Tình yêu của người ái kỷ: Không dễ dàng với bất cứ ai

Yêu một người ái kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng, sau một thời gian bên nhau bạn có thể nhận ra những bất thường từ đối phương. Thậm chí nhiều trường hợp bạn còn bị lợi dụng, nếu không thể khuyên họ đi khám và điều trị thì hãy biết dừng lại mối quan hệ khi cần thiết.

tình yêu của người ái kỷ
Khi rơi vào mối quan hệ tình cảm với người ái kỷ, bạn sẽ gạp nhiều khó khăn.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu người ái kỷ

Ái kỷ (rối loạn nhân cách ái kỷ) là một dạng rối loạn nhân cách hiếm gặp. Người ái kỷ luôn thổi phồng tài năng, ngoại hình của bản thân. Họ có nhu cầu được mọi người nịnh nọt, tâng bốc và ngưỡng mộ.

Ngoài ra, người ái kỷ cũng không thể hiện sự đồng cảm với người khác. Họ ích kỷ, tham lam và cho rằng bản thân luôn là đặc biệt, quan trọng nhất.

Khi yêu một người ái kỷ, bạn sẽ bị thu hút bởi cá tính và suy nghĩ táo bạo của họ. Nhưng về lâu dài, mối quan hệ này có thể gây ra nhiều phiền toái.

1. Luôn thu hút và tự tin

Đặc điểm chung của người ái kỷ là hoạt ngôn. Họ có cách nói chuyện dí dỏm, thuyết phục, và rất thu hút người khác. Chính ưu điểm này giúp người ái kỷ trở nên đặc biệt trong mắt nhiều người.

Trong lần đầu gặp mặt, người ái kỷ hầu như không tỏ ra ngại ngùng hay e thẹn. Họ tự tin, cá tính, và thể hiện cảm xúc trực tiếp. Do đó không ít người đổ gục hoàn toàn chỉ sau vài buổi hẹn hò.

Một đặc điểm khác thường gặp ở người ái kỷ là rất táo bạo và mạnh mẽ trong tình yêu. Thay vì ngượng ngùng, họ tỏ ra cuồng nhiệt ngay từ giai đoạn đầu.

Sức hấp dẫn của tình yêu khiến cả hai đắm chìm trong sự nồng nàn và ngọt ngào. Có thể nói, khoảng thời gian đầu khi yêu người ái kỷ thật sự là ký ức khó quên.

2. Yêu thích được khen ngợi và ngưỡng mộ

Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ luôn có nhu cầu được khen ngợi, ngưỡng mộ và tâng bốc. Khi lắng nghe lời khen của bạn, đối phương thường tỏ ra thỏa mãn và vui vẻ.

tình yêu của người ái kỷ
Người ái kỷ thích được khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt, và có khao khát quyền lực

Nhu cầu được khen ngợi của người ái kỷ rất lớn. Đối phương liên tục đòi hỏi sự khen thưởng từ bạn, dù là trong những chuyện nhỏ nhặt.

Người ái kỷ có thể bày tỏ nhu cầu được ngưỡng mộ khi bạn không chú ý, không khen ngợi về ngoại hình, hay những việc mà đối phương đã thực hiện được.

Bạn có thể cảm nhận rõ ham muốn quyền lực, và niềm yêu thích tột độ về việc được ca ngợi, ngưỡng mộ, nịnh nọt,… của người yêu.

3. Không thừa nhận sai lầm, thất bại

Người ái kỷ luôn cho rằng bản thân đặc biệt, có tài năng và ngoại hình hơn những người khác. Do đó, họ rất tự tin, và không bao giờ không chấp nhận bản thân sai lầm hay thất bại.

Khi đối mặt với thất bại, phản ứng chung của người ái kỷ là tức giận, ghen ghét. Họ đinh ninh rằng mọi người đang đố kỵ với những thành công mà bản thân đạt được.

4. Nỗ lực để chứng minh bản thân

Người ái kỷ có tham vọng quyền lực lớn. Họ luôn mong muốn đạt được thành tựu rực rỡ, và được mọi người ngưỡng mộ, khen ngợi cả về ngoại hình và tài năng.

Chính vì vậy, người bệnh luôn nỗ lực để chứng minh được bản thân. Tuy nhiên, người ái kỷ không có thái độ tích cực trong quá trình nỗ lực để đạt được thành tựu. Thay vào đó, họ có thái độ ghen ghét, đố kỵ và kiêu căng.

Đôi khi, người bệnh không tỏ rõ cảm xúc của bản thân. Nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ cảm nhận được bên trong họ là sự trống rỗng, vụn vỡ, ghen ghét và thù địch.

người ái kỷ trong tình yêu
Người ái kỷ luôn có nhu cầu được tâng bốc, khen ngợi – ngay cả trong tình yêu và cuộc sống

Khi người khác nổi bật và ưu tú hơn, người ái kỷ sẽ thể hiện rõ sự coi thường. Thậm chí họ còn thốt ra những câu nói hạ thấp người khác để tâng bốc bản thân.

4. Có nhiều mối quan hệ nhưng thường không lâu dài

Người ái kỷ có nhiều mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, đến đối tác do tính cách hoạt ngôn củ mình. Tuy nhiên, họ chỉ kết bạn với những người có tài năng và ngoại hình ưu tú.

Với những người không nổi trội, họ hoàn toàn phớt lờ, và không có nhu cầu kết bạn dù trong hoàn cảnh ra sao.  Nếu yêu người ái kỷ, bạn sẽ thấy đối phương chỉ toàn bạn bè xã giao.

Đối phương rất hời hợt trong các mối quan hệ, và chỉ tỏ ra hào hứng khi bản thân có lợi ích. Đặc điểm này dễ thấy hơn ở nữ giới, vì vốn dĩ nam giới ít khi bày tỏ tình cảm với người xung quanh.

5. Không biết hối lỗi hay đồng cảm

Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ không biết ăn năn, hối lỗi về những hành động của bản thân, và thiếu sự đồng cảm với những người xung quanh.

Người bị ái kỷ luôn thể hiện sự ích kỷ, độc đoán, chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Họ hoàn toàn phớt lờ cảm nhận của bạn bè, người thân và ngay cả người yêu.

6. Luôn cho rằng người khác đố kỵ với bản thân

Người ái kỷ luôn có niềm tin mãnh liệt là những người xung quanh đang đố kỵ và ghen ghét bản thân. Họ luôn cho rằng bản thân là người đặc biệt nên phải chịu đối xử bất công.

sống với người ái kỷ
Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ luôn cho rằng bản thân luôn bị người khác đố kỵ và ghen ghét

Nếu có mối quan hệ đủ lâu, bạn sẽ tinh tế nhận ra đối phương giữ suy nghĩ này một cách cứng nhắc, thái quá và thậm chí là vô lý.

Khi bạn có những lời nói không phù hợp, đối phương có thể cho rằng bạn đang không tôn trọng họ, hoặc bạn đang phải chịu áp lực khi quen một người quá hoàn hảo.

8. Đề cao bản thân và lợi ích cá nhân

Như đã đề cập, người ái kỷ luôn cho rằng bản thân sở hữu ngoại hình và năng lực nổi trội hơn những người xung quanh. Do đó, họ thường đề cao bản thân, và đánh giá thấp người khác.

Những lời nói này khác hẳn với lời nói bông đùa, mà thể hiện rõ ham muốn quyền lực và nhu cầu được chú ý, ngưỡng mộ, tâng bốc,…

Không chỉ đề cao bản thân, người ái kỷ luôn xem trọng lợi ích cá nhân. Do đó, họ có thể thao túng tinh thần, và lợi dụng người khác để đạt được mục đích của bản thân.

Xem thêm: Thao túng tinh thần (Gaslighting) là gì? Dấu hiệu nhận biết

9. Nhạy cảm quá mức với lời chê trách và phê bình

Tất cả mọi người đều không hề mong muốn bản thân bị phê bình hay chỉ trích. Tuy nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi những lời nhận xét tiêu cực khi phạm sai lầm.

Tất cả mọi người khi bị phê bình đều là tâm trạng chung là không dễ chịu, thậm chí uất ức và chán ghét bản thân. Tuy nhiên, người ái kỷ nhạy cảm quá mức với điều này.

Thông thường, họ sẽ tỏ ra tức giận, nóng nảy, gay gắt xen lẫn sự xấu hổ quá mức. Thậm chí, một số người còn có hành vi bạo lực và những lời nói xúc phạm đến người phê bình họ.

người ái kỷ là gì
Người ái kỷ luôn có phản ứng gay gắt, tức giận trước những lời phê bình và chỉ trích bản thân

Trong mối quan hệ yêu đương, đối phương có thể tỏ ra rất khó chịu nếu bạn đề cập đến khuyết điểm và mong muốn họ thay đổi. Ngay lập tức, bạn sẽ nhận được phản ứng vô cùng gay gắt từ đối phương

Những điều cần chú ý khi yêu người ái kỷ

Người ái kỷ sẽ bộc lộ những bất thường sau một thời gian dài yêu đương. Nếu nhận thấy đối phương có các biểu hiện của rối loạn nhân cách ái kỷ, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

1. Bạn có thể đang bị lợi dụng

Các mối quan hệ được người ái kỷ thưởng được tạo lập để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Do đó, nếu đang yêu một người ái kỷ thì rất có thể bạn đang bị lợi dụng.

Người mắc chứng bệnh này có thể không bận tâm về tiền bạc, nhưng có tham vọng lớn, và luôn muốn sở hữu quyền lực hơn người khác. Vì vậy, họ có thể quyến rũ bạn để dễ dàng thăng tiến, hoặc đạt được mục đích.

2. Bày tỏ sự thấu cảm

Nếu thực sự có tình cảm của đối phương, bạn nên bày tỏ sự thấu cảm để hiểu rõ hơn về cảm xúc, tâm lý và cùng người yêu vượt qua chứng bệnh này.

Tuy nhiên trên thực tế, việc này rất khó thực hiện vì người ái kỷ coi trọng bản thân và lòng tự trọng rất cao. Họ sợ thất bại, sợ bản thân mắc sai lầm và thiếu tự tin.

Bằng tình cảm chân thành, bạn có thể kết nối được với phần bên trong con người họ, giúp họ chữa lành những tổn thương tâm hồn.

yêu người ái kỷ
Nếu thực sự có tình cảm sâu sắc, bạn nên bày tỏ sự thấu cảm để hiểu hơn về đối phương

Rất nhiều người ái kỷ từng bị bố mẹ đánh đập, chì chiết, trách móc vì kém cỏi. Điều này hình thành nhu cầu được ngưỡng mộ, tâng bốc, và luôn muốn đạt được thành công rực rỡ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mắc bệnh ái kỷ do bố mẹ quá nuông chiều, khen ngợi thái quá ngoại hình và tài năng của trẻ từ khi còn nhỏ. Những trường hợp này khó có thể tự chữa lành mà bắt buộc phải can thiệp điều trị.

3. Khuyến khích người ái kỷ khám và điều trị

Người ái kỷ không cho rằng bản thân mắc bệnh nên đa phần đều không thăm khám và điều trị. Khi người khác đề nghị, bản thân họ có thể cảm thấy khó chịu.

Vì vậy, bạn nên bày tỏ tình cảm để họ hiểu rằng, bạn đến với mối quan hệ này bằng sự chân thành. Sau đó, có thể đề nghị cả hai cùng đến gặp bác sĩ tâm lý để tạo cảm giác an tâm hơn cho đối phương.

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh ái kỷ. Tuy nhiên, thông qua sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ thay đổi suy nghĩ sai lệch về bản thân.

Khi gạt bỏ được những suy nghĩ này, người ái kỷ có thể xóa bỏ nỗi sợ thất bại. Ngoài ra, nếu có người đồng hành đáng tin cậy, đối phương sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn trong quá trình điều trị.

Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kết hợp trong quá trình trị liệu.

Việc dùng thuốc trong thời gian đầu có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn nên hỗ trợ hết mình để đối phương an tâm hơn khi điều trị.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

4. Chấm dứt mối quan hệ nếu cần thiết

Nếu nhận thấy đối phương có hành vi lợi dụng, hay tổn thương tinh thần và thể xác của bạn, bạn nên chủ động chia tay. Mối quan hệ độc hại này càng kéo dài lâu thì bạn càng mệt mỏi.

Khi đề nghị chia tay, đối phương sẽ có những lời nói xúc phạm, miệt thị, và đôi khi có thể xảy ra mâu thuẫn. Do đó, bạn nên nhờ người thân, bạn bè đi cùng, hoặc trao đổi qua điện thoại thay vì gặp trực tiếp.

Người ái kỷ sẽ đả kích bạn trong một thời gian, nhưng họ sẽ nhanh chóng quên đi và bắt đầu một mối quan hệ mới. Họ sẽ tìm những người mang lại lợi ích nhiều hơn cho bản thân.

Ở bên cạnh một người méo mó về nhân cách thật sự không dễ dàng. Hãy chủ động buông tay nếu không có đủ dũng cảm để tiếp tục.

Trên đây là một số thông tin dành cho những người đang yêu một người ái kỷ. Hy vọng khi đọc bài viết này, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho tương lai của mối quan hệ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *