngủ, khó tập trung, khí sắc trầm buồn, chán nản, mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt, nóng giận nhưng không biết rõ nguyên nhân. Người bệnh thường cố ý gây sự với những người xung quanh, một số trường hợp nặng còn suy nghĩ đến cái chết và nhiều lần có ý định tự sát. Điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, làm cho quá trình học tập bị tác động xấu, chất lượng cuộc sống cũng giảm đáng kể.

Liệu bạn có đang mắc phải chứng trầm cảm sau mùa thi?

Khi phải chịu áp lực từ nhiều phía, các học sinh sẽ có khả năng cao rơi vào tình trạng trầm cảm sau mùa thi, đặc biệt là những học sinh đang chuẩn bị thi vào cấp 3,đại học hoặc phải đối diện với các kì thi quan trọng. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của học sinh. Vì thế, để có thể ngăn chặn và kiểm soát tốt được căn bệnh này, việc nắm được các dấu hiệu nhận biết của trầm cảm sau mùa thi là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những học sinh bị trầm cảm sau khi thi:

  • Thường xuyên mệt mỏi, lo âu, buồn bã: Khi những nỗi sợ về điểm thi, kết quả thi và tương lai cứ xuất hiện sẽ làm cho đối tượng cảm thấy khó chịu, tuyệt vọng, khí sắc luôn u sầu, thiếu sức sống.
  • Cảm giác như không có ai quan tâm: Những đối tượng bị trầm cảm sau mùa thi thường cảm thấy những người xung quanh bỏ rơi, không chú ý đến mình. Ngược lại người bệnh lại sợ phải làm phiền người khác, không muốn nhận sự giúp đỡ của những người bên cạnh.
  • Thói quen ăn uống thất thường: Khi tâm lý bị thay đổi đột ngột sẽ làm cho thói quen ăn uống bị đảo lộn. Người bệnh có thể chán ăn hoặc ăn quá nhiều một cách không kiểm soát.
  • Khó chịu với mọi thứ xung quanh: Người bệnh thường hay cáu gắt, khó chịu và nổi giận với những sự việc hết sức bình thường. Họ luôn cảm thấy những hoạt động bên ngoài rất phiền toái và chán ghét.
  • Trí nhớ suy giảm: Khi căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ. Họ không nhớ được những việc đơn giản hàng ngày hoặc quên đi những việc chuẩn bị sắp phải thực hiện.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng: Hầu hết những người bệnh trầm cảm luôn có cảm giác bản thân không làm được việc gì có ích, luôn tự trách mình và cho rằng bản thân vô dụng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc là một trong các biểu hiện thường gặp của những người bệnh trầm cảm sau mùa thi. Họ thường thức dậy với trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Nguyên nhân gây trầm cảm sau mùa thi ở học sinh

Chứng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất đó chính là sự áp lực về điểm số, thành tích sau khi thi. Thông thường sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, thầy cô, bạn bè chính là một trong các áp lực khiến cho học sinh cảm thấy lo sợ và hoang mang.

Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm và đồng cảm với con trẻ gây nên những tổn thương về tâm lý. Cha mẹ thừng hay so sánh, đặt ra mục tiêu học tập quá cao khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi phải đối diện với những kì thi. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, nhiều trường hợp gây nên những vụ tự sát không đáng có.

trầm cảm sau mùa thi
Sự kỳ vọng quá mức từ gia đình, nhà trường cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm sau thi của học sinh.

Ngoài ra, việc trẻ phải dành nhiều thời gian cho học tập, không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi cũng làm cho não bộ hoạt động kém, gây ra các căng thẳng, áp lực. Điều này cũng chính là một trong các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh.

Cách khắc phục chứng trầm cảm sau mùa thi ở học sinh

Trầm cảm sau mùa thi có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, nhiều trường hợp không được kiểm soát tốt còn để lại di chứng về sau. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời cũng là cách để cha mẹ có thể bảo vệ con cái trước những hậu quả nghiêm trọng.

Ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh trầm cảm sau mùa thi, người bệnh nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục sau đây:

1. Thiền

Cách tốt nhất để ổn định tâm trạng và giúp giảm bớt các căng thẳng áp lực đó chính là ngồi thiền. Người bệnh chỉ cần dành ra khoảng 5 đến 10 phút để ngồi thiền mỗi ngày hoặc trước khi bắt đầu cho việc học cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, việc ngồi thiền cũng giúp cho bạn suy nghĩ thoải mái hơn, hạn chế các cảm xúc tiêu cực và tăng khả năng tập trung.

trầm cảm sau mùa thi
Thiền sẽ giúp cho học sinh giải tỏa được các căng thẳng, áp lực từ việc học tập, thi cử.

2. Trò chuyện với người thân, bạn bè

Nếu đang rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng và căng thẳng quá mức, bạn nên áp dụng phương pháp trò chuyện cùng những người mà mình tin tưởng và yêu thương. Bạn nên bày tỏ những suy nghĩ, áp lực của mình trong vấn đề học tập để giải tỏa bớt những khúc mắc. Bên cạnh đó, những người xung quanh cũng có thể hiểu và đưa ra một số lời khuyên hữu ích để giúp bạn vượt quá chứng bệnh này.

3. Tập thể dục thể thao

Việc thường xuyên vận động sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, não bộ cũng được tăng cường khả năng hoạt động và giúp người bệnh cân bằng cảm xúc hiệu quả. Bạn chỉ nên dành khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng để tập luyện các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng. Lựa chọn nơi tập có không gian thoáng mát, nhiều cây xanh, ánh sáng dịu nhẹ để tinh thần được sảng khoái hơn, đồng thời bổ sung năng lượng cho cả ngày.

4. Nghe nhạc, xem phim thư giãn

Bạn có thể giải tỏa căng thẳng, áp lực bằng một bài nhạc hoặc những bộ phim mang ý nghĩa tích cực. Các chuyên gia cũng đã chứng minh rằng, âm nhạc có khả năng mang lại những cảm xúc tích cực để giúp bệnh nhân trầm cảm xua tan các nỗi buồn và âu lo. Học sinh cũng có thể nghe nhạc trong lúc học hoặc sau khi học xong.

5. Loại bỏ các áp lực từ gia đình

Rất nhiều các trường hợp học sinh bị trầm cảm sau mùa thi xuất phát từ những kỳ vọng và mục tiêu quá lớn của các bậc phụ huynh. Họ luôn muốn con cái mang về kết quả vượt trội, đưa ra những mục tiêu lớn lao vượt khỏi khả năng của con cái hoặc ép con mình dành toàn bộ thời gian cho việc học. Ngoài ra, họ thường dành nhiều lời chê bai, so sánh, trách móc con cái nếu trẻ không đạt được những yêu cầu đó.

Do đó, để giúp trẻ có thể thoát khỏi được tình trạng trầm cảm sau mùa thì thì các bậc phụ huynh nên quan tâm và lắng nghe những suy nghĩ của trẻ. Dành nhiều thời gian để động viên, khích lệ và tránh gây ra các áp lực học tập cho trẻ.

trầm cảm sau mùa thi
Cha mẹ nên động viên và đồng hành cùng quá trình học tập của con cái để không tạo áp lực cho trẻ.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con để có thể giúp con vượt qua kì thi một cách tốt nhất. Nếu con đạt kết quả học tập, thi cử không như mong muốn cũng không nên trách mắng, so sánh con với bất kì ai khác. Thay vào đó hãy luôn động viên và tạo điều kiện để con phát triển một cách tự nhiên nhất.

6. Ăn uống đủ chất

Không chỉ là thời gian trước và trong kì thi mà sau khi thi học sinh cũng cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh nên chú ý xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ giúp cho trẻ nâng cao sức khỏe mà còn hạn chế nhanh các triệu chứng của trầm cảm, giúp não bộ hoạt động tốt hơn.

7. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi. Những đối tượng trầm cảm sau thi cử thưởng cảm thấy lo lắng, sợ hãi về kết quả thi của mình khiến cho giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một thói quen ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, nên tập trung giấc ngủ vào buổi tối và ngủ trước 23 giờ.

Cách để giúp cho giấc ngủ được trọn vẹn đó chính là bạn nên sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, bày trí với không gian thoáng mát, dễ chịu, ít ánh sáng và có thể thêm vào một ít mùi thơm nhẹ. Nếu chứng mất ngủ không được thuyên giảm bạn có thể tìm đến các phương pháp tự nhiên như sử dụng trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm, uống sữa nóng trước khi ngủ,….

8. Tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý cũng là một trong các phương pháp hỗ trợ khắc phục trầm cảm sau mùa thi hiệu quả, nhất là những trường hợp bệnh nặng. Khi trẻ được trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho trẻ dần giải tỏa được các áp lực, những căng thẳng, nút thắt trong lòng cũng dần được tháo gỡ. Với biện pháp này, người bệnh cũng sẽ học được cách kiểm soát và cân bằng cảm xúc, đặc biệt là trong những mùa thi cử để phòng tránh được tình trạng tái phát bệnh.

9. Sử dụng thuốc

Đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh đã xuất hiện các suy nghĩ về cái chết và có ý định tự sát hoặc kèm theo các dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác thì sẽ được cân nhắc để áp dụng việc điều trị bằng thuốc. Các thuốc chống trầm cảm sẽ giúp người bệnh thuyên giảm được triệu chứng bệnh, đồng thời hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì các loại thuốc chống trầm cảm có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nên cần được theo dõi kỹ lưỡng. Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện các dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh cũng cần báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm sau mùa thi ở học sinh. Hi vọng qua những thông tin này bạn đọc sẽ có cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này để có thể bảo vệ con cái tránh khỏi những nguy hiểm mà trầm cảm có thể gây ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *